10 địa điểm du lịch Hội An nổi tiếng không đi tiếc ‘hùi hụi’
1. Chùa Cầu
Địa chỉ: Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam
Giờ mở cửa: Mở cả ngày
Địa điểm du lịch Hội An đầu tiên mà bạn chắc chắn nên ghé tới chính là chùa Cầu. Chùa được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào thế kỷ XVII. Ngôi chùa gắn liền với truyền thuyết về con quái vật Namazu của Nhật Bản. Chùa mang ý nghĩa tựa một thanh kiếm cắm ngang lưng con quái vật đó, giữ bình yên cho cuộc sống của người dân nơi đây.
Chùa Cầu có lối kiến trúc rất độc đáo, vừa mang dấu ấn của đất nước mặt trời mọc, vừa có nét cổ kính của Việt Nam. Tổng chiều dài cầu khoảng 18m, có mái che. Chùa được thiết kế gồm 7 gian. Toàn bộ ngôi chùa và cầu đều làm bằng gỗ với sơn son, chạm trổ nhiều chi tiết tinh tế, khiến du khách không khỏi ấn tượng.
2. Bảo tàng Lịch sử – Văn hoá Hội An
Địa chỉ: Số 10b Trần Hưng Đạo, Hội An, Quảng Nam
Giờ mở cửa: 07:00 – 21:00
Bảo tàng này được thành lập vào năm 1989, tọa lạc tại số 7 Nguyễn Huệ, Hội An. Sau này, tới tháng 8/2015 thì chuyển về Trần Hưng Đạo. Đây là nơi trưng bày 212 hiện vật và các tư liệu về những giai đoạn phát triển của phố Hội.
Các chủ đề trưng bày gồm:
Thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh (cách ngày nay khoảng 2000 năm): Ở khu vực này chủ yếu là những loại hình công cụ sinh hoạt, lao động, chiến đấu, trang sức được làm từ gốm, sắt, đá.
Thời kỳ Champa (từ thế kỷ II – thế kỷ XV): Trong thời kỳ này bảo tàng trưng bày 18 hiện vật là các loại gốm, gạch Chăm. Cùng với đó là 2 bức tượng vũ công Grandhara và tượng thần tài lộc Kuberra được chạm khắc tinh xảo. Những hiện vật này phần nào phản ánh về một nền văn hóa rực rỡ lúc bấy giờ.
Thời kỳ Đại Việt ( thế kỷ XV – thế kỷ XIX): Thời kỳ này đặc biệt vào thế kỷ XVII là lúc phố cổ Hội An phát triển hưng thịnh nhất. Cũng chính vì vậy, ở khu này trưng bày nhiều những dụng cụ dùng trong giao thương, bản đồ cổ của Hội An.
3. Nhà cổ Tấn Ký
Địa chỉ: 101 Nguyễn Thái Học, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam
Giờ mở cửa: 08:30 – 17:45
Địa điểm du lịch Hội An tiếp theo thu hút nhiều du khách là nhà cổ Tấn Ký. Ngôi nhà này được xây dựng từ năm 1741, mang kiến trúc đặc trưng của nhà cổ Hội An. Nhà cổ Tấn Ký là nhà ống, chia làm 3 gian, không có cửa sổ. Ngôi nhà được làm chủ yếu từ gỗ, chạm trổ tinh xảo cả kể nội thất bên trong.
Video đang HOT
Trải qua bao năm tháng, nhà cổ Tấn Ký vẫn như một “bảo tàng sống” ngay giữa lòng phố Hội. Tham quan địa điểm này, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo, tìm hiểu nhiều món đồ cổ, hay lắng nghe những câu chuyện gắn với cuộc sống người dân Hội An.
4. Nhà cổ Phùng Hưng
Địa chỉ: Số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, Hội An, Quảng Nam (gần chùa Cầu)
Nhà cổ Phùng Hưng có tuổi thọ hơn 100 tuổi và là công trình để lại ấn tượng cho du khách bởi lối kiến trúc Á Đông. Ngôi nhà mang màu sắc của Việt Nam, Trung Hoa và Nhật Bản rất độc đáo, tạo cảm giác vừa lạ vừa quen cho du khách tham quan.
Nơi đây còn là một cơ sở kinh doanh các mặt hàng quế, muối, tiêu, tơ tằm, đồ sứ,… Tính đến nay, nhà cổ Phùng Hưng đã trải qua 8 thế hệ sinh sống. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn được giữ gìn, bảo tồn rất tốt.
