10 cuộc đấu tranh đàn ông nhất định phải giành phần thắng trong đời
Tử tế luôn là thước đo cao nhất của một người đàn ông. Nhưng đừng nhầm. Không phải là ‘tử tế’ khi để mọi người vượt qua ranh giới của bạn!
1. Đối đầu và đánh bại sự xấu hổ của bản thân
Nếu quan sát kỹ những cảm xúc tiêu cực của mình, chúng ta sẽ nhanh chóng nhận ra rằng mọi nguyên nhân sâu xa hầu như luôn bắt nguồn từ sự xấu hổ.
Đàn ông trong thời đại này đối mặt với nhiều kiểu xấu hổ khác nhau. Chính vì sự xấu hổ này, anh em thường che giấu bản thân mình cũng như từ chối sự giúp đỡ từ người khác.
Để trở thành những người đàn ông tốt hơn, chúng ta phải học cách xác định sự xấu hổ, đưa nó ra ánh sáng, và làm quen với nó. Đó chính là quyền lực của bạn với chính bản thân mình và nhất định phải chiến thắng!
2. Tìm người cố vấn và làm theo họ
Thống kê cho thấy rằng những sinh viên có người hướng dẫn có nhiều khả năng thăng tiến và thành công trong sự nghiệp hơn.
Hãy tìm một người đàn ông bạn ngưỡng mộ hoặc một hình mẫu mà bạn có thể học tập được từ họ. Nhưng nên nhớ, đừng quá tôn thờ và biến bản thân mình thành một bản sao của họ.
3. Nhận thức đúng đắn về tình yêu
Có thể nhiều bạn đã trải qua những mối quan hệ tan vỡ và mất niềm tin vào tình yêu.
Có thể nhiều bạn đã từng có những sai lầm.
Hãy nghĩ rằng tất cả những điều đó là một bài học, để các bạn có thể đúc kết rằng: Tình yêu là một gia vị của cuộc sống, giúp bạn trở nên tốt hơn, tích cực hơn – nhưng tình yêu đầu tiên mà chúng ta nên học được vẫn là yêu bản thân mình.
4. Ngừng phàn nàn và bắt đầu sửa chữa
Nếu muốn trở thành một người đàn ông tốt hơn, một trong những điều tốt nhất cần làm là ngừng phàn nàn.
Video đang HOT
Phàn nàn không giúp khắc phục sự cố. Trên thực tế, nó khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, hãy ngừng phàn nàn và bắt đầu tìm giải pháp.
5. Nâng cao tính tự kỷ luật của bản thân
Nếu muốn trở nên vĩ đại, nhất định bạn phải chiến thắng bản thân mình.
Kỷ luật là chìa khóa thiết yếu để trở thành một người đàn ông tốt hơn, bởi vì thông qua đó, chúng ta khám phá các giới hạn của bản thân và tạo ra giá trị.
Nếu không vượt qua được kỷ luật, bạn sẽ phải đối mặt với sự hối hận và thất vọng. Và hiển nhiên, chẳng có gì đáng sợ hơn sự hối hận cả.
6. Viết ra các mục tiêu
Theo một số thống kê, những người thường xuyên viết ra mục tiêu thường đạt được thành quả gấp 9 lần những người không viết ra.
Viết ra một vài mục tiêu bạn muốn hoàn thành trong ngày, tuần, tháng, rồi đến mục tiêu cả năm.
Chỉ khi viết ra, người ta mới luôn ghi nhớ được mục tiêu ban đầu, không thì bạn sẽ bị những bận rộn hàng ngày cuốn đi lúc nào không hay.
Đó là một phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để trở thành một người đàn ông tốt hơn.
7. Ngừng lãng phí thời gian
Một trong những cách cơ bản nhất để trở thành một người đàn ông tốt hơn là tận dụng thời gian tốt hơn.
Đơn giản thôi, đừng lãng phí thời gian vào những thứ không đáng và những người không quan trọng.
8. Nâng người khác lên
Việc xây dựng một toà nhà cao nhất của riêng mình không có nghĩa là bạn phải phá huỷ các toà nhà người khác đã xây lên!
