10 dấu hiệu sảy thai phụ nữ cần biết
Có nhiều nguyên nhân gây sảy thai và hầu hết các ca sảy thai đều rơi vào khoảng 20 tuần đầu của thai kỳ. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo sảy thai.
Chảy máu: Tình trạng chảy máu và cảm giác đau bụng giống như khi hành kinh có thể là dấu hiệu thai nhi có vấn đề. Chảy máu là dấu hiệu cơ bản và thường gặp nhất của sảy thai. Khi sảy thai, lượng máu ra thường rất lớn, không giống như tình trạng chảy máu ít thường gặp ở các thai phụ khỏe mạnh.
Cơn đau dữ dội: Đau bụng là tình trạng thường gặp trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên dữ dội và lan xuống vùng chậu rồi thắt lưng, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai, đặc biệt nếu đi kèm với triệu chứng chảy máu và co thắt tử cung.
Sổ nhau thai: Trong ba tháng đầu của thai kỳ, thai nhi được hình thành chủ yếu từ các mô. Phải sau ít nhất 6 tuần đầu của thai kỳ, phôi thai mới bắt đầu phát triển thành các bộ phận chính của thai nhi. Sự sổ nhau thai – hay các mô – là dấu hiệu đi kèm với một ca sảy thai. Khi sổ nhau thai, thai phụ sẽ thấy các cục máu xuất ra ngoài âm đạo, cùng cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng bụng dưới.
Ớn lạnh: Ớn lạnh và sốt hoặc đau ê ẩm khắp người có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn và thai phụ cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán ngay. Nhiễm khuẩn khi mang thai có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến thai nhi. Ớn lạnh cũng là triệu chứng xuất hiện trong các ca sảy thai nhiễm khuẩn.
Video đang HOT
Co thắt cơ nghiêm trọng: Đau bụng và co thắt cơ bụng là dấu hiệu thường gặp khi mang thai và thai phụ khỏe mạnh cũng có thể gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, nếu thai phụ bị đau bụng với các cơn co thắt như khi hành kinh, mà cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm, đó có thể là triệu chứng sảy thai.
Giảm các triệu chứng thai kỳ: Nếu các triệu chứng thường gặp khi mang thai như ngực cương tức, buồn nôn, ốm nghén bỗng dần biến mất, đó có thể là dấu hiệu sảy thai.
Dịch tiết âm đạo khác thường: Bên cạnh sự sổ nhau thai và chảy máu âm đạo, thai phụ cũng có thể thấy dịch tiết âm đạo của mình có màu và mùi khác thường khi bị sảy thai hoặc nhiễm khuẩn thai nhi. Trong trường hợp sảy thai, dịch tiết âm đạo thường lẫn máu và tình trạng này đi kèm với triệu chứng chảy máu âm đạo.
Kết quả thử thai âm tính: Một số thai phụ có thể muốn thử thai lại để đảm bảo rằng lần thử thai đầu tiên cho kết quả chính xác. Tùy thuộc vào thời điểm thử thai lần hai, kết quả thử thai âm tính có thể là dấu hiệu của một ca sảy thai sớm hoặc đơn giản chỉ cho thấy lần kiểm tra đầu tiên cho kết quả sai.
Giảm các cử động của thai nhi: Sự mất thai nhi xảy ra trong vòng 20 tuần đầu của thai kỳ được xem là sảy thai, còn sau thời kỳ này được coi là thai chết lưu. Ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ, nếu thai phụ cảm thấy thai nhi cử động ít hơn bình thường, thai phụ cần được tư vấn y tế ngay.
Sụt cân: Sụt cân là một dấu hiệu bất thường khi mang thai. Thai phụ bình thường với mức cân nặng bình thường sẽ tăng 12-16kg trong quá trình mang thai. Nếu thai phụ đột nhiên sút cân và cảm thấy chán ăn, thai phụ cần được tư vấn y tế để phát hiện sớm các vấn đề với thai nhi./.
Thai phụ sốc phản vệ sau khi ăn thịt ba ba và cách phòng ngừa
Sau khi cả gia đình ăn tối với món thịt ba ba, một lát thai phụ có biểu hiện mẩn ngứa, nổi ban đỏ vùng mặt, tai, họng, đau bụng vùng thượng vị, khó thở, triệu chứng tăng nhanh nên gia đình vội vàng đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
Thai phụ được cấp cứu kịp thời (Ảnh Bệnh viện cung cấp)
Khoảng 20h ngày 14/5/2021, Trung tâm cấp cứu 115 Hùng Vương tiếp nhận nữ bệnh nhân 25 tuổi bị sốc phản vệ sau ăn thịt ba ba.
Theo lời kể của người nhà, sau khi cả gia đình ăn tối với món thịt ba ba, một lát nữ bệnh nhân có biểu hiện mẩn ngứa, nổi ban đỏ vùng mặt, tai, họng, đau bụng vùng thượng vị, khó thở, triệu chứng tăng nhanh nên gia đình đưa bệnh nhân vào Bệnh viện đa khoa Hùng Vương cấp cứu.
