10 địa điểm phải ghé thăm dịp Tết Nguyên đán ở Sài Gòn
Chùa Vĩnh Nghiêm, đền thờ Vua Hùng, điện Ngọc Hoàng là những địa điểm tâm linh nổi tiếng mà du khách nên ghé thăm trong dịp Tết Nguyên đán ở Sài Gòn
Nằm tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thuộc phường 7, quận 3, TP HCM, chùa Vĩnh Nghiêm được hai Hòa thượng đến từ miền Bắc là Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm cho xây dựng từ năm 1964 – 1971 theo nguyên mẫu thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên có từ thời Lý, vốn là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm ở Bắc Giang. Ngày nay, Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa rất nổi tiếng, thu hút hàng vạn người ghé thăm vào dịp Tết Nguyên đán ở Sài Gòn.
Tọa lạc tại đường Đỗ Năng Tế, phường An Lạc A, quận Bình Tân, chùa Huệ Nghiêm cũng là một ngôi chùa nổi tiếng của Sài Gòn. Không chỉ có quy mô lớn, cảnh quan hài hòa, chùa còn là nơi lưu giữ nhiều kỉ lục Việt Nam như bộ cửa bằng gỗ lim khắc nổi Bát Bộ Kim Cương và Thập Nhị Địa Chi Thần lớn nhất, pho tượng Phật A Di Đà cao 8 mét, nặng 16 tấn được chế tác từ nguyên khối gỗ giáng hương bông lớn nhất…
Chùa Bà Thiên Hậu (cách gọi của người Việt) có tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, Q. 5, TP HCM. Chùa được nhóm người Hoa gốc Quảng Châu di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760. Ngày nay chùa Bà Thiên Hậu được coi là một trong những ngôi chùa cổ nhất, lớn nhất và đẹp nhất trong số khoảng 30 ngôi chùa của người Hoa ở Sài Gòn.
Nằm trên đường Ba tháng Hai, Quận 10, TP HCM, Việt Nam Quốc Tự là một ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ – người đã thiết kế Dinh Độc Lập. Chùa được khởi công từ năm 1964 nhưng việc xây dựng bị trì hoãn trong nhiều thập niên, đến đầu những năm 2000 mới hoàn thành. Ngày nay, Việt Nam Quốc Tự là một điểm đến thu hút đông đảo giới Phật tử cũng như du khách xa gần của TP HCM.
Được xây dựng từ năm 2007-2013, Bảo tháp Xá lợi Gotama Cetiya tại Tổ đình Bửu Long (quận 9, TP. Hồ Chí Minh) là tòa bảo tháp Phật giáo có quy mô lớn và lộng lẫy vào bậc nhất của Việt Nam. Kiến trúc độc đáo của tháp là sự kết hợp giữa phong cách nền văn minh Suvannabhmi cổ xưa của vùng Đông Nam Á với một số yếu tố truyền thống Việt Nam và kỹ thuật xây dựng hiện đại. Từ khi khánh thành, bảo tháp đã trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách thập phương ở ngoại ô TP HCM.
Video đang HOT
Tọa lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu, quận 1, TP HCM, Điện Ngọc Hoàng hay chùa Ngọc Hoàng, tên chữ là Phước Hải Tự, là một ngôi chùa cổ có quy mô lớn, làm theo kiểu đền chùa Trung Hoa với mô típ trang trí rực rỡ. Hàng ngày du khách trong và ngoài nước đến điện Ngọc Hoàng chiêm bái, tham quan chùa rất đông. Lễ hội lớn nhất ở nơi đây là lễ Vía Ngọc Hoàng diễn ra ngày 9 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm.
Tọa lạc trên một khu đất rộng 1.500m2 bên đường Thống Nhất thuộc quận Gò Vấp, TP HCM, đình Thông Tây Hội là ngôi đình cổ nhất của vùng đất Gia Định xưa và của cả khu vực Nam Bộ. Đình được xây dựng vào khoảng năm 1679, là chứng nhân lịch sử về cư dân vùng Gò Vấp, vùng đất ra đời sớm hơn Sài Gòn – Gia Định.
Khu lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) (người dân thường gọi là Lăng Ông hoặc Lăng Ông Bà Chiểu do lăng nằm ở vùng đất Bà Chiểu xưa) là khu lăng mộ cổ bề thế và tinh xảo nhất của Sài Gòn. Đây cũng là một địa điểm tâm linh quan trọng, thu hút nhiều du khách thập phương trong những dịp lễ, Tết.
Miếu Phù Châu trên sông Vàm Thuật (thuộc phường 5, quận Gò Vấp, TPHCM) được xây gần như bao trùm trên một cồn đất nhỏ có diện tích khoảng 2.500 m2 nổi giữa sông Vàm Thuật. Do địa thế đặc biệt nên miếu thường được người dân gọi là Miếu Nổi. Khách muốn sang miếu phải đi bằng đò. Đây là một công trình kiến trúc đặc sắc mang đậm nét văn hóa Việt – Hoa và là một trong những địa điểm tham quan nổi bật của Sài Gòn.
Với tuổi đời gần 100 năm, đền thờ Vua Hùng trong Thảo Cầm Viên là một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Sài Gòn. Ngôi đền được người Pháp xây dựng năm 1926 với tên gọi ban đầu là đền Kỷ niệm, để tưởng niệm những người Việt tử trận vì đi lính cho Pháp trong Thế chiến I. Sau năm 1954, đền được đổi tên là đền Quốc Tổ Hùng Vương, và thờ thêm một số nhân vật lịch sử khác, như: Lê Văn Duyệt, Trần Hưng Đạo… Từ năm 1975, đền đổi tên là đền thờ Vua Hùng.
Theo_Kiến Thức
20 điểm đến hot của Hội An dịp Tết Nguyên Đán (1)
Tết Nguyên Đán là thời điểm lý tưởng để khám phá những địa điểm tâm linh đặc sắc của phố cổ Hội An.
Nằm ở trung tâm phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam, Chùa Cầu Hội An, còn có tên gọi Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều là công trình kiến trúc độc đáo và nổi tiếng bậc nhất của Di sản thế giới này. Cầu là nơi thờ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.
Nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Đình Cẩm Phô được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ 15 và được tu bổ lại như hiện nay vào năm 1817. Đây là ngôi đình cổ của Hội An. Khi mới được xây dựng, đình là nơi thờ Thành Hoàng, Bà Đại Càn, các vị thần sông nước cùng một số vị thần bảo hộ của làng. Đến lần tu bổ vào năm 1897, đình thờ thêm các vị Tiền hiền, Hậu hiền của làng nên người dân còn gọi Đình Cẩm Phô là "Cẩm Phô Hương Hiền".
Miếu Quan Công, còn được gọi là Chùa Ông, nằm trong trung tâm khu phố cổ, số 24 đường Trần Phú là công trình tiêu biểu nhất cho loại hình kiến trúc đền miếu ở Hội An. Miếu được người Minh Hương và người Việt khởi dựng vào năm 1653, thờ Quan Công, vị tướng nổi tiếng thời Tam Quốc, biểu tượng của trung hiếu, tiết nghĩa. Tuy đã qua nhiều lần trùng tu, miếu Quan Công vẫn không mất đi dáng vẻ ban đầu.
Nằm trên trục đường Trần Phú ở khu vực trung tâm đô thị cổ Hội An, hội quán Phúc Kiến (hay Phước Kiến) là công trình nổi bật nhất bởi vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ và cổ kính. Tương truyền, tiền thân hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang như ngày nay.
Hội quán Quảng Đông (số 176 Trần Phú) còn gọi là Hội quán Quảng Triệu, được xây dựng vào năm 1885. Công trình thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền. Hội quán có kiến trúc khá đẹp bởi sự kết hợp hài hòa giữa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực cùng họa tiết trang trí công phu, chạm trổ tinh xảo... mang lại cho công trình một vẻ đường bệ, lộng lẫy, uy nghiêm.
Hội quán Triều Châu (157 Nguyễn Duy Hiệu) được cộng đồng người Hoa gốc Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để làm nơi sinh hoạt cộng đồng và thờ thần Phục Ba - vị thần chuyên chế ngự sóng gió, giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được bình yên, thuận buồm xuôi gió. Đây là một trong những công trình có giá trị đặc biệt trong quần thể kiến trúc tại đô thị cổ Hội An.
Nằm ở số 10 Trần Phú, hội quán Hải Nam (hay còn gọi là Quỳnh Phủ hội quán) được Hoa kiều bang Hải Nam - Trung Quốc đóng góp tiền của xây dựng vào năm 1875. Hội quán thờ 108 thương nhân người Hoa bị chết oan do quan quân nhà Nguyễn tưởng nhầm là tàu của giặc cướp nên đã nã đại bác bắn chìm thuyền. Sau khi điều tra rõ sự tình, vua Tự Đức sắc phong họ là "Nghĩa Liệt Chiêu ứng", cho phép xây đền thờ cúng để thờ cúng.
Nằm ở số 64 Trần Phú, Hội quán Dương Thương (hay còn gọi là hội quán Ngũ Bang, hội quán Trung Hoa) được xây dựng từ năm 1741 với sự đóng góp của các thương nhân 5 bang: Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia Ứng. Đây là nơi thờ Thiên Hậu Ngũ Bang và sinh hoạt đồng hương của người Hoa ở Việt Nam. Hội quán mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa, trải qua nhiều lần trùng tu nhưng cơ bản vẫn giữ nguyên gốc theo lối kiến trúc nguyên thuỷ ban đầu.
Tụy Tiên Đường Minh Hương (số 14 Trần Phú) còn gọi là Đình tiền hiền Minh Hương hay hội quán Minh Hương được cộng đồng người Minh Hương đến từ Trung Hoa dựng nên để thờ cúng các bậc tiền hiền khai lập làng Minh Hương, một trong những làng cổ ở Hội An. Công trình được xây dựng vào giữa thế kỷ 17 trên khu đất số 20 Phan Châu Trinh, năm 1905 thì được di dời về vị trí hiện nay. Sau nhiều lần trùng tu, ngôi đình vẫn giữ dáng vẻ cổ kính với nhiều chi tiết bằng gỗ tạo tác công phu bởi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng.
Chùa Pháp Bảo tọa lạc tại số 7 đường Hai Bà Trưng là ngôi chùa có quy mô lớn nhất ở phố cổ Hội An. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, được xây theo mô hình kiến trúc chùa Việt truyền thống, là nơi đón rất nhiều Phật tử, du khách trong nước, nước ngoài đến tham quan, lễ bái, đặc biệt là vào các dịp lễ, Tết.
Theo_Kiến Thức
Các địa điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2016 Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 31 điểm trên toàn thành phố vào đêm giao thừa Tết Bính Thân 2016. Tại Hà Nội: Ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội cho hay, năm nay thành phố sẽ bắn pháo hoa tại 31 điểm vào đêm giao thừa Tết Bính Thân, trong đó có...