10 đề cử chính thức cho danh hiệu “Nhà ở của Năm” tại Ashui Awards 2019
Ashui Awards 2019 vừa công bố danh mục 92 đề cử chính thức tại 10 hạng mục bình chọn danh hiệu của năm.
DT House / thiết kế: IZ Architects
Nằm ở quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, DT House được bố trí với khoảng sân rộng phía trước cùng với hai cầu thang liên kết hai khoảng thông tầng tạo nên một khoảng thông thủy rất lớn bên trong nhà. Ngoài ra còn tạo ra một nguồn sáng và gió tự nhiên lý tưởng, nguồn không khí bên trong căn nhà luôn luôn được lưu thông như một lá phổi. Cây xanh là một điều không thể thiếu, nó như một điểm nhấn cho những ô thông tầng, thành viên trong gia đình vẫn có thể nhìn thấy nhau và trò chuyện trong một không gian kín và mở, tạo cảm giác thư thái và giải tỏa trong căn nhà với diện tích nhỏ.
Duyen Ha House / thiết kế: Nguyen Thanh Trung Architects
Để có tầm nhìn xuyên suốt từ không gian sinh hoạt chung đến sân trước và sân sau, các KTS đã sử dụng mảng tấm kính lớn để xóa đi ranh giới bên trong, bên ngoài của Duyen Ha House, một ngôi nhà ở Hà Nội. Mái phía trước và sau đã được đua ra để giảm thiểu ánh nắng gay gắt trực tiếp trên các mảnh kính làm nóng ngôi nhà vào mùa hè. Để đảm bảo không gian riêng tư, phòng làm việc, phòng ngủ và phòng vệ sinh được ngăn cách với không gian sống bằng bức tường bê tông cao 2,2m. Mái nhà đã được thiết kế thêm một lớp vật liệu cách nhiệt. Đó là một lớp lưới và đá được trải trên nó, tạo ra một khoảng trống với trần bê tông, giúp nhiệt được giải phóng nhanh chóng khi chiều xuống.
Hà House / thiết kế: VTN Architects
Ngôi nhà cách trung tâm TPHCM 15 phút lái xe có một khu vườn xanh đủ rộng để phục vụ được nhu cầu sinh sống và vui chơi giải trí. Không gian bên trong tầng trệt và tầng một được kết nối bằng một khoảng không gian trung tâm rộng. Phần trung tâm này giúp liên kết và tạo tương tác giữa những người sinh hoạt trong ngôi nhà. Dự án này là một trong những dự án thuộc loạt dự án “Ngôi nhà cho cây xanh” mà VTN Architects đã tiếp tục trong vài năm qua. Trong số đó, các KTS không chỉ nhắm đến việc trồng cây trong nhà mà còn muốn tạo ra một kiểu nhà mới cho cây. Kiểu nhà mà trong đó cuộc sống của con người và thiên nhiên đan xen chặt chẽ và kết nối hơn.
House of PT / thiết kế: SILAA BHA
Ngôi nhà này được xây dựng cho một gia đình trẻ gồm 4 thành viên, nằm ở phía Tây Bắc của Huế. Các KTS đã xếp chồng các tầng của ngôi nhà xen kẽ (theo chiều cao và mặt bằng) cho phép tầm nhìn xuyên suốt từ tất cả các phòng chính cũng như tạo ra các sân thượng & bóng râm trên mỗi tầng. Do đó, gió tự nhiên có thể đi dọc theo ngôi nhà thông qua các khoảng trống và giúp giảm độ ẩm cao của môi trường nhiệt đới. Với cấu trúc này, sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình trở nên tốt hơn và cũng cung cấp mối quan hệ tốt với cây xanh xung quanh. Các bề mặt cửa gỗ được sử dụng để bảo vệ các khu vực riêng tư từ bên ngoài và cả ánh nắng gay gắt của mùa hè.
House T / thiết kế: Studio Happ
Ngôi nhà này diễn ra tại một thị trấn ngư dân nhỏ nằm bên bờ biển ở Bình Thuận. Chỉ bằng cách làm việc và kết hợp các yếu tố gió, bóng râm và vị trí của các khu vực cây xanh, các KTS có thể tạo ra những không gian tuyệt vời thích ứng hoàn hảo với điều kiện thời tiết nhiệt đới. Một đoạn dốc trở thành không gian công cộng nhất ở phía trước và riêng tư nhất ở phía sau, che phủ bởi không gian xanh mát và mái che. Mỗi không gian được kẹp giữa các khu vườn và khu vực cây xanh, tối đa hoá thông gió và mang cây xanh đến trải nghiệm cuộc sống hàng ngày.
