10 công trình kiến trúc bí ẩn dưới nước
Trên thế giới có hàng trăm công trình kiến trúc dưới nước bí ẩn như nhà thờ, kim tự tháp, thành phố, làng mạc. Mỗi công trình ẩn chứa biết bao biến cố của lịch sự.
Trên thế giới có hàng trăm công trình kiến trúc dưới nước bí ẩn như nhà thờ, kim tự tháp, thành phố, làng mạc. Mỗi công trình ẩn chứa biết bao biến cố của lịch sự, thời gian và mê hoặc mọi người với kiến trúc cổ xưa tuyệt đẹp.
Ngắm vẻ đẹp nhà hàng dưới nước đầu tiên thế giới Thăm “ thành phố ma” chìm dưới nước 25 năm 6 điểm đến kỳ thú dưới nước
Sau một trận hạn hán, đền Santiago bất ngờ nổi lên giữa lòng sông Grijalba ở miền nam Mexico. Ngôi đền được xây dựng vào thế kỷ 16, rồi bị bỏ hoang vì một đợi dịch bệnh lớn vào thế kỷ 18 và sau đó ngập dưới nước 30m khi người ta xây dựng ở đây một con đập. Khi phát lộ, công trình này không có mái, dài hơn 60m, cao khoảng 10m.
Kim tự tháp Yonaguni bí ẩn dưới đáy biển ở phía nam quần đảo Ryukyu, Nhật Bản được một thợ lặn tình cờ phát hiện năm 1985. Đây là kiến trúc đá cổ đồ sộ, dài 100m, có dạng bậc thang. Một số người cho rằng kim tự tháp dưới biển này được hình thành do hoạt động kiến tạo của trái đất, số khác cho rằng đây là phần còn lại của nền văn minh Thái Bình Dương.
Năm 2014, người dân Cumbria, Anh sợ hãi khi thấy một ngôi làng nông nghiệp nổi lên giữa hồ chứa nước Haweswater Reservoir. Đây là làng Mardale Green bị nhấn chìm xuống đáy hồ vào năm 1930 để xây dựng hồ chứa nước phục vụ các thành phố lân cận của Manchester và khi hạn hán, ngôi làng đã hiện lên.
Thành phố Pavlopetri nằm ở độ sâu 3 – 4 mét ngoài khơi phía nam đảo Laconia, Hy Lạp là một trong những thành phố dưới đáy đại dương nổi tiếng nhất thế giới. Pavlopetri được hình thành khoảng năm 1600 – 1150 trước công nguyên và từng là thành phố cảng thịnh vượng nhất ở Địa Trung Hải. Hiện nay, công trình còn sót lại nền móng của đường phố, tòa nhà và những ngôi mộ đá.
Vòng tròn gỗ Seahenge được phát hiện ở bờ biển Home-next-to-Sea, Norfolk, Anh tương tự như vòng tròn đá Stonehenge nổi tiếng. Vòng tròn này có niên đại vào năm 2049 trước Công nguyên. Các nhà khoa học cho rằng đó là nơi chôn cất của người chết và bị ngập sâu trong nước. Năm 1990 khi bờ biển bị xói mòn đã hé lộ công trình kiến trúc dưới nước độc đáo này.
Video đang HOT
Đền Shore và 6 ngôi đền khác được phát hiện ở ngoài khơi bờ biển Tamil Nadu, phía nam Ấn Độ nhưng chỉ có ngôi đền này còn kiến trúc nguyên vẹn. Các nhà sử học cho rằng, hệ thống đền này được xây dựng từ triều đại vua Pallava vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên.
Năm 1990, các nhà khảo cổ học phát hiện cung điện hoành tráng của nữ hoàng Ai Cập Cleopatra ở ngoài khơi Alexandira, vịnh Aboukir. Cung điện này bị chìm dưới đáy biển từ 1.600 năm trước có thể do động đất và thủy triều.
Năm 2001, một nhóm khảo cổ khám phá hồ Fuxian, Vân Nam, Trung Quốc và phát hiện thành phố cổ bí ẩn dưới đáy hồ. Di tích của thành phố này còn lại là một bộ sưu tập lớn các tòa nhà, trong đó có 8 cấu trúc kim tự tháp và nhiều đồ tạo tác bằng đá. Thành phố này được cho là một phần của vương quốc Điền từ giữa thời kỳ Chiến Quốc cho đến Đông Hán.
Ở làng chài ven biển thành phố Port Royal, Jamaica có tàn tích của một thành phố chìm sâu dưới đáy biển. Tàn tích này là một phần lớn của thành phố Port Royal thế kỷ 17 – nơi được mệnh danh là thành phố của những tên cướp biển và là thành phố nguy hiểm nhất thế giới thời đó. Năm 1692, ba trận động đất và một cơn sóng thần đã nhấn chìm hầu như toàn bộ Port Royal xuống đáy đại dương.
Thị trấn Eidum nằm sâu dưới nước ở bờ biển Wadden, quần đảo North Frisian, tây bắc nước Đức. Eidum được xây vào đầu thế kỷ 14 và đến năm 1436 thì nó biến mất hẳn sau một trận lũ lớn. Sau đó, người ta xây dựng khu định cư mới và là thị trấn Westerland ngày nay. Hiện nay, khi thủy triều xuống thấp, người ta vẫn nhìn thấy tàn tích của công trình kiến trúc dưới nước của thị trấn Eidum xưa kia.
Theo ngôi sao
Tàn tích thành cổ Vinh
Công trình kiến trúc thành lũy, lỵ sở ở Nghệ An thời Nguyễn được xây dựng kiên cố năm 1831 và đến nay chỉ còn 3 cổng thành nằm trên địa phận ba phường Cửa Nam - Quang Trung và Đội Cung (TP Vinh).
Nằm trên phường Cửa Nam (TP Vinh), Tiền Môn là cổng thành nguyên vẹn hơn cả so với hai cổng còn lại. Theo sử sách, năm 1803 Gia Long ra Bắc, chọn làng Vĩnh Yên nằm phía tây bắc Dũng Quyết (khu vực thành cổ bây giờ) xây trấn sở. Năm 1884, vua dời trấn về Vĩnh Yên, cho xây thành bằng đất.
Cách cổng Tiền Môn 500 m là cổng Tả Môn nằm ở phường Quang Trung.
Mãi đến năm 1831 vua Minh Mạng mới cho xây lại thành bằng đá ong theo kiểu vô băng. Thành có 6 cạnh, chu vi dài 603 trượng tương đương 2.412 m; cao 4,42 m; diện tích 420.000 m2, bao xung quanh có hào rộng 28 m, sâu 3,2 m.
Lúc khởi công, triều đình nhà Nguyễn đã huy động 1.000 lính Thanh Hoá, 4.000 lính Nghệ An. Đến thời Tự Đức, khi nâng cấp thành phải lấy 8.599 phiến đá sò từ Diễn Châu và đá ong từ Nam Đàn, 4.848 cân vôi, 155 cân mật mía, với tổng kinh phí là 3.688 quan tiền.
Phía trên lầu của cổng Tiền Môn được dựng bằng 4 cột gỗ to bằng một người ôm. Theo ghi chép, thành cổ có 3 cửa ra vào. Trong đó cửa tiền là cửa chính hướng về phía Nam, để vua ngự giá, các quan trong lục bộ triều đình và tổng đốc ra vào. Cửa Tả hướng về phía đông, cửa Hữu hướng về phía Tây. Muốn đi qua các cửa đều phải qua một cái cầu.
Cổng mỗi cửa ra vào rộng hơn 3 m. Trải qua năm tháng các cửa này đã bị hư hỏng và được phục dựng nguyên hiện trạng. Bên trong thành cổ, công trình lớn nhất là hành cung, phía đông hành cung có dinh Thống Đốc, phía nam có dinh Bố Chánh và Án Sát, dinh lãnh binh, dinh đốc học, phía bắc có trại lính và nhà ngục. Sau này phía tây có nhà giám binh người Pháp. Thành được trang bị 65 khẩu thần công, 47 khẩu đặt ở các vọng gác, số còn lại tập trung ở hành cung và dinh thống đốc.
Hàng chữ "Hồng lĩnh Lam giang như tại tả hữu", được khắc ở cổng Tiền Môn.
Cổng Hữu Môn nằm ở phường Đội Cung, cách hai cổng Tiền và Tả nửa cây số. Cửa thành nằm trên trục đường Đào Tấn và được vận dụng làm một làn đường để người tham gia giao thông qua lại.
Lỗ bản lề tại cổng Hữu Môn được phục hồi đúng hiện trạng.
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thành Vinh bị phá hoại rất nhiều. Ba cổng thành là chứng tích còn sót lại. Nơi này cũng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với nhân dân Nghệ An trong dịp về thăm quê những năm 1957-1961.
Năm 1998, thành cổ Vinh đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích quốc gia. Năm 2004 UBND TP Vinh triển khai dự án tu bổ phục hồi 3 cổng thành.
Khu vực thành cổ Vinh nhìn từ trên cao. Nằm giữa 3 cổng thành là sân vận động Vinh. Nằm trong tour du lịch Cửa Lò - quê Hồ Chủ tịch, di tích cổng thành Vinh được nhiều du khách tìm tới thăm.
Hải Bình
Theo VNE
Những công trình kiến trúc "đáng nể" của Triều Tiên Bất chấp bị cấm vận và nền kinh tế gặp khó khăn, các công trình kiến trúc ấn tượng mọc lên ngày càng nhiều tại Triều Tiên, khiến du khách quốc tế choáng ngợp. Các tòa nhà học trời nằm san sát trên phố Mirae Scientists, cho thấy một góc hiện đại tại thủ đô Bình Nhưỡng. Tổ hợp khoa học và công...