10 cuộc chiến thảm khốc giữa Microsoft và Google năm 2010
Microsoft là tượng đài hùng vĩ trong ngành công nghệ trong khi Google lại là anh lính mới với nhiều tham vọng. Khi quyền lợi của hai nhân vật chóp bu này bị ảnh hưởng, xung đột xảy ra là điều có thể hiểu được.
Cuộc chiến pháp lý
Cả hai đại gia này dường như đều muốn đổ vấy cái tiếng “độc quyền” cho nhau khi lần lượt đưa đối thủ ra tòa. Đầu tiên là sự việc Google kiện Microsoft lên Bộ Nội vụ Hoa Kỳ vì đã ưu đãi tập đoàn này nhận được những hợp đồng béo bở về phát triển hợp đồng email dựa trên công nghệ điện toán đám mây.
Trả đũa lại hành động trên của “gã mới nổi”, Microsoft tham gia vào một nhóm những công ty phản đối bản kế hoạch thâu tóm tất cả thị trường tìm kiếm trên mạng nhằm tránh trường hợp Google trở thành “ông chủ lớn” của Internet. Vẫn chưa có kết quả cuối cùng của những án thẩm trên nhưng các vụ kiện tụng đó đã bắt đầu ngòi nổ cho các cuộc đại chiến khác giữa hai hãng trong năm 2010.
Chiến tranh trên màn hình desktop
Không còn nghi ngờ gì về sức mạnh khủng khiếp của Google trên thị trường tìm kiếm nhưng hành động đầy tham vọng muốn đổ bộ lên “miền đất hứa” hệ điều hành của hãng thì xem ra đã động chạm quá lớn đến Microsoft. Google cũng từng tuyên bố họ sẽ chinh phục chính những người dùng lâu năm của đối thủ rồi lớn tiếng phê phán Windows có quá nhiều lỗ hổng an ninh.
Trong khi đó, đại diện bên phía tập đoàn Microsoft phản pháo rằng: “Trình duyệt mãi mãi là trình duyệt và không bao giờ có thể được coi là 1 hệ điều hành đích thực. Về bản chất, Chrome OS cũng chỉ là dựa trên nền tảng Linux và chỉ có thể chạy được tác vụ đơn nhiệm.”
Cuộc chiến trình duyệt
Nếu xét về số lượng người dùng trên toàn cầu thì Internet Explorer của Microsoft vẫn đứng số 1 thế giới mặc cho những mối đe dọa đến từ Mozilla FireFox, Opera hay mới đây nhất là Chrome. Để củng cố vị thế của mình, Bill Gates đã ra sắc lệnh phát triển bản Internet Explorer 9 được giới thiệu là tương thích rất tốt với các cuộc thử nghiệm cùng HTML5.
Nhưng nếu xét kỹ thì số lượng người dùng Internet Explorer đang giảm xuống đều đều theo từng tháng trong khi Chrome của Google lại tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, gần 10% chỉ sau gần hai năm ra mắt. Với đà tiến như vậy, rất có khả năng năm 2010 sẽ là cuộc giành giật thị trường vô cùng căng thẳng của hai trình duyệt 1 già 1 trẻ trên.
Bảo mật
Một một sản phẩm công nghệ sẽ được coi là an toàn nếu như trang bị đầy đủ hệ thống bảo mật tối ưu với các dữ liệu, thông tin của người dùng trước virus, malware… Vào tháng 6 vừa rồi, Microsoft đã kiện Google với cáo buộc rằng hãng này đã công bố quá nhiều lỗi bug trong bản Windows XP và Windows Server 2003. Điều này có thể gây ra các tác hại nhiều mặt đến người dùng của Microsoft. Trong khi đó, Google cũng lên tiếng “phê bình” rằng Internet Explorer 8 tỏ ra quá yếu kém trong công tác bảo mật và đề nghị đối thủ sửa những lỗi bug mà họ đã nêu ra.
Video đang HOT
Cạnh tranh Smartphone
Microsoft đã thành công trong việc phát triển và hoàn thành Windows Phone 7 cũng như các ứng dụng trên nền tảng đó. Nhưng điều này vẫn chưa đủ bởi hãng còn phải quảng bá sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng. Bill Gates hiện chưa cho biết có bao nhiêu chiếc điện thoại chạy hệ điều hành trên đã được bán ra. Tuy nhiên, ban lãnh đạo lại đang than phiền về thị phần ngày càng giảm của mình. Theo thông tin mới nhất, kẻ hớt tay trên của Microsoft chính là Google Android. Tất nhiên, kết luận này sẽ như thêm dầu đổ vào lửa trong mối quan hệ vốn đã chẳng tốt đẹp của hai bên.
