10 dấu hiệu khuyên bạn chia tay
Nếu chàng có một trong những dấu hiệu như khiến bạn phải thay đổi bản thân hoàn toàn, luôn lấy lý do bận để trì hoãn gặp gỡ bạn… thì có lẽ chàng không phải là người dành cho bạn. Và lời khuyên dành cho bạn là hãy chia tay.
Ảnh minh họa: photobucket.com
1. Tất cả đều là tiềm năng
Nếu như bạn thích hình ảnh trong tương lai, hình ảnh tiềm năng của chàng, chứ không phải hình ảnh thực tế của chàng trong hiện tại thì anh ta hoàn toàn không phải là người dành cho bạn.
2. Bạn không là chính mình
Nếu trước mặt anh ta, bạn phải cư xử khác như thói quen bạn vẫn hành động khi đi với bạn bè và gia đình mình thì bạn đã đứng nhầm chỗ rồi. Hãy tìm một người mà đi với anh ấy, bạn vẫn có thể là chính mình.
3. Chàng là “hoa đã có chủ”
Thật tiếc phải nói với bạn điều này, nếu chàng đang có một người yêu khác, đang đính hôn, hoặc đang có vợ, anh ta hoàn toàn không thuộc về bạn.
4. Bạn đang từ chối
Dù vấn đề là gì, nhưng nếu bạn đang nỗ lực để phủ nhận sự thật về mối quan hệ của bạn, bạn sợ mọi người biết về chàng, bạn không muốn đưa chàng đi gặp bất kỳ người bạn nào của mình hoặc bạn không muốn và không thể đáp ứng các mong muốn của chàng thì có lẽ bạn đang hẹn hò với một người không phù hợp.
5. Nhược điểm nhiều hơn ưu điểm
Video đang HOT
Bạn hãy lập một danh sách, viết ra những ưu điểm nếu tiếp tục hẹn hò cùng chàng. Sau đó, lập một danh sách liệt kê những khó khăn. Nếu danh sách sau mà dài hơn danh sách trước, điều đó có nghĩa là anh ta là người thất bại trong công cuộc chinh phục bạn.
6. Chàng có vô vàn những điều khiến bạn không vừa ý
Nếu bạn phải dành ra rất nhiều thời gian cố gắng cải tạo anh chàng để cả hai có thể phù hợp với nhau, thì xin hãy tỉnh táo nhận ra điều này, bạn sẽ không bao giờ thành công. Chúng ta chỉ có khả năng thay đổi chính mình. Hãy để tự chàng thay đổi bản thân mình trước. Còn xét trong thời điểm hiện tại, chàng không phải là người phù hợp với bạn.
7. Hai người không gặp nhau
Nếu lý do chàng đưa ra là quá bận mải để có thể gặp bạn, thì cũng có nghĩa là chàng có nhiều mối ưu tiên khác hơn là bạn. Hãy để chàng tự hẹn hò với chính mình.
8. Chàng không hòa nhập với thế giới của bạn
Nếu để tình cảm giữa mình và chàng có thể tiến triển và vui vẻ, bạn cần phải tách mình ra khỏi gia đình và bạn bè, như thế, bạn đã chọn lầm người rồi.
9. Bản thân bạn nghi ngờ mối quan hệ này
Tiềm thức của chúng ta được đào tạo để hướng dẫn chúng ta đi đúng đường, vì thế bạn hãy lắng nghe nó. Nếu tự đáy lòng bạn nói với mình rằng hãy rời xa chàng, thì đây chính là lúc bạn cần hành động.
10. Bạn trong tình cảnh bấp bênh
Nếu bạn gắn bó với chàng chỉ vì bạn sợ cô đơn, không muốn cảnh lẻ loi trong khi các cô bạn của mình đều đã có người đóng cặp cùng, bạn có thể tự mình làm xấu hình ảnh của mình.
Theo VNE
Bảo đảm quyền bình đẳng cho trẻ khuyết tật
Trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật ở Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi hòa nhập vào cộng đồng như bị xã hội kỳ thị, ít có cơ hội được đến trường, không đươc chăm sóc y tế đầy đủ, nguy cơ bị bao lực,...