NGA House / thiết kế: Sanuki Daisuke architects
Khi tiếp cận ngôi nhà từ con hẻm nhỏ chiều rộng khoảng 1m, một khoảng trống lớn dần hiện ra giữa một bối cảnh đô thị TPHCM chật chội. Người sử dụng có thể tận hưởng sự thay đổi của không gian theo thời gian, thời tiết qua những khoảng mở với những chiều hướng khác nhau. Mặc dù là ngôi nhà được xây trong khu vực có mật độ cao, các KTS vẫn cố gắng tạo nên “Outside house – Ngôi nhà ngoại cảnh”, nơi mà gia đình sống ở đây luôn cảm nhận được ánh nắng và những cơn gió quanh khu vườn.
Nhà Mái Đỏ / thiết kế: TAA Design
Thay vì có một khoảng sân lớn như những ngôi nhà trong làng ở Quảng Ngãi, TAA Design đã tạo ra rất đa dạng khoảng sân ở các cao độ khác nhau, phù hợp với cấu trúc nhà phát triển theo chiều cao, ở tầng lửng một khoảng sân được tạo ra để kết nối với sân giữa nhà. Không gian vườn nông nghiệp trên mái chuyển tiếp cho khoảng sân ở tầng lửng, tạo nên một hệ sân chơi – vườn rau kết nối từ mái xuống tầng trệt, cung cấp đa dạng các loại thực phẩm sạch, là nguồn lương thực chính của gia đình, dư thì tặng hàng xóm, tạo nên mối quan hệ cộng đồng trong làng.
Video đang HOT
Nhà Xếp tầng / thiết kế: Nha Dan Architects
Theo nguyên tắc kiến trúc các không gian khi xếp chồng lên nhau sẽ tối đa hóa diện tích sử dụng và tạo nên những không gian nhỏ, biệt lập, nhưng với công trình này kiến trúc sư muốn làm ngược lại, kết nối trực quan và không gian các phần khác nhau của ngôi nhà bằng cách tách sàn và xếp tầng so le. Với giải pháp này, cuộc sống trong ngôi nhà sẽ có tầm nhìn thoáng đãng, tự nhiên hơn, điển hình khi một thành viên trong gia đình bước ra khỏi phòng ngủ thì chính họ đã ở 1 không gian khác, không gian đó tiếp tục kết nối với không gian bên kia của tầng trên. Phần trục chính giữa ngôi nhà ví như giếng trời giúp cho các ánh sáng ban ngày lan tỏa xuống tầng hầm, không gian làm việc và khu vườn bên cạnh ngôi nhà một cách tự nhiên.
Oldmeetsnew House / thiết kế: Block Architects
Gạch tạo thành một lớp bao che bên ngoài để bảo vệ toàn bộ ngôi nhà ở Trà Vinh này. Ngoài ra, nó còn lọc vi khí hậu bên trong. Mặt bằng ngôi nhà lấy cảm hứng từ những ngôi nhà nông thôn ba gian truyền thống, bao gồm ba khu vực chính ở trung tâm và hai phòng ngủ ở hai bên. Nhìn từ trên cao, ngôi nhà trông giống như hai khối nhỏ màu trắng tinh khiết tương phản với lớp gạch đỏ tự nhiên. Đó là phép ẩn dụ của KTS về mối quan hệ giữa thế hệ cũ và mới, riêng tư và chung. Quan trọng hơn, chính những giá trị của gia đình là nơi che chở và thúc đẩy tất cả chúng ta phát triển.
YT House / thiết kế: rear studio, AHO design studio
Sự hình thành một không gian chung nằm trung tâm của ngôi nhà ở Đắk Lắk này như một không gian kết nối đa chiều. Một mặt, nó kết nối hai khối chức năng chính, mặt khác, nó kết nối các không gian bên ngoài và bên trong. Các không gian riêng tư được kéo dãn ra ngoài biên của hệ mái, đóng khung một phần cảnh quan của khu đất có nhằm điều tiết vi khí hậu và tăng tính trải nghiệm cho gia chủ. Với giải pháp thiết kế này giúp điều chỉnh vi khí hậu và nâng cao trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên của chủ nhà. Khe sáng đỉnh mái trải dài theo phương ngang như một bức rèm ánh sáng hình thành nên vùng không gian ước lệ thay đổi theo biểu kiến mặt trời trong ngày và các mùa trong năm.
Theo vnmedia
Ngôi nhà nối dài ước mơ tạo lập tổ ấm theo phong cách truyền thống miền Trung của cặp vợ chồng sinh năm 1992
Trước khi tìm gặp KTS để hiện thực hóa giấc mơ của mình, cặp vợ chồng trẻ sinh năm 1992 đã phần nào định hình được về ngôi nhà trong tương lai, đó là nơi có tiếng cười trẻ thơ, có không gian bếp rộng rãi, có nơi để cả gia đình quầy quần bên nhau xây nên những kỷ niệm đẹp mỗi ngày chung sống...
