10 đặc sản kẹo, mứt từ Bắc vào Nam
Các sản phẩm từ sấu, kẹo Sìu Châu, kẹo cu đơ, mè xửng, kẹo gương, mứt dâu… là các đặc sản kẹo, mứt bạn nên nếm thử một lần trong đời, để cảm nhận hết được hương vị truyền thống của Việt Nam.
Ô mai Hàng Đường, Hà Nội
Nói đến ô mai, người ta nhớ đến Hàng Đường, phố chuyên kinh doanh bánh, mứt kẹo đặc sản của Hà Nội. Ô mai có nhiều loại như sấu bao tử, sấu dầm, mơ gừng, mơ xào các loại, khế, mận xào, mơ cam thảo, chanh ngọt mặn… Mỗi loại có một vị khác nhau phù hợp với sở thích, khẩu vị của từng người hay từng thời điểm.
Sấu là loại quả chỉ có ở miền Bắc. Mùa sấu vào tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Quả sấu không đẹp, vị chua, phần thịt lại ít nhưng từ loại quả này, người ta có thể chế biến hàng trăm món ăn ngon từ ngâm, xào, kho, nấu canh, om… Trong tất cả các món ăn ấy, mứt sấu bình dị nhất nhưng được nhiều du khách đến Hà Nội “săn lùng” nhất.
Có khá nhiều loại mứt sấu như sấu bao tử, sấu ngâm mơ… mỗi loại mứt mang đến những trải nghiệm khác nhau nhưng tựu chung đều làm người ta… chảy nước miếng khi nghĩ đến.
Thành phần và cách chế biến món kẹo lạc vừng khá đơn giản. Lạc (đậu phộng) và vừng rang vàng. Đường thắng chảy, sau đó thêm mạch nha vào. Nấu đường và mạch nha đến độ vừa phải thì cho vừng và lạc vào đảo đều. Áo một lớp bột mỏng lên mâm, cho hỗn hợp vừa trộn lên trên, dùng thanh gỗ tròn cán đều. Tiếp đó cho thêm lớp vừng lên trên cho đẹp mắt. Khi hỗn hợp này nguội, món kẹo lạc vừng cũng sẵn sàng để bạn nhâm nhi với trà nóng.
Kẹo Sìu Châu Nam Định
Video đang HOT
Kẹo Sìu Châu hay kẹo Sìu là cách đọc chệch của kẹo Triều Châu. Tên gọi của món kẹo này gắn liền với một hàng làm kẹo này rất ngon trước đền Triều Châu ngay bến Ngự sông Vị Hoàng.
Về nguyên liệu cơ, bản, cách làm, kẹo Sìu Châu không khác mấy so với kẹo lạc vừng Hà Nội nên rất nhiều du khách khi đến hai địa danh này thường nhầm lẫn. Song nếu để ý kỹ, chúng ta dễ nhận ra độ dày mỏng khác nhau của hai đặc sản này. Bên cạnh đó, sự đầy đặn của món ăn khiến kẹo Sìu Châu không có cảm giác “giòn tanh tách” như kẹo lạc vừng.
Để có cu đơ ngon, tất cả các thao tác phải được thực hiện cẩn thận và tỉ mỉ. Cụ thể khi nào mật sôi sục mới cho gừng và lạc (giữ nguyên vỏ) vào và phải liên tục khuấy đều tay theo chiều kim đồng hồ để lạc không chìm, không bung vỏ. Khi mật đạt yêu cầu, múc ra rưới đều lên bánh tráng có kích thước nhỏ, được nướng chín đều, tiếp đó thêm ít mạch nha cho dạy mùi, rồi úp thêm một lớp bánh tráng lên trên.
Mè xửng Huế
Mè xửng là đặc sản của vùng đất kinh kỳ. Có 4 loại mè xửng với 4 đặc tính khác nhau. Mè xửng dẻo có thể dùng tay cuộn tròn hoặc bẻ gập thanh kẹo, nhưng bỏ tay ra nó lại trở về tư thế ban đầu. Mè xửng giòn thì giòn tan đã miệng. Mè xửng gương trong suốt như gương. Mè xửng đen gồm toàn vừng đen bùi và bổ…
Kẹo gương của đất Quảng quấn quýt du khách và con người ở đây với cái ngọt thanh, chua nhẹ của lớp đường mỏng, vị thơm của mè rang vàng, vị giòn của đậu phộng, vì giòn tanh tách lạ miệng của “lớp gương” vỡ trong miệng.
Mứt dâu tây Đà Lạt
Có hai loại mứt dâu tây là mứt dâu (nước) và mứt dâu tây sấy. Mỗi loại mứt dâu có cách thưởng thức khác nhau. Mứt dâu tây (nước) không chỉ ngon tuyệt khi quết hay chấm với bánh mì mà còn là món nước giải nhiệt tuyệt vời khi hoàn tan với đá lạnh và nước. Dâu tây sấy cho cảm giác lạ hơn của vị chua ẩn sau trong vị ngọt. Tuy nhiên, dù thưởng thức như thế nào, điểm nhấn ấn tượng nhất của loại mứt được làm từ đặc sản Đà Lạt chính là vị ngọt gắt đến khó tưởng của nó.