Trẻ khuyết tật cần được quan tâm hơn để phát huy tiềm năng của bản thân và đóng góp lợi ích cho xã hội. (Trong ảnh: Trẻ khuyết tật tại Trung tâm chăm sóc ban ngày tại huyện Hòa Vang, Đà Nẵng được cô giáo hướng dẫn tham gia hoạt động hòa nhập cộng đồng)
Chiều 30/5, tại Đà Nẵng, Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) đã tổ chức công bố tình hình trẻ em thế giới 2013. Báo cáo năm nay tập trung vào chủ đề "Trẻ em khuyết tật". Tham dự có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp, Giám đốc điều hành UNICEF - ông Anthony Lake và Tổng Giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển Úc - ông Peter Baxter.
Theo báo cáo "Chỉ tiêu Trẻ em Việt Nam, 2009-2010" của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), tính đến thời điểm này, trong mười nhóm trẻ cần chăm sóc và bảo vệ đặc biệt thì trẻ khuyết tật là nhóm lớn nhất với con số tổng cộng xấp xỉ 1,3 triệu trẻ, bằng 86% tổng số trẻ cần được chăm sóc đặc biệt.
Nguyên nhân khuyết tật phổ biến nhất là khiếm khuyết bẩm sinh bao gồm khuyết tật về vận động (29%), thiểu năng trí tuệ và khiếm thính (17%).
Trẻ khuyết tật phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Các em bị kì thị và phân biệt đối xử và thường ít có cơ hội tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, giáo dục và các dịch vụ công cộng khác.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu tại lễ công bố (Ảnh: Khánh Hông)
Một báo cáo do Quỹ Nhi đồng của Liên hiệp quốc (UNICEF) và Bộ LĐ-TB&XH phối hợp thực hiện năm 2004 cho thấy chỉ có 30% trẻ khuyết tật được hỗ trợ tài chính thông qua trợ cấp giáo dục và miễn phí dịch vụ y tế,.... Có tới 54% trẻ khuyết tật cho biết các em không có bạn bè.
Trẻ khuyết tật cũng ít có cơ hội đến trường. Theo số liệu điều tra dân số năm 2009, chỉ 66.5% trẻ khuyết tật trong độ tuổi tiểu học được đến trường, so với mức bình quân của trẻ em toàn quốc là 97%. Tỷ lệ biết chữ ở người khuyết tất trong độ tuổi từ 15 đến 24 là 69.1%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ biết chữ của người không bị khuyết tật ((97.1%).
Các cơ sở chăm sóc ở Việt Nam vẫn chưa được trang bị tốt để chăm sóc cho trẻ khuyết tật. Nước ta còn thiếu các chuyên gia được đào tạo như cán bộ xã hội, cũng như thiếu các dịch vụ hỗ trợ dựa vào cộng đồng. Hệ thống hiện hành chủ yếu tập trung vào chăm sóc tại các cơ sở tập trung và trẻ khuyết tật chiếm đại đa số trong 20.000 trẻ em sống tại các cơ sở chăm sóc.
Trong khi đó, số liệu về người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng ở Việt Nam còn chưa nhất quán giữa các bộ ngành do chưa có một tiêu chí đánh giá khuyết tật đồng nhất. Điều này dẫn đến sự chưa hoàn thiện trong việc hoạch định các chính sách về hỗ trợ, chăm sóc và bảo vệ trẻ khuyết tật ở nước ta.
Báo cáo Tình hình Trẻ em Thế giới năm 2013 với chủ đề Trẻ em Khuyết tật của UNICEF được công bố chiều nay 30/5 tại thành phố Đà Nẵng cho thấy quan tâm đến những khả năng và tiềm năng của trẻ khuyết tật sẽ tạo ra lợi ích cho toàn xã hội.
Phát biểu tại lễ công bố, Ông Anthony Lake, Giám đốc Điều hành UNICEF khẳng định: "Nhìn vào khuyết tật của trẻ trước khi nhìn nhận trẻ không chỉ là hành động không công bằng với trẻ ma còn làm mất đi những điều trẻ có thể mang lại cho xã hội".
Khoảng 1/3 các quốc gia trên thế giới vẫn chưa phê chuẩn Công ước về Quyền của người khuyết tật. Báo cáo kêu gọi các Chính phủ phê chuẩn và thực hiện Công ước về Quyền của Người khuyết tật và Công ước Quyền Trẻ em, và có những hỗ trợ cho các gia đình để họ có thể đáp ứng được các chi phí thường cao hơn mức bình thường trong chăm sóc trẻ em khuyết tật.