Ngôi nhà được xây nên từ những ước mơ về tương lai, mong muốn hiện thực hóa những dự định, mong muốn của mình. Giống như bao ngôi nhà khác, cặp vợ chồng trẻ sinh năm 1992 từ Quảng Nam ra Đà Nẵng để học tập và làm việc, họ mong muốn dựng xây tổ ấm không chỉ là nơi che mưa nắng, không chỉ là nơi mà họ muốn trang trí, làm đẹp cho không gian của mình mà còn là nơi cất đựng nụ cười, niềm vui, cả những giọt nước mắt... Tất cả sẽ trở thành kỷ niệm đẹp trong ngôi nhà êm ấm, là chốn mong về sau một ngày bận bịu với những lo toan.
Ngôi nhà phố kế thừa những văn hóa truyền thống để mang lại một không gian thực sự ấm cúng và kết nối với hiện đại.
Ngôi nhà là niềm mơ ước của nhiều người.
Khoảng cầu thang uốn cong, kết hợp với ban công tạo nên góc ngoại thất độc đáo.
Kiến trúc mỗi căn nhà phố tạo nên nét độc đáo cho đô thị.
Một công trình nhà ở có sức hút với nhiều người không chỉ bởi KTS giỏi, tâm huyết mà ngôi nhà ấy có dấu ấn rất nhiều từ vai trò của gia chủ. Cặp vợ chồng trẻ sau hơn 4 năm đại học đã chọn một công việc không "dính dáng" gì đến ngành học, đó là nghề nhiếp ảnh cưới, nghề tôn vinh cái đẹp, mà theo lời kể của họ chính là nghề làm đẹp cho đời.
Sau bao nhiêu năm tích góp từ công việc nhiếp ảnh, họ quyết định xây dựng cho mình một tổ ấm thật sự, đó vừa là nơi trở về sau những ngày làm việc vất vả, mà còn là ước mơ lớn trong đời họ.
Khi gặp các KTS, họ đã phần nào định hình được về ngôi nhà trong tương lai, đó là một nơi có tiếng cười trẻ thơ rộn rã, giòn tan, nơi có không gian nấu nước rộng thoáng để người vợ có thể trổ tài nấu ăn, con cái có thể quây quần bên không gian sinh hoạt chung, hoặc sẽ có nhiều góc nhỏ trong nhà để con có thể leo trèo nghịch ngợm, là nơi ông bà có thể thường xuyên đến chơi...
Cầu thang uốn cong nằm bên trong mái.
Những gam màu rực rỡ giúp mặt tiền trở nên nổi bật.
Một viễn cảnh rất đẹp trong tương lai được họ mường tượng ra và gửi gắm thật nhiều điều đến KTS, đủ để những người "thợ vẽ" có thể tạo nên không gian gợi nhớ về khung cảnh sinh hoạt trong một ngôi nhà 3 gian truyền thống của miền Trung.
Người ta có thể ngắm nhìn thật lâu căn nhà đẹp đẽ, xanh tươi cây cối này.
Những khoảng không gian đầy nắng.
Bếp nấu rộng rãi, kéo rèm ra có thể đón nắng gió từ bên ngoài.
Mảnh đất chật hẹp giữa phố là thách thức lớn đối với các KTS. Làm thế nào để xóa đi cảm giác ở trong một ngôi nhà chật hẹp. KTS muốn đưa cảm giác ở trong ngôi nhà 3 gian ấy vào không gian này.
Từ ý tưởng ấy, các KTS đã thống nhất với nhau ý tưởng sẽ để chức năng tầng 1, 2 sẽ là khu làm việc và trưng bày áo cưới, tầng 3 dành chọn cho nhu cầu ở với 3 gian chính, gian trước là không gian ở cho những đứa con trong tương lai, gian sau cùng là không gian ngủ của hai vợ chồng, gian giữa là khu sinh hoạt kết hợp ăn uống, tiếp khách.
Ở mỗi không gian trước và sau đều có gác lửng để tăng cường diện tích sử dụng, đồng thời là những góc cho lũ trẻ leo trèo khám phá ngôi nhà, nó gợi nhớ những ngôi nhà phố cổ ở Hội An có những gác lửng vào những ngày lũ về, trên cùng là mái lợp ngói, bên dưới đóng trần gỗ.
Điểm nổi bật trong cách phân chia chức năng ở và kinh doanh là cầu thang sắt ngoài trời. Đây là vùng không gian chuyển tiếp giữa công việc và nghỉ ngơi, sau khi di chuyển qua khoảng đệm không gian này, họ sẽ thật sự trở về nhà và quên đi những gì liên quan đến công việc.
