10 cụm từ bố mẹ cần tuyệt đối không nói với trẻ
Ngôn ngữ có thể đánh dấu hoặc thay đổi cuộc đời của một đứa trẻ. Đó là lý do tại sao cần phải biết cái gì nên nói, cái gì không nên nói, ngay cả khi tâm trạng của cha mẹ không được tốt.
1. “Để đấy, bố/mẹ sẽ làm cho con”
Là bố mẹ, hành động giúp đỡ con cái khi khó khăn là một điều rất bình thường, hoặc trong một số trường hợp là rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng câu nói này khi đề cập đến bài tập về nhà của trẻ, việc vặt, việc hằng ngày thì vô tình bạn làm cho trẻ hình thành tính ỷ lại. Tốt nhất là hãy chỉ cho con cách làm thay vì làm hộ trẻ.
2. “Đừng khóc”
Có vẻ như cụm từ này bố mẹ thường hay nói với con trai. Điều này là không nên, bởi vì nó sẽ làm cho trẻ bị kìm chế cảm xúc. Bạn không nên cấm hoặc khiển trách khi trẻ đang buồn bã, thất vọng về việc gì đó và hãy để con được khóc muốn khóc.
3. “Tại sao con không giống như anh chị của con cơ chứ?”
So sánh có thể gây tổn thương trong bất cứ giai đoạn nào khi trẻ lớn lên. Lý do không nên nói câu này vì nó sẽ làm trẻ cảm thấy bản thân của mình thật tệ, thật xấu. Có thể thay thế bằng một câu nói khác mà có thể đề cao được tính cách tốt, phát huy được thế mạnh của trẻ. Hãy khen ngợi trẻ và nhẹ nhàng an ủi để trẻ cố gắng hơn.
4. “Bố/mẹ hứa…”
Video đang HOT
Không nên sử dụng cụm từ này khi không có ý định thực hiện việc đã nói với trẻ. Khi bạn không giữ lời hứa, trẻ cảm thấy không thể tin tưởng vào chính bố mẹ mình nữa. Có thể thay thế bằng câu “Bố/mẹ sẽ cố gắng hết sức”, điều này sẽ giữ được niềm tin và sự hứng thú của trẻ.
Bố mẹ chính là tấm gương mà trẻ ngay từ lúc sinh ra đã bắt đầu học tập theo. Trẻ sẽ nhanh chóng làm theo những gì bạn làm hoặc nói. Việc nói xấu người khác là một tính cách xấu mà bố mẹ không nên để trẻ học theo.
6. “Bố/mẹ đã nói rồi mà”
Khi trẻ làm sai và hành động ấy có thể lặp lại nhiều lần khiến bố mẹ phát cáu. Hãy kiên nhẫn giải thích cho trẻ hiểu việc làm của trẻ sai ở đâu, nếu như trẻ không hiểu và nhận ra việc làm của mình là sai, điều này thật khó để trẻ sửa đổi.
Đây là cụm từ không nên sử dụng với bất kỳ ai, dù là con cái mình hay là người khác. Ngoài việc thô lỗ, nó còn đe dọa khả năng bộc lộ cảm xúc của trẻ, đôi khi nó lại tạo ra sự thù hận với bố mẹ. Bạn có thể thay thế bằng câu “Con hãy im lặng và chỉ được phép nói khi bố mẹ cho phép”.
8. “Con thật là …(từ tiêu cực)
Chẳng hạn như “con thật là nghịch ngợm”, “con thật là không biết nghe lời”…Bố mẹ thường rất hay sử dụng cụm từ này khi trẻ có những hành vi không ngoan, chống đối lại bố mẹ. Khi nghe những từ này, trẻ sẽ cảm thấy buồn và nghĩ mình có tính cách như vậy. Cụm từ này chỉ nên sử dụng khi muốn làm nổi bật thế mạnh và tài năng của trẻ.
9. “Về nhà con sẽ biết tay với bố/mẹ”
Đây là câu nói dùng để thông báo có một hình phạt sắp dành cho trẻ. Đó là một dấu hiệu của quyền lực. Khi hành vi không được sửa chữa ngay tại thời điểm xảy ra, trẻ có xu hướng quên đi việc làm sai của mình, hình phạt sau đó sẽ không còn liên quan đến hành động của trẻ trước đó nữa. Trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi bố mẹ mình hơn.
10. “Hãy để bố/mẹ yên nào”
Khi cụm từ này được sử dụng thường xuyên, trẻ sẽ có xu hướng hiểu sai ý nghĩa câu nói. Trẻ bắt đầu tin rằng sự hiện diện của mình sẽ làm cho bố mẹ cảm thấy khó chịu. Nếu đang có chuyện không vui hay căng thẳng, hãy nói nhẹ nhàng với trẻ để chúng không nên làm phiền bạn bây giờ. Sau khi bình tĩnh lại, hãy đến nói chuyện và âu yếm trẻ.
Theo Danviet
Nam thanh niên la hét trên cây suốt 5 giờ
Được đưa vào bệnh viện cấp cứu nghi sốc ma túy, nam thanh niên ở Bình Thuận bất ngờ tỉnh lại, bỏ chạy ra đường leo lên cây la hét.
Nam thanh niên la hét suốt 5 giờ giữa phố. Ảnh: Tư Huỳnh.
Lê Sơn Quỳnh (35 tuổi) được bạn đưa vào Bệnh viện An Phước (Phan Thiết, Bình Thuận) cấp cứu sáng 18/6, nghi do sốc ma túy. Vừa đến cổng, Quỳnh bất ngờ bỏ chạy ra đường Hải Thượng Lãn Ông, leo lên cây me trong sân nhà thờ, khi thấy bạn bè đuổi theo.
Mọi người gọi xuống nhưng Quỳnh phớt lờ, đứng cheo leo ở độ cao 15 m, la hét. Cảnh sát phong tỏa khu vực, mang túi khí, xe thang và dùng loa thuyết phục anh ta nhưng bất thành.
Người thân gọi Quỳnh xuống. Ảnh: Tư Huynh.
Đến 13h trời đổ mưa, được người thân kêu gọi, Quỳnh tự trèo xuống. Anh ta bị khống chế, đưa về trụ sở công an do có thái độ chống đối.
Tư Huynh
Theo VNE
Tài xế chống đối đo nồng độ cồn bị phạt 20 triệu đồng Khi cảnh sát xác định hơi thở có nồng độ cồn quá quy định, tài xế Ngọc đóng cửa cố thủ trên ôtô không ký biên bản. Ông này sau đó bị phạt 20 triệu đồng. Ngày 10/11, Phòng CSGT Công an Quảng Nam xử phạt hành chính 20 triệu đồng với lái xe Ngô Ngọc (48 tuổi, trú xã Bình Tú, Thăng...