10 công trình, dự án lãng phí hàng trăm tỉ USD của Mỹ ở Afghanistan
Mỹ đã rót hàng trăm tỉ USD cho hàng loạt công trình, dự án đầu tư nhằm tái thiết Afghanistan, nhưng nhiều trong số chúng chưa từng được sử dụng, bỏ hoang hoặc dùng sai mục đích.
Theo kênh CNN, năm 2018, Quốc hội Mỹ đã quyết định thành lập Tổng thanh tra đặc biệt về Tái thiết Afghanistan (SIGAR) nhằm giám sát ngân sách chi ở Afghanistan. Theo báo cáo hàng quý của cơ quan này, Lầu Năm Góc đã chi 145 tỷ USD cho những hoạt động tái thiết ở Afghanistan, nhưng hầu hết chúng không được sử dụng, bị bỏ hoang hoặc dùng sai mục đích.
Dưới đây là 10 công trình, dự án nổi bật được CNN thu thập được trong những năm qua.
Nhà máy điện Tarakhil được đưa vào vận hành năm 2007 như một “máy phát điện dự phòng” cho thủ đô Kabul trong trường hợp nguồn cung cấp điện từ Uzbekistan bị ảnh hưởng.
Đây là một công trình rộng lớn, hiện đại chạy bằng nhiên liệu diesel do một công ty kỹ thuật khổng lồ có danh tiếng xây dựng. Tuy nhiên, Afghanistan có rất ít nguồn cung dầu diesel và phải vận chuyển nhiên liệu bằng xe tải, khiến chi phí vận hành của nhà máy điện trở nên quá đắt đỏ. Trong khi chỉ riêng chi phí xây dựng đã lên đến 335 triệu USD, chi phí nhiên liệu hàng năm ước tính 245 triệu USD. Hệ quả là dự án này đã bị xuống cấp nặng nề vì chỉ hoạt động ở mức 2,2% công suất.
Tuyến đường cạnh nhà máy điện Tarakhil. Ảnh: CNN
2. Đội máy bay nửa tỉ USD
Trong nỗ lực củng cố lực lượng không quân còn non trẻ của Afghanistan, năm 2008, Lầu Năm Góc đã chi 549 triệu USD để mua 20 chiếc G222, loại máy bay vận tải quân sự do Italy thiết kế có thể cất cánh và hạ cánh trên đường băng gồ ghề. Năm đầu tiên, máy bay hoạt động rất bận rộn. Nhưng sáu năm sau, 16 chiếc trong số đó đã được bán lại cho Afghanistan làm phế liệu chỉ với giá 40.257 USD.
3. Sở chỉ huy Thủy quân lục chiến bỏ hoang
Năm 2010, Thủy quân lục chiến Mỹ đã tăng quân số ở Helmand, khu vực “chết chóc” nhất của Afghanistan. Lầu Năm Góc đã quyết định chi 36 triệu USD xây dựng một trung tâm chỉ huy và kiểm soát rộng gần 20.000 m2, trên căn cứ chính của trại Leatherneck. Căn cứ này được trang bị phòng tác chiến, phòng họp giao ban và không gian làm việc cho khoảng 1.500 người.
Tuy nhiên, cơ sở này chưa bao giờ được sử dụng. Sau đó, họ đã chuyển giao trại Leatherneck cho Afghanistan và bị bỏ hoang lãng phí.
Thượng sĩ Thủy quân Lục chiến Charles Albrecht giám sát một đội xây dựng đang làm việc trên một căn cứ mới tại Trại Letherneck, tỉnh Helmand, hồi tháng 3/2009. Ảnh: CNN
4. Mẫu quân phục ngụy trang mới
Năm 2007, Lầu Năm Góc quyết định thay mới mẫu quân phục ngụy trang mới màu xanh lá cây. Bộ trưởng Quốc phòng Afghanistan Wardak lúc đó cho biết ông muốn mẫu ngụy trang hiếm có Spec4ce Forest từ công ty HyperStealth của Canada.
Tổng cộng 1,3 triệu bộ trang phục đã được đặt hàng, mỗi bộ có giá 43-80 USD, cao hơn hẳn mức ước tính ban đầu là 25-30 USD. Tuy nhiên, vấn đề là bộ trang phục này chưa từng được kiểm tra hoặc đánh giá trên thực địa. Họa tiết ngụy trang hoàn toàn không phù hợp với tình hình thực tế ở Afghanistan vì nước này chỉ có 2,1% diện tích là rừng. SIGAR cho biết Mỹ đã tiêu tốn tổng cộng 28 triệu USD cho mẫu trang phục mới này.
5. Chi 1,5 triệu USD/ngày để chống sản xuất ma túy
Mỹ đã chi 1,5 triệu USD/ngày cho các chương trình chống ma tuý từ năm 2002 đến năm 2018. Theo báo cáo gần đây nhất của SIGAR, sản lượng thuốc phiện đã tăng 37% vào năm 2020 so với năm trước. Đây là sản lượng cao thứ ba kể từ khi các các kỷ lục được ghi nhận vào năm 1994.
