10 dấu hiệu nhận biết đau lưng là vấn đề nghiêm trọng
Đau lưng có thể rất khó chịu hoặc có thể sẽ tự khỏi sau vài ngày.
Đau lưng có thể rất khó chịu hoặc có thể sẽ tự khỏi sau vài ngày – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Sau đây là cách xác định xem cơn đau ở phần trên của lưng là cơn đau thông thường hay trường hợp khẩn cấp. Và đây là những dấu hiệu bạn cần đi khám ngay, để bác sĩ xác định nguyên nhân cơn đau, theo Best Health .
1. Đau liên tục, không khỏi: Khối u ung thư phổi
Nếu lưng trên bị đau liên tục, có thể là dấu hiệu của một khối u ung thư phổi – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nếu lưng trên bị đau liên tục, có thể là dấu hiệu của một khối u ung thư phổi.
Hiệp hội Ung thư Canada chỉ ra rằng ung thư phổi giai đoạn muộn có thể gây đau xương. Sút cân, đau ngực và suy nhược cũng là dấu hiệu của ung thư phổi.
2. Đau ở một bên: Sỏi thận
Tiến sĩ Leda Ghannad, phó giáo sư phẫu thuật chỉnh hình, tại Trung tâm Y tế Đại học Rush (Mỹ), cho biết cơn đau lưng trên do sỏi thận rất khủng khiếp.
Cũng có thể đau dữ dội ở bên hông và lưng dưới, ngay xương sườn, Mayo Clinic lưu ý. Khó chịu khi đi tiểu hoặc nước tiểu có màu đỏ hoặc nâu có thể là những manh mối, theo Best Health .
Video đang HOT
Nếu đau dữ dội và dai dẳng, hãy đi khám ngay.
3. Đau lưng dữ dội kèm theo sốt: Viêm cột sống
Tiến sĩ Irene Tien, bác sĩ y học cấp cứu của Trung tâm y tế Rowe (Mỹ), chỉ ra rằng trong một số trường hợp, đau lưng dữ dội kèm theo sốt hoặc tê hoặc ngứa ran ở cánh tay có thể do nhiễm trùng cột sống.
Một số yếu tố nguy cơ là ức chế miễn dịch, bị ung thư hoặc tiểu đường hoặc béo phì.
4. Đau tức trong lồng ngực: Dấu hiệu của đột quỵ
Tê hoặc yếu cánh tay có thể là một dấu hiệu của đột quỵ, hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một vết rách trong thành của động mạch chủ, tiến sĩ Tien cho biết. Theo tiến sĩ Tien, mạch máu lớn nhất trong cơ thể chạy ở phía sau ngực.
Đặc biệt, người bị huyết áp cao không kiểm soát được trong thời gian dài, có nguy cơ cao.
Tiến sĩ Tien mô tả, điều này có thể gây rách ở giữa ngực hoặc đau lưng. Cũng giống như đột quỵ, đây là trường hợp khẩn cấp cần được cấp cứu ngay lập tức.
5. Đau lưng và rất mệt: Đau tim
Hình ảnh đau tim ôm ngực và gục xuống đã được biết từ lâu. Tiến sĩ Tien cho biết, cần chú ý lắng nghe các dấu hiệu nhỏ hơn như buồn nôn, khó thở, mệt mỏi và đau lưng, theo Best Health .
6. Đau lưng và yếu chân: Thoát vị đĩa đệm
Nhiều khả năng bị thoát vị đĩa đệm, nếu nâng vật nặng bằng lưng thay vì dùng chân.
Tiến sĩ Kaliq Chang, bác sĩ, chuyên gia về kiểm soát cơn đau tại Trung tâm Cột sống Đại Tây Dương ở West Orange, New Jersey (Mỹ), cho biết đau lưng trên, kèm theo tê hoặc yếu tay hoặc chân có thể là dấu hiệu của chấn thương thần kinh do trượt đĩa đệm.
7. Đau lan tỏa từ ngực đến lưng: Viêm thần kinh liên sườn
Một nguyên nhân tiềm ẩn của đau lưng là viêm sụn sườn, tình trạng viêm sụn kết nối xương sườn với xương ức. Khi nâng vật nặng có thể gây ra nhiễm trùng đường hô hấp và chấn thương ngực.
Có thể cảm thấy đau từ ngực đến lưng. Cần phải đi kiểm tra.
8. Đau lưng khi hít thở sâu: Thuyên tắc phổi
Cực kỳ đau khi hít thở sâu, hãy đi kiểm tra.
Tiến sĩ Tien nói, một nguyên nhân cần được cấp cứu là thuyên tắc phổi, theo Best Health .
Các cục máu đông có thể vỡ ra khỏi tĩnh mạch sâu ở chân hoặc cánh tay và di chuyển đến phổi, chèn ép trong các mạch máu, gây ra lưu lượng máu kém, gây viêm và chết mô phổi.
