10 ‘đại án tham nhũng’ chậm ‘kết án’ vì ‘dính’ cán bộ có quyền?
Tham nhũng ngày nay không còn là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà trở thành vấn nạn có tính toàn cầu.
Tham nhũng đã và đang làm hao tổn nguồn lực quốc gia, làm xói mòn lòng tin của người dân. Công tác phòng chống, bài trừ tham nhũng luôn được các cơ quan chức năng chú trọng, nhưng đối với dư luận nhân dân, vấn đề này càng được quan tâm đặc biệt hơn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc điều tra, truy tố những vụ án tham nhũng hiện đang gặp nhiều rào cản.
Tham ô triệu “đô” nhẹ tựa… lông hồng
Theo nguồn thông tin phóng viên tìm hiểu, có thể liệt kê ra hàng chục vụ án nổi cộm liên quan đến tham nhũng nghiêm trọng với nhiều tình tiết vô cùng phức tạp và ít nhiều liên quan đến những hoạt động ngân hàng. Để đốc thúc các cơ quan thẩm quyền nhanh chóng xử lý những vụ án tham nhũng, vừa qua VKSND Tối cao đã báo cáo sơ bộ 10 vụ án có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
Đơn cử, trong vụ liên quan đến việc mua bán, sửa chữa ụ nổi No.83M tại Vinalines, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng (C48) bộ Công an đã khởi tố từ tháng 2/2012, tiếp sau đó hai lần cơ quan này phải khởi tố bổ sung. Đến cuối tháng 5/2012, cơ quan này có kết luận điều tra và đề nghị truy tố phần tham ô tài sản nhưng sau đó VKSND Tối cao phải trả lại hồ sơ đề nghị điều tra bổ sung. Về phần che giấu tội phạm liên quan nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines, nguyên Cục trưởng cục Hàng hải Dương Chí Dũng, sau khi C48 khởi tố bổ sung, VKSND Tối cao đã quyết định chuyển cho cơ quan An ninh điều tra bộ Công an tiếp tục làm rõ. Cho đến thời điểm này (ngày 14/10), cơ quan công an mới có kết luận điều tra về vụ việc tham nhũng nghiêm trọng này.
Về hành vi cố ý làm trái liên quan bị can Dũng và nhiều người khác, trong đó có cán bộ hải quan, đăng kiểm, cơ quan điều tra đã phát hiện nhiều sai phạm trong việc lập, phê duyệt dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam và mua, vận chuyển, sửa chữa ụ nổi 83M gây thiệt hại lớn, nâng giá trị mua ụ từ 12,5 triệu USD lên 26,3 triệu USD… Tuy nhiên, vụ án đang bị tắc vì chưa có kết quả tương trợ tư pháp từ CHLB Nga (đơn vị cung cấp), khó thu thập được tài liệu từ các công ty liên quan có yếu tố nước ngoài. Đáng chú ý, cơ quan điều tra phát hiện khoản tiền 1,66 triệu USD tình nghi là có chiếm đoạt, ăn chia, hưởng lợi cá nhân. Có thể nói, khoản tiền chênh lệch gần 14 triệu USD là một sự chiếm đoạt quá lớn.
Chỉ riêng phi vụ mua bán bất minh ụ nổi No.83M (ảnh), Dương Chí Dũng và đồng bọn đã tham ô 1,66 triệu USD để chia chác đút túi.
Video đang HOT
Những câu hỏi hóc búa
Theo tìm hiểu của phóng viên, có tới 8 trong 10 vụ án tham nhũng liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng. Cụ thể, vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên cán bộ Vietinbank chi nhánh TP. HCM) lừa đảo chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng và 3 cá nhân khoảng 4.000 tỷ đồng, VKSND Tối cao đã phải hai lần trả hồ sơ điều tra bổ sung đến nay vẫn chưa xong. Theo kết luận điều tra bổ sung lần 2 vừa được cơ quan cảnh sát điều tra bộ Công an hoàn tất, Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Vietinbank – chi nhánh TP.HCM; thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần chứng khoán Phương Đông) bị khởi tố về tội “Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Cơ quan điều tra xác định, do có ý định chiếm đoạt tiền của nhiều đơn vị, cá nhân để trả nợ, từ tháng 3/2011 đến 9/2011, Như lấy danh nghĩa huy động vốn của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP.HCM tự thỏa thuận mức lãi suất. Huỳnh Thị Huyền Như đã làm giả 8 con dấu của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và 7 công ty; làm giả 2 tài liệu của Vietinbank và nhiều cá nhân, đơn vị khác để lừa đảo. Ngân hàng ACB bị Như chiếm đoạt hơn 700 tỷ đồng, ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 200 tỷ đồng; ngân hàng VIB chi nhánh TP.HCM 180 tỷ… Hiện, tổng số tiền Như còn chiếm đoạt lên tới gần 4.000 tỷ đồng.
Nhiều chuyên gia kinh tế đặt câu hỏi, nếu không có “chân trong”, không có “ăn chia” làm sao một cá nhân như Huỳnh Thị Huyền Như lại có thể chiếm đoạt của các ngân hàng với số tiền “khủng” lên tới gần 4.000 tỷ đồng?(!)
Nhắm mắt làm sai
Trở lại với vụ việc của tập đoàn Vinalines, theo kết luận điều tra, dù chưa được Thủ tướng phê duyệt nhưng ngày 27/6/2007, ông Dương Chí Dũng (Chủ tịch HĐQT Vinalines thời điểm đó -PV) đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng mức đầu tư 3.854 tỷ đồng, trong đó có hạng mục mua, lắp đặt ụ nổi. Riêng việc mua ụ tàu, Vinalines dắt về Việt Nam nâng mức đầu tư từ 14,1 triệu USD lên 19,5 triệu USD, trong đó giá mua ụ là 9 triệu USD.
Ngày 6/6/2008, ụ nổi No. 83M được đưa về Việt Nam, làm thủ tục nhập khẩu qua chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa và được các cán bộ cho “lọt” dù không đủ điều kiện. Đến thủ tục thanh toán hợp đồng, với tư cách là kế toán trưởng của Vinalines, bà Loan lại làm ngơ cho sai phạm này. Kết quả, ụ nổi hiện là đống thép rỉ, không sử dụng được, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Căn cứ quy định pháp luật, cơ quan CQĐT kết luận hành vi làm trái của các bị can đã gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước số tiền hơn 335.4 tỷ đồng.
Ngày 14/10/2013, bộ Công an chính thức ra thông báo nội dung: Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng (C48, bộ Công an) đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ vụ án đến VKSND Tối cao đề nghị truy tố bị can Dương Chí Dũng (SN 1957, nguyên Cục trưởng cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam – Vinalines) cùng 9 bị can về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”.
Theo tiến sỹ Nguyễn Văn Hương, trường đại học Luật Hà Nội: Nghiên cứu vấn đề Hình sự hóa và thực thi pháp luật được quy định tại chương III của Công ước liên hợp quốc về chống tham nhũng cho thấy, để đảm bảo thực thi Công ước, trong số 28 điều của Công ước có 18 điều quy định mà nội dung của nó đòi hỏi phải hình sự hóa (chuyển hóa thành các quy định cụ thể trong BLHS). Trong 18 điều đó, (Điều 15,16,17,18,19) quy định về các hành vi đã được quy định thành các tội cụ thể thuộc nhóm Tội phạm về tham nhũng. Ngoài ra, có 10 điều khác với nội dung đòi hỏi phải được nội luật hóa chuyển hóa thành quy định trong các văn bản pháp luật khác không phải là BLHS. 10 “đại án tham nhũng” Vụ tham ô tài sản xảy ra tại Vinalines; Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại công ty dệt kim Phương Đông và chi nhánh ngân hàng NN&PTNT ở TP.HCM; Vụ tham ô tài sản ở tập đoàn Vinashin;… Tất cả đều thuộc diện phải trả hồ sơ, điều tra bổ sung, thời gian xử lý kéo dài, trong đó có những vụ gặp nhiều vướng mắc, cần phải có chỉ đạo tháo gỡ.