Năm 2017, sản lượng thuốc viện đã tăng gấp 4 lần so với năm 2002. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh “ Taliban là nhân tố chính góp phần khiến cây thuốc phiện tồn tại trong những năm gần đây” và lục lượng này đã cam kết không sản xuất thuốc phiện.
Chiếc máy nhổ cây thuốc phiện ở tỉnh Nangarhar vào tháng 1/2007. Ảnh: CNN
6. Chi 249 triệu USD cho một con đường chưa hoàn thiện
Mỹ đã chi 249 triệu đô cho các nhà thầu để xây dựng một con đường dài 233 km ở phía bắc Afghanistan, giữa các thị trấn Qeysar và Laman. Nhưng theo kiểm toán của SIGAR, công trình này mới hoàn thành 15%.
Báo cáo kết luận trong khoảng thời gian từ tháng 3/2014 đến tháng 9/2017, không có công trình nào được xây dựng trên đoạn đường này và công trình dang dở đã xuống cấp.
7. Khách sạn 85 triệu USD chưa bao giờ mở cửa
Một khu phức hợp khách sạn và căn hộ rộng lớn đã được đưa vào hoạt động bên cạnh Đại sứ quán Mỹ ở Kabul. Chính phủ Mỹ đã chi 85 triệu USD cho dự án này. Vào năm 2016, SIGAR kết luận các tòa nhà không bao giờ được hoàn thành vì khoản vay đã bị vỡ nợ. Đại sứ quán Mỹ hiện buộc phải chi tiền để đảm bảo an ninh cho địa điểm này.
8. Quỹ đầu tư 823 triệu USD bị sử dụng sai mục đích
Lầu Năm Góc đã thành lập Lực lượng Đặc trách về hoạt động kinh doanh và ổn định (TFBSO) mở rộng từ Iraq đến Afghanistan vào năm 2009, với chi phí lên đến 823 triệu USD. Nhưng hơn một nửa số tiền TFBSO chi, 359 triệu USD trong tổng số 675 triệu USD, là cho các chi phí gián tiếp và hỗ trợ cho chính họ chứ không phải chi trực tiếp cho các dự án ở Afghanistan, SIGAR kết luận.
SIGAR đã điều tra 89 hợp đồng mà TFBSO đã thực hiện và nhận thấy “7 hợp đồng trị giá 35,1 triệu USD đã được trao cho các công ty sử dụng cựu nhân viên của TFBSO làm giám đốc điều hành cấp cao”.
Cuộc thanh tra cũng kết luận rằng quỹ đã chi khoảng 6 triệu USD để hỗ trợ ngành công nghiệp cashmere, 43 triệu USD cho một trạm khí nén tự nhiên và 150 triệu USD cho các biệt thự cao cấp cho nhân viên của mình.
9. Trung tâm chăm sóc sức khỏe trên biển
Theo báo cáo năm 2015 về những dự án tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cho các cơ sở y tế ở Afghanistan, hơn 1/3 trong số 510 dự án trên biển của họ không tồn tại. 13 cơ sở không nằm ở Afghanistan, trong khi có một có sở nằm tận Địa Trung Hải. 30 cơ sở khác nằm ở một tỉnh khác với tỉnh mà USAID đã báo cáo. 189 cơ sở không có cấu trúc vật chất nào trong phạm vi 120m tính từ tọa độ được báo cáo.
10. Ít nhất 19 tỉ USD được sử dụng lãng phí
Một báo cáo tháng 10/2020 cho thấy một con số đáng kinh ngạc trong cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan. Theo đó, Mỹ đã chi 134 tỷ USD cho công cuộc tái thiết ở Afghanistan kể từ năm 2002 . Sau khi xem xét 63 tỷ USD đã chi, SIGAR cho biết 19 tỷ USD đã “bị tiêu dùng lãng phí, gian lận và dùng sai mục đích”.
Giây phút định mệnh phần tử khủng bố đánh bom rung chuyển sân bay Kabul
Dù đã cảnh giác trước mối đe dọa khủng bố, nhưng tình hình hỗn loạn ở sân bay Kabul, Afghanistan khiến quân đội Mỹ không thể chặn được phần tử ISIS-K đánh bom liều chết làm hơn 170 người thiệt mạng.
Vụ đánh bom đã làm hơn 170 người thiệt mạng (Ảnh: AFP).
Ngày 26/8, đám đông đến sân bay quốc tế Hamid Karzai để di tản đã tập trung tại cổng Abbey, một lối vào chính do lực lượng thủy quân lục chiến và các quân nhân Mỹ kiểm soát. Các binh sĩ Mỹ hiểu rõ là họ có thể trở thành mục tiêu của một vụ tấn công vì chỉ một ngày trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cảnh báo về mối đe dọa tại 3 cổng vào sân bay Kabul, nơi 5.000 quân nhân đang giúp di tản hơn 100.000 người trong 2 tuần. Cổng Abbey nằm trong danh sách cảnh báo.