Tại trung tâm cấp cứu 115 Hùng Vương với các triệu chứng lâm sàng các bác sỹ nhận định đây là trường hợp dị ứng thức ăn và bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn phản vệ nặng, nguy cơ sốc thường trực.
Tuy nhiên điều đáng ngại là bệnh nhân đang mang thai tương đương 37/38 tuần, tất cả các thuốc dị ứng, phản vệ và sốc đều đe dọa sự an toàn của em bé.
Sau khi hội chẩn, các bác sỹ đã có một quyết định táo bạo nhưng phù hợp nhất được đưa ra: Hai kíp cấp cứu cùng kích hoạt, phòng phẫu thuật và các bác sỹ sản, nhi khoa cũng có mặt để nếu khi dùng thuốc cho mẹ mà em bé có nguy cơ sẽ được phẫu thuật càng sớm càng tốt. Nhưng thật may mắn sau khi dùng các thuốc chống sốc mà chủ lực vẫn là Adrenalin mọi việc vẫn trong tầm kiểm soát.
Hiện tại sức khỏe bệnh nhân ổn định và có thể ra viện trong 1-2 ngày tới.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên bị sốc phản vệ được Trung tâm cấp cứu 115, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương tiếp nhận.
Trước đó, cũng tại bệnh viện này từng tiếp nhận bệnh nhân sốc phản vệ sau khi thái củ hành.
Và gần đây nhất đêm 11/5, TT cấp cứu 115 cũng đã phải tiến hành cấp cứu cho một bệnh nhi bị sốc phản vệ sau khi uống Cefadroxil 500 mg, Alphachoay, Medrol 4 mg, Paracetamol 250 mg.
Theo các bác sĩ Trung tâm cấp cứu 115 Hùng Vương, dị ứng, phản vệ, sốc có thể xảy ra bất cứ lúc nào và hậu quả vô cùng nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời.
ThS. BS. Phạm Đăng Hải, Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện TƯQĐ 108 cho biết thêm, triệu chứng của sốc phản vệ thường diễn ra ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc muộn hơn, xuất hiện. Cảm giác khác thường (bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi...), tiếp đó có các biểu hiện sau: Mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke; Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được; Khó thở (kiểu hen, thanh quản), nghẹt thở; Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ; Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê; Choáng váng, vật vã, giẫy giụa, co giật...
Riêng sốc phản vệ với thức ăn theo TS. BS Trần Quốc Cường, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch là một trong những biểu hiện nặng, nhanh (thường trong vòng vài phút) của dị ứng với thức ăn cần xử lý cấp cứu, nếu không có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, bệnh có tỉ lệ mắc cực kỳ hiếm.
Trong lĩnh vực dị ứng, dị ứng thức ăn được chia làm 2 loại, loại nhanh hay qua trung gian IgE (sốc phản vệ) và loại chậm không qua trung gian IgE.
Loại không qua trung gian IgE thường ít nguy hiểm hơn, khởi phát muộn hơn sau khi ăn, thường phải hơn 2 giờ và có thể xuất hiện muộn đến một vài ngày sau ăn. Biểu hiện của dị ứng muộn là ngứa, mề đay, chàm, trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, có đàm nhây, máu trong phân, biếng ăn, khóc dạ đề ở trẻ em.
TS. BS Trần Quốc Cường nhấn mạnh, dị ứng thức ăn nói chung thường gặp ở trẻ em, nhưng vẫn không loại trừ ở người lớn. Các thực phẩm thường gây dị ứng bao gồm: protein sữa bò, trứng, hải sản, thịt các loại, đậu hạt, đậu nành.
Ở các nước phương Tây thường dị ứng với đậu phộng và đậu hạt, còn ở các nước châu Á thường dị ứng với protein sữa bò, các loại hản sản có vỏ và cá. Một số dị ứng ở trẻ em có thể hết khi trẻ lên 3-6 tuổi, nhưng một số loại dị ứng kéo dài cả đời.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, những người có cơ địa dị ứng nên hạn chế thử nghiệm các thực phẩm lạ chưa từng ăn bao giờ như một số loại hản sản biển, ốc, nhộng, tầm, dế, ve, cóc, rắn, thịt chuột, thịt chó, các loại trái cây, đậu hạt lạ tại địa phương...
Nếu gặp tình huống bị sốc phản vệ, người thân cần ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi...). Cho bệnh nhân nằm tại chỗ và khẩn trương gọi trợ giúp của lực lượng y tế.
Rau chùm ngây có tác dụng gì? Cách sử dụng và một số lưu ý khi dùng Canh rau chùm ngây là một phần không thể thiếu trong bữa ăn ngày hè của nhiều hộ gia đình Việt Nam. Vậy rau chùm ngây có tác dụng gì? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng rau chùm ngây? Chùm ngây, còn được gọi là ba đậu dại (Horseradish tree, tên khoa học là Moringa oleifera) nằm trong chi Chùm ngây...