5. Hội quán Phúc Kiến
Địa chỉ: 46 Trần Phú, Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam
Giờ mở cửa: 07:00 – 17:00
Không chỉ có những ngôi nhà cổ kính, Hội An còn sở hữu các hội quán nổi tiếng. Một trong số đó chính là hội quán Phúc Kiến. Đây là nơi hội họp của cộng đồng thương dân Phúc Kiến xưa. Họ gặp gỡ, trao đổi công việc, kinh nghiệm làm ăn. Hội quán mang phong cách kiến trúc đậm chất Trung Hoa từ các chi tiết được khảm bằng sành sứ, hay lợp ngói âm dương,…
Bên cạnh đó, đây cũng là nơi thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và là điểm sinh hoạt văn hóa của công đồng dân cư. Tương truyền rằng địa điểm du lịch Hội An này rất linh thiêng. Vì vậy, du khách thường tới tham quan cũng như cầu chức sức khỏe, tài lộc cho gia đình, bạn bè mình. Ngoài ra, ở hội quán Phúc Kiến còn thờ 6 vị Lục Tánh Vương Gia. Đây là 6 vị tướng Phúc Kiến dẫn đầu phong trào phản Thanh phục Minh. Sau khi thất bại họ đã đưa con cháu tới Hội An theo đường biển.
6. Hội quán Quảng Đông
Địa chỉ: 176 đường Trần Phú, Hội An, Quảng Nam
Giờ mở cửa: 08:00 – 17:00
Hội quán này có vị trí ngay tại trung tâm của phố cổ Hội An. Nơi đây là một trong 5 hội quán đẹp nhất bạn không nên bỏ qua. Hội quán Quảng Đông hay còn có tên gọi khác là hội quán Quảng Triệu, được xây dựng vào cuối thế kỷ XVIII. Hội quán là địa điểm hội họp của người Quảng Đông, Trung Hoa rất quan trọng.
Điểm đặc biệt của hội quán Quảng Đông chính là lối kiến trúc kết hợp hài hòa giữa chất liệu gỗ tốt và các tượng tạc đá. Bên cạnh đó, tại đây còn lưu giữ nhiều di vật có giá trị. Đó là: 4 bức hoành phi lớn, 1 cặp đôn sứ men ngọc, 1 lư trầm bằng đồng cùng các văn bản ghi chép cuộc sống cộng động người Quảng Đông ở phố Hội.
7. Chợ Hội An
Địa chỉ: 19 Trần Phú, Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam
Giờ mở cửa: 06:00 – 22:00
Không chỉ sở hữu hàng loạt điểm tham quan hấp dẫn, khu phố cổ xinh đẹp còn níu chân du khách bởi “thiên đường ẩm thực” tuyệt vời. Và để thưởng thức được tất cả những món ngon nơi đây, hãy đến với chợ Hội An bạn nhé. Chợ nằm đối diện bên bờ sông từ đảo Cẩm Nam, nổi bật với sắc vàng rực rỡ.
Khu chợ bán nhiều loại mặt hàng, luôn nhộn nhịp du khách ghé thăm. Đặc biệt, chợ Hội An có rất nhiều quán ăn ngon, sạch sẽ. Những đặc sản bạn nên thử đó là: mì Quảng, cao lầu, các món chè,… Đây chắc chắn là một địa điểm du lịch Hội An nhất định nên đến trong chuyến đi của bạn đó.
8. Làng rau Trà Quế
Địa chỉ: Cẩm Hà, Hội An, Quảng Nam
Giờ mở cửa: 07:00 – 21:00
Chỉ cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3,5km, làng rau Trà Quế sẽ là điểm đến tiếp theo Halo muốn gợi ý cho bạn. Đây chính là nơi cung cấp nhiều loại rau sạch cho Hội An. Trà Quế nổi tiếng với hơn 40 loại rau ăn lá và rau gia vị khác nhau. Nếu trộn lẫn với nhau, các loại rau này còn có đủ 5 vị chua, cay, ngọt, đắng, chát rất lạ.
Những loại rau của Trà Quế cũng đã góp phần tạo nên nhiều món ăn đặc sản như: mì Quảng, cao lầu, bánh bao bánh vạc hoa hồng trắng,… Đặc biệt nhất, đến đây bạn đừng quên thưởng thức Tam Hữu (hay tôm hữu) – món ăn đặc sản của ngôi làng này.
Không chỉ có vậy, đến với làng rau Trà Quế khách du lịch sẽ có dịp hóa thân thành một người nông dân thực thụ. Bạn sẽ được mặc những bộ quần áo làm nông, đội nón lá và tự tay tưới rau, bón phân,… rất thú vị đó.
9. Làng gốm Thanh Hà
Địa chỉ: Phạm Phán, Thanh Hà, Hội An, Quảng Nam
Giờ mở cửa: 08:30 – 17:30
Giá vé: 30.000đ/người lớn, 15.000đ/trẻ em, học sinh, sinh viên.