Hồng khô Đà Lạt
Du khách đến “vương quốc mứt” thường gọi trái hồng sau khi được ngâm tẩm, sấy khô là mứt, song dân địa phương thường gọi đặc sản này là hồng khô, gắn với cách làm ra món ăn.
Thành phẩm hồng khô ngon nhất là được làm từ hồng trứng, song do giá thành thu mua sản phẩm cao, khó gia giảm, hiệu suất thấp nên hầu hết hồng khô hiện nay là hồng ghép (trái lớn hơn).
Là món kẹo đặc sản của miền Nam nói riêng và của Việt Nam nói chung, nhưng toàn bộ quá trình thao tác để cho ra món kẹo dừa khá đơn giản với vòng tròn khép kín của quy trình từ nguyên liệu thô sang thành phẩm.
Ngàu nay, ngoài vị kẹo dừa truyền thống, các lò làm kẹo dừa đã nghiên cứu thêm nhiều loại hương mới như kẹo dừa sầu riêng, kẹo dừa đậu phộng, kẹo dừa hai màu… Dù gia giảm hay nhấn nhá nhiều nguyên liệu khác nhau, kẹo dừa vẫn thu phục mọi người với vị thơm, béo, ngọt đậm đà.
AN HUỲNH
Theo Infonet
Ngọt ngào mè xửng Huế
Ghé thăm Huế trong cái nắng hanh hao của những ngày cuối thu, thưởng thức một chén cơm hến, bánh nậm, bánh ướt hay lang thang những quán mè xửng san sát đủ thấy được ẩm thực cố đô phong phú nhường nào.
Chỉ riêng mè xửng đã có vài chục nhãn hiệu như Thiên Hương, Thiên Thịnh, Thông Hương, Song Hỷ, Cát Tường, Song Nhân, Thanh Bình, Nam Thuận, Hồng Thuận... Có người sành ăn bảo mè xửng Huế tuy nhiều nhưng loại ngon phải là màu vàng trong suốt, bẻ thấy mềm nhẹ nhưng không gãy, thơm hương vị mè.
Đây là món ăn quen thuộc, lại có sức quyến rũ bởi cái vị ngọt béo của đường, giòn của đậu phụng, thơm bùi của mè. Nó còn có môt người bạn đi kèm không thê tách rời đó là trà sen - thứ trà được ướp công phu từ những đóa sen còn đọng hơi sương.
Mè xửng Huế thơm, ngon, có màu vàng trong suốt, bẻ thấy mềm nhẹ nhưng không gãy.
Từ xưa đến nay món này chủ yếu được làm thủ công. Công việc đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu gồm đậu phộng, mè, đường trắng và bột gạo. Mùi thơm, vị béo ngọt thanh nhẹ của mè xửng Huế phần nhiều là nhờ những hạt mè đã được lựa chọn khá kỹ. Người Huế còn dùng gạo thơm ngon nghiên nhỏ ra để làm nên bột gạo với hương vị đặc trưng.
Bí quyết làm mè xửng của người Huế thuộc vào công đoạn nhào trộn nguyên liệu và ép bánh. Đường cát nấu đến độ sôi nhất định rồi cho bột gạo vào, trộn đều với nhau và khuấy liên tục để bột không bị vón cục. Đậu phộng sau khi bỏ lớp vỏ lụa bên ngoài cũng được cho vào nồi đường.
Trong khi nấu đường, người thợ còn bỏ một ít nước chanh tươi vào nồi đường cho món kẹo thơm hơn. Khi hỗn hợp đường, bột gạo, đậu phộng vừa chín tới thì nhanh tay múc kẹo ra những chiếc khay cho nguội bớt đi. Ngay sau đó rắc nhanh một lớp mè thơm.
Tiếp tục cán ép đều kẹo trong một chiếc khung bằng thanh sắt tròn. Công đoạn cuối cùng là dùng máy để cắt kẹo thành những miếng vuông đều đặn, rồi bọc túi nilon.
Một buổi sáng cuối thu Huế se lạnh, ngồi ngắm dòng Hương Giang vẫn còn phảng phất hơi sương lại được cùng bạn bè nhâm nhi tách trà sen, thưởng thức vài chiếc kẹo mè xửng cố đô thì thú vị không gì bằng.
Bài và ảnh Thanh Ly
Theo VNE
Cận cảnh làm kẹo dừa ở Bến Tre Có tận mắt chứng kiến mới thấy, các công đoạn chế biến của loại kẹo này không quá cầu kỳ như nhiều người vẫn tưởng. Tuy được cắm thẳng đứng, nhưng dao dùng lột dừa được biết với tên dao nằm. Công đoạn lột dừa cần nhiều sức nên thường do nam giới đảm nhiệm. Mỗi trái dừa được lột với khoảng 2,3...