Theo Người đưa tin
Tập đoàn Vinashin chính thức ngừng hoạt động
Bộ Giao thông Vận tải vừa phát đi thông báo khẳng định Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) chính thức chấm dứt hoạt động. Bộ này đã quyết định thành lập thay thế Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy được thành lập ngày 21/10/2013, trên cơ sở tổ chức lại công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Tập đoàn Vinashin. Như vậy, sau nhiều năm tai tiếng vì thua lỗ và thất bại trong đầu tư, kinh doanh và quản trị, việc Vinashin ngừng hoạt động được xem là sự kiện đặc biệt đáng chú ý trong nền kinh tế nước nhà.
Tập đoàn Vinashin chấm dứt hoạt động từ ngày hôm nay 31/10
Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy có tên giao dịch quốc tế là Shipbuilding Industry Corporation (SBIC), hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con.
Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy là Công ty TNHH một thành viên (MTV) do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng theo quy định của pháp luật.
SBIC có 8 công ty con, gồm: Công ty TNHH MTV Đóng tàu Phà Rừng; Công ty TNHH MTV Đóng tàu Bạch Đằng; Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long; Công ty TNHH MTV Đóng tàu Thịnh Long; Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh; Công ty TNHH MTV Công nhiệp tàu thủy Sài Gòn; Công ty TNHH MTV Đóng tàu và Công nghiệp hàng hải Sài Gòn và Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Cấm.
Tại thời điểm thành lập, SBIC có vốn điều lệ là 9.520 tỷ đồng. Các ngành, nghề kinh doanh chính của Tổng công ty là: Đóng mới tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi; Sửa chữa, hoán cải tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi; Tư vấn, thiết kế tàu thủy và phương tiện nổi; Tái chế, phá dỡ tàu cũ.
Ngoài ra, Tổng công ty này còn có nhiệm vụ khai thác cảng biển, cảng thủy nội địa, bến tàu, cầu tàu; Kinh doanh hoạt động lai dắt, tàu kéo, tàu đẩy, sà lan, phương tiện nổi; Xây dựng công trình thủy, nhà máy đóng tàu; Sản xuất chế tạo kết cấu thép; Các ngành, nghề sản xuất phụ trợ phục vụ trực tiếp cho ngành đóng mới và sửa chữa tàu thủy.
Bộ GTVT cho hay, sau khi được thành lập, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam; trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại Công ty mẹ và vốn đầu tư vào công ty con, công ty liên kết.
SBIC sẽ thực hiện sắp xếp lại 234 doanh nghiệp thuộc cơ cấu Tập đoàn Vinashin trước đây không tiếp tục duy trì trong cơ cấu Tổng công ty; Cổ phần hóa, bán chuyển nhượng vốn, chuyển giao, sáp nhập 69 doanh nghiệp; Bán, giải thể, phá sản 165 doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các đơn vị thành viên của Tổng công ty tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của đơn vị thành viên với Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy theo quy định của pháp luật. Trong thời gian chuyển đổi mô hình tổ chức, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các cá nhân có liên quan của các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản, tiền vốn của đơn vị, không để hư hỏng, hao hụt, thất thoát.
Khi đi vào hoạt động, Hội đồng thành viên SBIC có trách nhiệm xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty trình Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt; Xây dựng ban hành quy chế tài chính và các quy chế quản lý nội bộ của Tổng công ty theo quy định; Tổ chức, sắp xếp lại bộ máy giúp việc của Tổng công ty theo hướng tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty và bổ nhiệm cán bộ thuộc thẩm quyền của Tổng công ty theo quy định;
Tổ chức thực hiện Đề án tiếp tục tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Làm thủ tục đăng ký lại quyền sở hữu tài sản và đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
TGĐ "thổi" giá thiết bị gấp 1.300 lần để ăn chia Mua lại thiết bị lặn với giá 100 triệu đồng song Tổng giám đốc Công ty Cho thuê Tài chính II (thuộc Agribank) Vũ Quốc Hảo cùng các tòng phạm đã "thổi" lên thành 130 tỉ đồng, gấp 1.300 lần, để chia chác. Trụ sở ALCII tại TP HCM - Ảnh: TTO Nguồn tin ngày 23/10 cho biết Viện Kiểm sát nhân dân...