An ninh sân bay đã đóng 2 cổng lại, nhưng vẫn quyết định mở cổng Abbey. Trước đó một ngày, các tay súng Taliban triển khai dọc tuyến đường ra sân bay đã nỗ lực chặn đám đông đổ về ngày càng đông đúc. Tuy nhiên, dòng người vẫn cố gắng đi qua các trạm kiểm soát và đổ về với số lượng lớn. Trong lúc đó, một kẻ đã trà trộn vào đám đông.
Vào 17h48 ngày 26/8, phần tử đánh bom liều chết, mặc một chiếc áo gắn 11 kg thuốc nổ giấu dưới lớp quần áo bình thường, tiến về phía nhóm quân nhân Mỹ đang kiểm tra những người vào sân bay. Hắn chờ đợi cho tới lượt mình được các binh sĩ khám xét, rồi kích nổ chiếc áo gắn thuốc nổ khiến hắn chết ngay tại chỗ và kéo theo hơn 170 người khác thiệt mạng. Quân đội Mỹ ghi nhận 13 người thiệt mạng.
Phía Lầu Năm Góc cho biết, họ vẫn đang nỗ lực kết nối các chi tiết của vụ việc vào nhau. Sẽ có một cuộc điều tra và hàng loạt câu hỏi được đặt ra, ví dụ như: Vì sao một số lượng lớn quân nhân lại tập hợp lại rất gần với nhau khi vụ nổ xảy ra? Tại sao phần tử ISIS-K đánh bom liều chết lại lách qua được chốt kiểm soát của Taliban? Liệu có ai cho hắn đi qua hay không?
Quân nhân Mỹ được triển khai ở sân bay Kabul trong những ngày qua để kiểm soát an ninh và hỗ trợ di tản hàng trăm nghìn người rời Afghanistan (Ảnh: New York Times).
Với 11 kg thuốc nổ mang trên người, kẻ đánh bom liều chết đã gây ra thiệt hại vô cùng nghiêm trọng về người. Theo các tài liệu của lục quân, những kẻ đánh bom liều chết thường chỉ mang dây lưng gắn 4,5 kg thuốc nổ trở xuống, hoặc mặc những chiếc áo gắn 4,5-9 kg thuốc nổ.
Ngoài ra, chiếc áo của kẻ đánh bom liều chết còn được gắn thêm các mảnh kim loại và khi bom nổ, chúng sẽ văng ra và gây sát thương nghiêm trọng tới những người xung quanh. Nhiều người cũng bị thương, trong đó có 14 quân nhân Mỹ.
Sau khi vụ đánh bom xảy ra, hàng loạt phát súng đã vang lên. Lầu Năm Góc cho biết, một số người Mỹ và người Afghanistan ở cổng Abbey khi đó có thể đã bị trúng đạn. Sự rối loạn bao trùm sân bay Kabul tới mức quân đội Mỹ ban đầu cho rằng đã có một vụ đánh bom liều chết thứ 2 xảy ra ở gần khách sạn Baron. Tuy nhiên, thông tin đó không đúng sự thật và Mỹ sau đó đã đính chính.
Hiện trường vụ nổ bom như "ngày tận thế" tại sân bay Kabul
Các quân nhân kiểm soát cổng Abbey hôm 26/8 mới tới Afghanistan một tuần trước để làm nhiệm vụ đưa được càng nhiều người đi càng tốt. Sự sụp đổ của chính quyền Afghanistan thân phương Tây hôm 15/8 và việc Taliban lên nắm quyền đã gây nên một làn sóng di tản bùng nổ ở sân bay Kabul. Hàng nghìn người tới khu vực này mỗi ngày, gây nên cảnh hỗn loạn thường trực.
Giờ đây, tại sân bay Kabul, đám đông vẫn đổ xô tới, nhưng số lượng đã giảm so với thời điểm trước vụ tấn công khủng bố ngày 26/8. Phần lớn khu vực sân bay đang trong tình trạng phong tỏa dù các chuyến bay di tản vẫn đang tiếp tục. Vào 14h ngày 27/8, một chiếc máy bay của Mỹ cất cánh mang theo quan tài của 13 quân nhân được phủ cờ Mỹ hồi hương.
Cạn hy vọng tìm người sống sót trong vụ vỡ sông băng Đội cứu hộ vẫn nỗ lực tìm kiếm người sống sót sau vụ vỡ sông băng ở Ấn Độ, nhưng chưa thấy dấu hiệu khả quan nào. Hàng trăm nhân viên cứu hộ, cùng các trực thăng trang bị camera độ phân giải cao và chó nghiệp vụ, hôm nay tập trung vào việc xác định vị trí và giải cứu 34 công...