Một làng nghề nổi tiếng nữa tại Hội An cũng được nhiều du khách yêu thích đó là làng gốm Thanh Hà. Tính tới nay, ngôi làng này đã khoảng 500 tuổi. Nơi đây rộng hơn 6500m và được mệnh danh là công viên gốm lớn nhất Việt Nam.
Đến với địa điểm du lịch Hội An này, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng rất nhiều các tác phẩm nghệ thuật độc đáo làm từ gốm và tìm hiểu cách sản xuất ra chúng. Khu vực bảo tàng gốm tại đây chia làm 9 khu như: khu lò gốm, khu bảo tàng làng nghệ, khu triển lãm, chợ gốm,… đưa khách tham quan đi hết từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Cùng với đó, bạn còn có thể tự tay làm ra những sản phẩm gốm theo đúng ý mình.
10. Bãi biển An Bàng
Địa chỉ: Đường Hai Bà Trưng, Hội An, Quảng Nam
Và cuối cùng, hãy dành đôi chút thời gian ghé tới bãi biển An Bàng để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của xứ Quảng bạn nhé. Không quá đông đúc, hay mạnh mẽ, biển An Bàng mang nét dịu dàng, thơ mộng, còn giữ nguyên những nét hoang sơ. Du khách khi tới đây sẽ cảm thấy bình yên, thư thái tuyệt đối. Đặc biệt, bạn nên ghé tới đây vào lúc hoàng hôn để ngắm trọn vẻ đẹp của biển, hay lưu lại những bức hình lung linh cho mình nhé.
Dấu ấn của văn hóa Nhật Bản tại Hội An Chùa Cầu
Giới thiệu về chùa Cầu
Chùa Cầu còn có tên là chùa Nhật Bản, mang trong mình một nét văn hóa Nhật Bản, một biểu tưởng du lịch tại Phố Cổ Hội An.
Chùa Cầu bắc ngang con lạch chảy qua sông Thu Bồn đã trải qua hơn 400 năm lịch sử. Đây là cây cầu cổ duy nhất tại Phố Cổ Hội An, là ranh giới giữa phố người Hoa và phố người Nhật tại đây. Dù được gọi là chùa nhưng Chùa Cầu lại không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ - một vị thận hộ mệnh, mang đến những niềm vui và hạnh phúc cho con người.
Truyền thuyết chùa Cầu
Truyền thuyết kể rằng ngôi chùa này có liên quan đến một con quái Namazu là một con thủy quái đầu nằm ở Ấn Độ, thân tạo Việt Nam còn đuôi thì ở Nhật Bản. Đây là một truyền thuyết tại Nhật Bản nếu con thủy quái này cựa quậy thì sẽ xảy ra nhiều thảm họa nhưu lũ lụt, động đất,... Vì vậy người Nhật đã xây dựng ngôi chùa này để trấn áp con thủy quái này giúp cho người dân cả 3 quốc gia bình yên.
Kiến trúc
Mang một nét kiến trúc độc đáo của đất nước mặt trời mọc, là một cây cầu ranh giới giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, thuộc phố cổ Hội An, Quảng Nam. Đây là một nơi giao thương của người Nhật và người Hoa một biểu tượng của cảng thị truyền thống Việt Nam. Nên kiến trúc nơi đây giao thao giữa kiến trúc Nhật Việt. Sau nay, người Hoa ở đây đã dựng thêm phần chùa được thiết kế nối liền vào lan can phía bắc và có phần nhô ra ở giữa cầu ở thờ Bắc Đế Trấn Vũ nên từ đó người dân nơi đây gọi là chùa Cầu.
Các nơi tham quan sau ghé thăm Chùa Cầu
Nằm ở Phố cổ Hội An nên có rất nhiều địa điểm khác để bạn có thể tham quan. Mang đậm nét đẹp cổ xưa sẽ cho bạn cảm giác lạc vào một xã hội xưa nên đến đây bạn sẽ có cho mình những bức ảnh tuyệt đẹp. Ngoài ra, các Nhà cổ như nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Phùng Hưng là những nơi còn lưu giữa lại những kiến trúc ngày xưa có tuổi đời đến 200 năm. Bên cạnh đó Hội quán Phúc Kiến, hội quán Quảng Đông, hội quán Triều Châu mang đập kiến trúc người Hoa được chạm trỗ một cách tinh tế. Đến đây ngoài đến thăm chùa Cầu biểu tượng của Hội An bạn có thể đến tham quan những điểm này.
Bỏ túi 5 địa điểm du lịch Hội An du khách nhất định phải ghé Hội An là một minh chứng được bảo tồn đặc biệt của một cảng thương mại Đông Nam Á có từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. Vẻ đẹp từ những căn nhà cổ và khu phố ở đây phản ánh những ảnh hưởng từ cả bản địa và nước ngoài, kết hợp để tạo ra di sản độc đáo ở Việt...