Phần mềm văn phòng
Trong khi thị trường smartphone không mấy khả quan với Microsoft thì phải công nhận rằng hãng vẫn là kẻ thống trị trong lĩnh vực cung cấp phần mềm văn phòng với Microsoft Office, theo cách gần giống như Windows đang ngự trị hệ điều hành hiện nay.
Tuy nhiên, Google cũng nhìn thấy lợi nhuận khổng lồ từ thị trường này và đã liên tiếp tung ra những ứng dụng trong gói Google Apps, công cụ đa dạng bao gồm Gmail và Google Docs. Rất nhanh chóng, hãng đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với hơn 3 triệu khách hàng doanh nghiệp khác nhau – một con số cũng khiến Microsoft phải suy nghĩ.
Cuộc chiến trên… mây
Mặc dù thị phần chưa được lớn bằng nhưng sức mạnh mới của Google là công nghệ điện toán đám mây đã khiến đối thủ cũng phải lao vào vòng cạnh tranh với hãng nếu như không muốn trở thành kẻ chậm chân. Chính áp lực từ phía Google đã khiến Microsoft phải tăng cường cải tiến trong các công cụ Office, Exchange và SharePoint của Office 365 theo hướng mang màu sắc điện toán đám mây. Tuy Google là người có lợi thế nhưng chưa chắc đã là kẻ chiến thắng cuối cùng trong lĩnh vực đầy mới mẻ này.
Tranh dành tìm kiếm và sử dụng email của khách hàng
Trong khi Microsoft vẫn thống trị khu vực doanh nghiệp và sản xuất bằng Hotmail thì Google cũng không chịu kém cạnh khi làm mưa làm gió thị trường người dùng cá nhân. Cả hai loại hình dịch vụ email này đều đã vượt ngưỡng 40 triệu người dùng chỉ tính riêng tại thị trường Hoa Kỳ. Bởi vậy, cuộc cạnh tranh giữa cả hai về mặt câu kéo người sử dụng không những là có thật mà còn mang tính quyết liệt, gay gắt.
Cuộc chiến dịch vụ tìm kiếm cũng kém phần căng thẳng khi Bing của Microsoft cứ liên tục bám đuổi Google Search bằng việc bắt tay với Facebook và Yahoo. Mặc dù chiếm 2/3 thị phần sử dụng toàn cầu nhưng chắc chắn Google sẽ còn phải tốn nhiều công sức khi đối phó với Bing.
Tranh giành khách hàng… Chính phủ
Ai cũng biết làm ăn với Chính phủ và quân đội phải thật cẩn thận nhưng cái lợi mà sự hợp tác đó mang lại thì vô cùng to lớn. Trong khi Google đã ký kết được hợp đồng với Cơ quan Quản lý dịch vụ Mỹ và hợp đồng khác với thành phố Los Angeles thì Microsoft cũng chẳng chịu ngồi yên khi có trong tay biên bản với Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
Chẳng phải nói thì ai cũng biết cái lợi là như thế nào đối với mỗi bên. Thế nên, chẳng ai chịu nhường ai và căng thẳng xảy ra là điều tất yếu.
Khẩu chiến
Tháng 5, Google quy kết đối thủ của mình còn quá non nớt khi nói về thị trường ứng dụng điện toán đám mây thì tháng 11, đại diện của Microsoft cũng lên tiếng rằng Google đang là kẻ thất bại trên “mặt trận” này. Rồi sau đó là lời qua tiếng lại, chê bai, đả kích nhau của hai ông lớn, hậu quả dẫn dến cả hai đem nhau ra toà, chê bai Google Android rồi Windows Phone 7… mà chưa có dấu hiệu dừng lại.
Theo gamek
Top 7 phần mềm "ăn theo" Firefox thành công nhất
Cùng chung một gốc mã nguồn mở, ngoài Firefox có không ít phần mềm hữu ích khác sử dụng nền tảng này để xây dựng và phát triển.
Trước khi cuộc chiến trình duyệt bùng nổ, thời điểm Internet Explorer đang ngủ quên trên chiến thắng quá lâu, đâu đó xuất hiện một nền tảng âm thầm lớn mạnh. Miễn phí và mạnh mẽ, Mozilla Firefox dần dần cướp đi thị phần của Internet Explorer. Tất nhiên, thành công không chỉ đến với Firefox mà còn rất rất nhiều phần mở rộng khác. Dưới đây là danh sách 7 phần mềm sử dụng nền tảng công nghệ của Mozilla hữu dụng nhất.
1. Boxee
Là một trong các ứng dụng được rất nhiều người đam mê công nghệ lựa chọn cho những dàn máy HTPC của mình. HTPC (tạm dịch là rạp hát tại gia) là một trong các hình thức máy tính mới phát triển gần đây, bao gồm dàn máy tính bình thường với các phần cứng thuộc dòng nhỏ gọn và vỏ máy được thiết kế riêng biệt để đặt tại phòng khách.