Nói là ngoài trời nhưng thật sự chúng được che bởi một mái ngói lớn từ tầng trên cùng, mái ngói vươn xa như một mái hiên đủ rộng để bao phủ toàn bộ sân vườn và cầu thang. Hằng ngày nhân viên làm việc tại tầng 1, tầng 2 có thể thư giãn ở không gian này. Ngồi ở cầu thang dưới mái hiên, chủ nhà có thể thấy khung cảnh sinh hoạt của khu phố, đồng thời cho họ cái cảm giác ký ức về ngôi nhà tuổi thơ mà họ được sinh ra và lớn lên tại đó.
Góc bàn bếp vui mắt với sự liên kết đặc biệt của thiên nhiên.
Những đường cong trên tường, từ vách kính để tạo nên những góc nhỏ đặc biệt.
Mọi người ai đến cũng chẳng muốn rời đi.
Không gian thân thiện và gần gũi.
Trong quá trình xây dựng ngôi nhà, các KTS cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ người cha của chủ đầu tư do khoảng cách thế hệ. Các KTS cùng vợ chồng trẻ đã mất rất nhiều thời gian để thuyết phục ông để "được" hiện thực hóa ước mơ của mình về ngôi nhà thể hiện cách sống, lối sống của thế hệ trẻ. Người cha cũng chợt hiểu rằng, cách mà ông muốn làm nhà phố cho con đã qua rồi, không còn thời xây nhà cho nhiều phòng, cầu thang ở giữa, mặt tiền thật sang trọng với đá granite, kính cường lực, mặt tiền phải kín... để ngắm.
Khi công trình hình thành dáng dấp của một tổ ấm đúng nghĩa, mặc dù chưa hoàn thiện xong, cặp vợ chồng trẻ đã nôn nóng dọn về nhà ở. hàng ngày, họ gom nhặt những vật dụng trang trí về theo cách của họ. Ngôi nhà mới bỗng chốc trở nên ấm cúng và tựa như những gì họ đã mô tả với KTS khi đưa ra đề bài thiết kế.
Hơn thế nữa, ba mẹ cùng người thân trong gia đình thường xuyên đến chơi, ở lại dùng cơm và cảm thấy thích thú vì ngôi nhà hiện đại mà thân quen. Bạn bè của cặp vợ chồng trẻ cũng rất thích đến chơi rồi ngủ lại. Ai đến, ai ngắm ngôi nhà cũng hiểu rằng, đây không đơn thuần chỉ để ở, mà còn là nơi mọi người kết nối, kết nối giữa hiện tại và ký ức, giữa các thế hệ với nhau và hơn hết là kết nối với tương lai.
Phòng ngủ ngăn cách với khu vực bếp bằng vách kính uốn cong kèm rèm.
Cầu thang lên gác được làm đơn giản, gọn gàng.
Phần gác xép là nơi mọi người có thể ngắm nhìn không gian đường phố từ ô cửa sáng, thoáng.
Cũng chính ngôi nhà giúp nhiều người có thêm niềm tin rằng, diện mạo đô thị đang thay đổi theo hướng tích cực từ những thế hệ chủ đầu tư trẻ 8x, 9x... Họ mang trong mình một tư duy đổi mới dựa trên nền tảng kế thừa. Họ hiểu được việc tạo ra một ngôi nhà đẹp sẽ góp phần tạo nên một đô thị đẹp và ngược lại.
Những người làm thiết kế cũng thật sự trân quý và biết ơn họ vì đã chung sức thổi hồn vào trong nét đẹp đô thị. Bởi việc xây dựng một ngôi nhà không đơn thuần là cho chính họ, mà ngôi nhà đẹp còn đóng góp cho khu phố, cho đô thị... như chính cái nghề nhiếp ảnh cưới của họ là mang cái đẹp đến cho mọi người.
Thiết kế trưởng: KTS Nguyễn Thanh Tân
Nhóm thiết kế: KTS Vũ Thị Hồng Nhung, KTS Nguyễn Thị Thiên Thanh
Công ty thiết kế: D1 architectural studio
Theo afamily
Ngôi nhà 75m vừa là không gian kinh doanh, vừa là nhà ở nhưng vẫn đậm chất hoài cổ ở Đà Nẵng Ngay từ mặt tiền, ngôi nhà này đã gây ấn tượng bởi những gam màu sắc, phân chia khu vực kinh doanh và sinh hoạt rất thông minh. Olwen Home là một ngôi nhà nằm ở thành phố du lịch Đà Nẵng. Với đặc điểm là nằm trong hẻm một khu dân cư đông đúc, các nhà xung quanh đã xây kiên cố,...