Nếu cơn đau lưng càng nặng khi hít thở sâu, khó thở, ho ra máu hoặc cảm thấy ngất xỉu, hãy gọi cấp cứu ngay.
9. Đau và khó thở
Dù hiếm gặp, nhưng đau lưng trên có thể do phổi bị thủng, có thể do chấn thương.
Nếu cơn đau kèm với khó thở hoặc đau dữ dội khi hít thở sâu, hãy cấp cứu khẩn cấp, tiến sĩ Chang khuyên.
10. Đau càng nặng khi cử động
Tiến sĩ Tien lưu ý: Nếu bị vật nặng đè lên lưng hoặc ngã lưng đạp vào mép bậc thang, có thể bị gãy xương sống hoặc xương sườn, tùy vào vị trí gãy có thể đau bên trái hoặc bên phải lưng. Cơn đau sẽ càng nặng khi cử động.
Trong trường hợp bị va chạm xe, có thể gây rách và viêm các cơ và dây chằng ở cổ và lưng trên, tiến sĩ Chang giải thích.
Đi khám ngay, đặc biệt nếu có các triệu chứng khác như mệt mỏi, chóng mặt và đau cổ, theo Best Health .
Ít vận động làm gia tăng đau vai gáy ở người trẻ
Qua ghi nhận cho thấy hiện gia tăng bệnh nhân trẻ đến điều trị các bệnh lý đau vai gáy. Nguyên nhân được cho là xu hướng công việc hiện nay ít vận động, ngồi nhiều giờ.
Hiện gia tăng bệnh nhân trẻ đến điều trị các bệnh lý đau vai gáy do thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Nguyên nhân được cho là xu hướng công việc hiện nay ít vận động, ngồi nhiều giờ. - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Mới đây, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) triển khai kỹ thuật tiêm ozone với các bệnh nhân bị đau lưng do thoát vị đĩa đệm cột sống, đau vai gáy do thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, đau lưng cấp và mạn tính. Đặc biệt, qua ghi nhận cho thấy hiện gia tăng bệnh nhân trẻ đến điều trị các bệnh lý nêu trên. Nguyên nhân được cho là xu hướng công việc hiện nay ít vận động, ngồi nhiều giờ.
Kết quả điều trị ban đầu cho thấy, 60 - 70% bệnh nhân đáp ứng, giảm đau sau mũi tiêm đầu; 80% bệnh nhân đáp ứng, giảm đau sau 2 mũi tiêm. Nhiều bệnh nhân trẻ, khi đĩa đệm mới thoát vị ở giai đoạn nhẹ, còn nhiều chất bôi trơn, tiêm ozone sẽ giúp co hồi một phần đĩa đệm cộng thêm chống viêm, từ đó giảm chèn ép lên dây thần kinh, giảm đau.
Tiêm ozone là phương pháp bổ trợ, bệnh nhân cần thực hiện 2 - 3 mũi tiêm nhưng là phương pháp an toàn, thay cho tiêm corticoid truyền thống (corticoid có thể hết đau nhanh chóng nhưng nguy cơ gây biến chứng cao).
Chỉ định của tiêm ozone chủ yếu cho bệnh nhân trẻ bị thoái hóa, đau xương khớp ở giai đoạn 2 (giai đoạn đầu dùng thuốc, giai đoạn 3 phải phẫu thuật), được tiêm ozone tiệt trùng qua da với liều phù hợp do bác sĩ chỉ định. Hầu hết bệnh nhân giảm 80% mức độ đau, sau một tuần kể từ khi tiêm, ngay cả với bệnh nhân đau nặng.
Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn chiều 25.12 tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập. Khởi đầu là cơ sở có 50 giường bệnh, hiện Xanh Pôn là bệnh viện đa khoa đầu ngành của thủ đô với hơn 1.000 giường bệnh thực kê, ứng dụng nhiều kỹ thuật khó, kỹ thuật cao trong các chuyên khoa; phẫu thuật nhi điều trị bệnh phức tạp, bệnh bẩm sinh đường tiêu hóa, tiết niệu; phẫu thuật thần kinh (dị tật hẹp hộp sọ, não úng thủy, dị tật vẹo cột sống)...
Bỏng lưng vì đắp thuốc trị thoát vị đĩa đệm Nhiều người bị thoát vị đĩa đệm nhưng do đau, sợ mổ nên họ tìm tới đắp thuốc lá dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Bỏng lưng vì chữa thoát vị Chị Nguyễn Thị D. 36 tuổi, Thái Bình bị thoát vị đĩa đệm 4 năm nay. Sau lần đau lưng do bê cố vật nặng, chị D. được chẩn đoán thoát...