Tôn Tử nói rằng: “Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ lãnh đạo bằng gương, không phải bằng vũ lực.”
Tôi cũng thường nói rằng những người đàn ông alpha không bao giờ hạ gục những người đàn ông khác. Họ nâng những người đàn ông khác lên.
Điều này khiến bạn trở nên tử tế và có giá trị hơn.
9. Bắt đầu trung thực hơn
Không có gì ngạc nhiên khi trung thực làm gia tăng hạnh phúc và giúp cho các mối quan hệ trở nên lành mạnh, gần gũi hơn.
10. Hãy tử tế và tôn trọng người khác, nhưng đừng khinh suất
Một trong những bài học khó nhất mà tôi phải học là vẫn tử tế mà không dung túng những điều vô nghĩa.
Tử tế luôn là thước đo cao nhất của một người đàn ông.
Nhưng đừng nhầm. Không phải là ‘tử tế’ khi để mọi người vượt qua ranh giới của bạn.
Nó giống như một con sư tử bảo vệ niềm kiêu hãnh của mình, nhưng không ngần ngại nhẹ nhàng “đánh” đàn con hoặc gầm gừ với chúng khi chúng vượt quá ranh giới của chúng.
Pháp oằn mình trước sự khốc liệt của làn sóng Covid-19 thứ hai
Dịch Covid-19 cứ tăng tốc mỗi ngày, dù chính phủ Pháp có làm gì và áp dụng bao nhiêu biện pháp.
Làn sóng Covid-19 lần thứ hai càn quét qua nước Pháp
Trong nhiều tháng qua, nước Pháp áp đặt ngày càng nhiều các biện pháp để chống dịch Covid-19 nhưng tất cả đều chưa có hiệu quả. Ngày 30/10, nước này chính thức bước vào giai đoạn tái phong tỏa toàn quốc. Tuy nhiên, theo giới khoa học, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 2 này còn khốc liệt hơn rất nhiều so với làn sóng đầu tiên, xảy ra vào cuối năm 2019, đầu năm 2020. Quá trình tái phong tỏa toàn quốc tại Pháp khả năng còn kéo dài đến hết năm 2020, thậm chí lâu hơn.
Làn sóng dịch Covid-19 đầu năm 2020 tại Pháp đã khiến khoảng 30.000 người thiệt mạng, hàng trăm nghìn ca nhiễm virus SARS-CoV-2 được chính thức xác nhận thông qua xét nghiệm, bên cạnh con số hàng triệu ca nhiễm theo ước tính của các bác sĩ. Các bệnh viện quá tải bệnh nhân nhập viện điều trị các triệu chứng của virus SARS-CoV-2, đặc biệt là các phòng cấp cứu luôn rơi vào tình trạng hoạt động vượt quá công suất. Sau quá trình phong tỏa kéo dài gần hai tháng (từ 16/3 - 11/5), nước Pháp dỡ dần phong tỏa. Dịch bệnh tạm lắng giúp nước Pháp có thời gian nghỉ ngơi, hệ thống bệnh viện được giải tỏa.
Làn sóng dịch đầu năm 2020 đã làm bộc lộ nhiều bất cập của nước Pháp trong chống dịch, từ thái độ chủ quan trước dịch bệnh của cả lãnh đạo chính trị cũng như người dân, tới tình trạng thiếu thốn trang thiết bị y tế (khẩu trang, nước rửa tay, xét nghiệm...). Sau khi dịch bệnh tạm lắng, một cuộc điều tra về cách thức quản lý dịch bệnh đã được tiến hành với mục tiêu rút ra các bài học để chống chọi với các đợt dịch sau. Hàng loạt quan chức y tế, lãnh đạo chính phủ và các bộ ngành phải lần lượt điều trần trước Quốc hội Pháp. Gần nhất là hồi giữa tháng 10/2020, cơ quan chức năng đã khám xét nơi ở và nơi làm việc của cựu Thủ tướng Edouard Philippe, cựu Bộ trưởng Y tế Agnès Buzyn và đương kim Bộ trưởng Y tế Olivier Véran, những người có vai trò quyết định trong quản lý dịch Covid-19, để phục vụ điều tra.
Những tưởng khi đã rút ra nhiều bài học xương máu từ đợt dịch đầu tiên, có thời gian hàng tháng nghỉ ngơi, có tâm thế chủ động trong đón nhận làn sóng dịch thứ 2, thì nước Pháp sẽ khống chế được dịch bệnh ngay khi nó có dấu hiệu bùng phát trở lại. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy một kịch bản khác, dịch Covid-19 cứ tăng tốc mỗi ngày, dù chính phủ Pháp có làm gì, áp dụng bao nhiêu biện pháp. Trước khi buộc phải phong tỏa toàn quốc lần thứ hai, Pháp đã phải áp đặt lệnh giới nghiêm tại 9 khu vực đô thị lớn trên toàn quốc, rồi mở rộng ra 54 tỉnh thành. Tuy nhiên, lệnh giới nghiêm được đánh giá là vô tác dụng và lãng phí thời gian, khi người dân nước này chỉ điều chỉnh thời gian sinh hoạt mà không hề giảm tiếp xúc.
Tái phong tỏa - lựa chọn không thể tránh khỏi
Và rồi việc Tổng thống Pháp công bố tái phong tỏa toàn quốc chẳng hề gây bất ngờ với ai, kể cả người dân chứ chưa nói đến giới khoa học. Tái phong tỏa toàn quốc tại Pháp là điều không thể tránh khỏi và có thể được coi là thất bại toàn diện của chính phủ Pháp trong quản lý dịch Covid-19.
Trong những ngày cuối tháng 10/2020, tất cả các chỉ số liên quan dịch Covid-19 đều bùng nổ (số lượng ca nhiễm mới hàng ngày lên tới hơn 50.000 ca, thực tế khoảng 200.000 ca mỗi ngày theo các nhà khoa học; số người chết vì Covid-19 có ngày đã vượt quá 500 người (trong cả hệ thống bệnh viện và các trung tâm chăm sóc người cao tuổi), cao hơn cả giai đoạn dịch đầu năm; số ca nhập viện cấp cứu lúc đó đã là khoảng 3 nghìn ca, chiếm hơn 1 nửa khả năng tối đa của hệ thống bệnh viện).
Vài giờ trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực, Bộ trưởng Y tế nước này thừa nhận, trong 2 tuần (tức là đến giữa tháng 11), số ca nhập viện cấp cứu sẽ ngang bằng hoặc nhiều hơn số ca trong thời kỳ đỉnh dịch hồi tháng tư (khi đó là hơn 7.000 ca cấp cứu), cho dù nước Pháp có làm bất cứ điều gì cũng không thể thay đổi được tình thế.
Thực tế, làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 này còn mạnh hơn nhiều so với làn sóng dịch đầu năm. Đến ngày 28/10, các nhà khoa học Pháp thừa nhận, còn lâu nước này mới đạt đỉnh dịch trong đợt dịch thứ 2. Các nhà khoa học trong Hội đồng khoa học (đơn vị tập hợp các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực dich tễ học, có nhiệm vụ tư vấn cho chính phủ Pháp các biện pháp quản lý dịch Covid-19) phải thừa nhận bị bất ngờ bởi tính khốc liệt của làn sóng dịch thứ hai này.
Hội đồng này cũng thừa nhận, làn sóng thứ hai này mạnh hơn và còn có thể kéo dài hơn trong nhiều tháng nữa, trước mắt nước Pháp sẽ là nhiều tháng khó khăn chồng chất. Tính đến ngày 2/11, Pháp đã ghi nhận hơn 37.000 ca tử vong kể từ đầu năm, với hơn 3.700 ca cấp cứu trong hệ thống bệnh viện. Theo các nhà khoa học, số ca cấp cứu trong giai đoạn đỉnh dịch thứ hai này có thể lên tới 9.000 ca, so với hơn 7.000 ca trong đỉnh địch đầu năm.
Cũng theo ước tính, đến ngày 12/11, Pháp sẽ đón nhận khoảng 6.000 - 6.600 ca cấp cứu, trên tổng số 6.300 giường bệnh cấp cứu. Hệ thống bệnh viện sẽ chứng kiến áp lực như giai đoạn đầu năm, thậm chí hơn, và sẽ quá tải nghiêm trọng trước khi đỉnh dịch thứ 2 xuất hiện. Việc chăm sóc bệnh nhân Covid-19 cũng sẽ khó khăn hơn, chỉ các bệnh nhân đã hôn mê hoặc phải đặt nội khí quản mới được vào phòng cấp cứu, các bệnh nhân nặng khác chỉ được chăm sóc trong phòng bệnh có hệ thống giám sát. Nói cách khác, hoạt động của hệ thống bệnh viện cũng phải có sự thay đổi để thích ứng với tình hình khủng hoảng y tế. Theo các nhà khoa học Pháp, chỉ khi một loại vaccine hiệu quả xuất hiện, tình hình mới có thể trở lai bình thường được.
Hậu quả kinh tế do dịch Covid-19, đặc biệt là quá trình phong tỏa toàn quốc kéo dài gần 2 tháng hồi đầu năm, lên nền kinh tế và xã hội Pháp là vô cùng nặng nề. Khi dỡ phong tỏa toàn quốc hồi tháng 5/2020, tình hình đã được cải thiện, các chuyên gia kinh tế dự báo, kinh tế Pháp sẽ tăng trưởng âm nhiều phần trăm trong năm 2020 và hậu quả kinh tế còn kéo dài nhiều năm sau đó.
Với mục tiêu vực dậy nền kinh tế, chính phủ nước này bơm 100 tỷ euro vào nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp hoạt động trở lại, giúp cỗ máy kinh tế vận hành trở lại. Tuy nhiên, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ hai ập đến như một đòn trời giáng vào các hy vọng của nước Pháp. Trong lĩnh vực xã hội, hậu quả nặng nề nhất mà dịch Covid-19 mang đến là sự rối loạn của hệ thống giáo dục, nguy cơ tụt lùi đối với các học sinh, đặc biệt là sự bất bình đẳng mà con em các gia đình nghèo, khó khăn phải hứng chịu.
Với mục tiêu không để nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, không để học sinh phải nghỉ học lâu hơn nữa, nước Pháp áp đặt quá trình tái phong tỏa với nhiều quy định được nới lỏng hơn. Nhiều cơ sở công, các trường học sẽ tiếp tục hoạt động bình thường (trừ cấp đại học sẽ dạy và học trực tuyến). Các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp, người lao động được khuyến khích làm việc nhiều nhất có thể... Tuy nhiên, chính việc phong tỏa toàn quốc với các quy định nửa vời, không hạn chế triệt để tiếp xúc xã hội, sẽ không thể khiến nước Pháp nhanh chóng dập được dịch.
Mục tiêu trong 5 tuần phong tỏa, số ca nhiễm hàng ngày sẽ giảm từ khoảng 40.000 - 50.000 ca hiện nay xuống còn 5.000 ca khó có thể đạt được. Vì vậy, quá trình tái phong tỏa sẽ còn phải kéo dài hơn, đến hết năm 2020, thậm chí đến đầu năm 2021. Dịch Covid-19 tại Pháp nhìn chung chưa thể sớm chấm dứt. Hội đồng khoa học nước này còn lo ngại, nhiều làn sóng dịch nữa sẽ ập đến trong mùa đông và mùa xuân sắp tới.
Sách giáo khoa lớp 1: Đổi mới có bằng cũ? Vì câu chuyện sách giáo khoa lớp 1 mà có bác nông dân nói với tôi rằng, ngành Giáo dục đổi mới sách vở học tập cho các cháu ít thôi, như vậy đỡ lãng phí thời gian và tiền bạc... Con út tôi năm nay học lớp 1. Cháu đi học mà thương quá. Trên lưng đeo cặp đi học với bộ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nửa đêm xem phim "Sex Education", tôi chột dạ nhận ra hành động bất thường của con gái trong nhà tắm: Bố mẹ khiến con "ngạt thở" vì lỗi này

Mẹ vợ gọi các con về rồi đưa mỗi đứa một cuốn sổ đỏ và một tờ danh thiếp, nhắn nhủ 2 câu khiến ai nấy tái mét mặt mày

Sau khi tôi sinh con trai, mẹ chồng bắt cháu gái mới 3 tuổi sang ngủ cùng giúp việc, và lời nói đau lòng của con gái nhỏ

Vợ cũ của chồng thuê bằng được căn hộ cùng tầng với nhà tôi, kể từ đó cái gì cũng sang nhờ vả chồng cũ, 10h đêm vẫn gõ cửa nhờ xuống lấy đồ ăn hộ

Cứ đến tối là bố chồng vào phòng vợ chồng tôi xem phim kiếm hiệp đến khuya, con cái nhiều lần nói khéo nhưng ông nhất quyết không thay đổi

Hơn 30 năm mẹ tôi luôn chờ cơm bố, nhưng chỉ 1 lần ăn trước để đi khám bệnh thì mẹ bị bà nội hất cả bát canh rau vào người

Mẹ đi làm giúp việc lương 4 triệu, nhưng em gái học cấp 3 của tôi đòi mua túi xách hơn chục triệu trong ngày sinh nhật nó

Về muộn một hôm mà tôi bị chị dâu dùng kế khiến mẹ đuổi tôi ra khỏi nhà

Con trai bênh vợ đuổi bố ra khỏi nhà, tôi tức giận chỉ sang khách sạn bên cạnh tiết lộ một chuyện làm con quỳ sụp xuống xin lỗi

Dọn về sống chung nhà với bố mẹ và anh chồng chị dâu, tôi mới thấm thía cảnh làm dâu út cay đắng thế nào

Bố chồng thử lòng con trai và con dâu bằng một cách khó ai ngờ tới, khi bị phát hiện, ông lại đưa ra số tài sản lớn để giải quyết

Mẹ chồng bảo tôi "chân đi 2 hàng dáng xấu như con cóc", chồng tôi đáp lại mấy câu khiến bà không dám chê bai con dâu thêm nửa lời
Có thể bạn quan tâm

Bắt một cán bộ Chi cục thi hành án dân sự ở Bình Phước do lợi dụng chức vụ, quyền hạn
Pháp luật
06:32:21 10/05/2025
Vì sao Ronaldo nhiều lần gọi Georgina là "vợ" nhưng vẫn chưa tổ chức đám cưới với cô nàng?
Sao thể thao
06:21:47 10/05/2025
Nam thần 2K bị "bóc phốt" tả tơi, sụp đổ chỉ sau 1 đêm vì lộ chuyện đâm sau lưng cả showbiz cực sốc
Sao châu á
06:19:43 10/05/2025
Thông báo khẩn từ KFC Việt Nam về loạt phát ngôn thiếu chuẩn mực
Netizen
06:19:27 10/05/2025
Những loại rau củ lành mạnh bạn nên ăn hàng ngày
Sức khỏe
06:15:32 10/05/2025
Thịt băm nướng mềm mọng, ngọt ngon thơm nức nhờ tuyệt chiêu tẩm ướp này!
Ẩm thực
05:57:53 10/05/2025
Phim Trung Quốc chưa xem đã thấy hay, khiến netizen háo hức nhất hiện tại: Nữ chính đẹp thôi rồi, cười mệt với nam chính
Phim châu á
05:53:18 10/05/2025
10 mỹ nhân có đôi mắt đẹp nhất thế giới: Kim Ji Won xếp bét bảng, hạng 1 là "kỳ quan thế giới thứ 8"
Hậu trường phim
05:52:44 10/05/2025
Phan Đinh Tùng phẫu thuật 3 tiếng, Minh Tuyết nóng bỏng tuổi 49
Sao việt
23:33:43 09/05/2025
Ca sĩ Noo Phước Thịnh: Tôi và MONO trong sạch, không có gì hết
Nhạc việt
23:31:22 09/05/2025