Các phần mềm cài trên HTPC đều được hướng tới nhu cầu giải trí, và Boxee là một trong các phần mềm quản lý và chạy các ứng dụng giải trí đa phương tiện khác như nhạc, ảnh, phim v.v... Boxee không chỉ hỗ trợ những hệ thống HTPC tự chế, mà còn đang được sử dụng trên cả Apple TV.
2. Celtx
Ra đời để phục vụ mục đích làm phim dành cho những người không chuyên, sau một thời gian phát triển Celtx đã hoàn thiện thành bộ sản phẩn tất cả trong 1 giúp cho cá nhân hay các nhóm nhỏ không có đủ điều kiện kinh tế mua hẳn một phần mềm làm phim chuyên nghiệp sử dụng.
Trong khi các phần mềm làm phim khác có giá lên tới hàng trăm đô la thì Celtx lại hoàn toàn miễn phí. Mặc dù vậy nhưng nó vẫn có đầy đủ các công cụ cần thiết nhất cho công việc làm phim như phân cản, ghép lời thoại hay thêm các hiệu ứng âm thanh v.v...
3. KompoZer
Có khá nhiều phần mềm chỉnh sửa, lập trình Web được xây dựng dựa trên nền tảng của Mozilla, một trong số đó là SeaMonkey. Sản phẩm bao gồm hàng loạt ứng dụng web khác nhau như đọc thư, lướt web, chặn quảng cáo và khả năng chỉnh sửa mã nguồn website. Ngoài ra, KompoZer cũng tương tự như vậy, là một ứng dụng có khá năng chỉnh sửa mã HTML, hỗ trợ CSS trong thiết kế giao diện Web, và được tích hợp thêm một công cụ quản lý file theo giao thức FTP để bạn dễ dàng down hay up dữ liệu lên một server FTP nào đó.
4. Kylo
Kylo là một trình duyệt được chọn lọc và tối ưu từ nhiều trình duyệt khác, hoàn thiện dựa trên nền tảng của Mozilla phục vụ mục đích chủ yếu là duyệt Web trên các TV khổ lớn với độ phân giải không quá cao. Font chữ dùng cho Kylo được tối ưu để người xem luôn nhìn rõ với mọi khoảng cách, đó chưa phải tất cả khi Kylo còn cung cấp sẵn cho bạn một bàn phím ảo ngay trên trình duyệt. Kylo được thiết kế cho HTPC, vì vậy sẽ hoàn toàn tương thích với chuột và bàn phím không dây.
5. Miro
Là một ứng dụng chơi nhạc và video được xây dựng dưới dạng danh sách và cây thư mục như những trình quản lý tập tin thông thường, chương trình có khả năng chơi được nhiều định dạng khác nhau như MPEG, Quicktime, WMV, và Xvid, đồng thời Miro còn được tích hợp thêm khả năng tải video từ các trang trực tuyến như YouTube.
6.Songbird
Đây là một phần mềm được thiết kế dựa trên phần mềm iTunes nổi tiếng của Apple. Songbird đã gặp phải khá nhiều vấn đề về độ ổn định ở phiên bản đầu tiên, nhưng sau một thời gian phát triển, nó hoàn toàn có thể đồng bộ được với các thiết bị giải trí đa phương tiện của Apple. Giao diện của Songbird không khác nhiều so với iTunes. Đáng tiếc, công cụ sẽ không có khả năng phát lại những tập tin hình ảnh hay âm thanh được bảo vệ bản quyền bằng DRM tải từ iTunes Store.
7. Spicebird
Trong số rất nhiều ứng dụng Web sử dụng nền tảng Mozila, có không ít phần mềm được tích hợp các tính năng hữu ích khác nhau như duyệt Mail, đọc tin RSSv.v...
Spicebird là một phần mềm giá trị nhất trong số các phần mềm tích hợp đó, nó là sự tổng hợp của Thunderbird (ứng dụng duyệt Mail của Mozilla), Sunbird (ứng dụng lịch và nhắc việc) và Telepathy (phần mềm gửi tin nhắn thời gian thực).
Bên cạnh công cụ chat và lịch, Spicebird còn tích hợp thêm một công cụ lập kế hoạch đơn giản và rất nhiều Widget giá trị khác như bản đồ, thông tin thời tiết v.v...
Theo GameK
Câu chuyện đằng sau logo "cáo lửa" của Firefox Ngày xửa ngày xưa, vào năm 2002, hai nhà sáng lập Dave Hyatt và Blake Ross đã bắt đầu những hoạt động đầu tiên nhằm phát triển trình duyệt mã nguồn mở Firefox như là một nhánh thử nghiệm của dự án Mozilla. Dự án đã trải qua nhiều lần đổi tên. Ban đầu người ta gọi Firefox ngày nay là Phoenix, nhưng...