Báo cáo cũng kêu gọi tất cả các Chính phủ giữ đúng lời hứa đảm bảo quyền bình đẳng cho mọi công dân - trong đó có những trẻ em bị loại trừ và dễ bị tổn thương nhất. Đồng thời, kêu gọi các biện pháp chống phân biệt đối xử trong cộng đồng, những nhà hoạch định chính sách và những người cung cấp dịch vụ xã hội căn bản như giáo dục và y tế. Các tổ chức quốc tế trong quá trình tư vấn và hỗ trợ các quốc gia cần đảm bảo tuân thủ theo các Công ước về quyền trẻ em và quyền của người khuyết tật.
Báo cáo khuyến nghị các tổ chức quốc tế cần thúc đẩy hơn nữa chương trình nghiên cứu đồng bộ toàn cầu về khuyết tật để có được những số liệu và thông tin phục vụ công tác lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực; Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia của trẻ em và người chưa thành niên khuyết tật thông qua việc hỏi ý kiến các em trong quá trình thiết kế và đánh giá các chương trình và dịch vụ cho chính các em.
Em Nguyễn Phương Anh - "cô bé thủy tinh" vào chung kết cuộc thi Viet nam's Got Talent năm 2012 - hát cùng các em nhỏ khuyết tật tại lễ công bố (Ảnh: Khánh Hông)
Phát biểu tại lễ công bố, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho biết: "Trong nỗ lực chung, Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho đối tượng trẻ em thiệt thòi và nhất là trẻ em khuyết tật. Ở Việt Nam có hơn 1,2 triệu trẻ em khuyết tật, trong đó có nhiều trẻ em khuyết tật do hậu quả và di chứng của chiến tranh, nhất là nhiễm chất độc hóa học và bom mìn, vật liệu nổ sót lại sau chiến tranh. Đây là thách thức lớn đối với Việt Nam trong nổ lực bảo đảm các quyền trẻ em đối với trẻ khuyết tật và giúp các em hòa nhập vào đời sống.
Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác của UNICEF, của các tổ chức quốc tế, các Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ nhằm tạo lập một môi trường tốt hơn cho người khuyết tật, trẻ em khuyết tật để trẻ em được nhìn nhận, phát huy vai trò của mình như một thành viên đầy đủ của gia đình, cộng đồng và xã hội; để các em được hưởng đầy đủ, trọn vẹn quyền bình đẳng của mình".
Hỗ trợ chăm sóc trẻ khuyết tật ở Đà Nẵng Là một trong ba điểm nóng về chất độc da cam ở Việt Nam, thành phố Đà Nẵng có tới 16.011 người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng, trong đó 2.114 trường hợp là trẻ em. Với sự tài trợ của tổ chức UNICEF, Hội Nạn nhân Chất độc Da cam Đà Nẵng (DAVA) đã thành lập Trung tâm chăm sóc ban ngày từ năm 2005. Với ba cơ sở, trung tâm này đang nhận chăm sóc 150 trẻ em khuyết tật nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc cơ bản, giáo dục, đào tạo nghề và phục hồi chức năng cho trẻ.
Trẻ em khiếm thính được hỗ trợ luyện khả năng nghe tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo duc Hòa nhập tại Đà Nẵng Từ năm 2008, UNICEF cũng hỗ trợ kỹ thuật và ngân sách để xây dựng Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo duc Hòa nhập tại Đà Nẵng. Hoạt động từ tháng 4 năm 2011, trung tâm này đã hỗ trợ miễn phí cho 250 trẻ khuyết tật trên thành phố năm 2012, trong đó 170 trẻ được tham gia các lớp học chuyên biệt và 80 trẻ được tư vấn hỗ trợ học nghề, hòa nhập và can thiệp cá nhân,....
Theo Dantri
"Nhật ký của mẹ" qua tài năng của học sinh khiếm thị Thiệt thòi so với các bạn cùng trang lứa nhưng học sinh khiếm thị vẫn vươn lên để hòa nhập tốt với cộng đồng. Không chỉ học giỏi, các em còn có nhiều tài lẻ. Mời độc giả cùng lắng nghe ca khúc "Nhật ký của mẹ" do một HS khiếm thị trình bày. Ngày 15/3, tại Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà...