10 chiêu đơn giản “giải cứu” chứng đau lưng
Do đặc điểm sinh lý của phụ nữ là có kinh nguyệt, mang bầu, sinh con và cho con bú nên dễ bị đau lưng. Phần lớn phụ nữ đều ngồi lâu bên máy tính trong thời gian đi làm nên càng tăng độ thương tổn cho eo lưng. Vậy làm thế nào để giảm bớt gánh nặng cho lưng?
Đứng thẳng đổi chân
Đứng trong thời gian dài, lưng phải gánh chịu áp lực lớn, chuyên gia khuyến nghị để một chân lên ghế hoặc trên vật thể khác có điểm tựa, sau đó đổi chân thường xuyên, như vậy sẽ trợ giúp giảm nhẹ phần lưng. Đi giày bệt dày hoặc đứng trên đệm cao su dày cũng có lợi ích như vậy.
Điện thoại mở loa to hoặc dùng tai nghe Bluetooth
Khi đôi tay đang bận làm việc, rất nhiều người dùng vai kẹp điện thoại áp vào tai, điều này dễ làm cong xương cột sống và xương cổ. Trong trường hợp này, khuyến nghị mọi người nên dùng tai nghe Bluetooth hoặc mở loa ngoài.
Đi giày không hợp
Lựa chọn một đôi giày thoải mái, chất liệu mềm, đi êm để giảm bớt lực tác động của mặt đường, bảo vệ được phần lưng, hông và đầu gối.
Đổi tư thế ngồi lái xe
Lái xe thời gian dài dễ gây đau lưng. Chúng ta có thể dịch ghế ngồi lên phía trước một chút giúp cơ thể không cần phải vươn khi điểu khiển tay lái và dẫm chân ga, phanh, ở lưng luôn kê một tấm đệm êm, nên xuống xe hoạt động cơ thể 1 tiếng/lần.
Nằm nghiêng ngủ
Nằm nghiêng là tư thế ngủ phổ biến nhất. Kẹp một cái gối ở giữa hai chân giúp lưng duy trì tư thế tốt. Nếu cần nằm ngửa, chúng ta có thể đệm một cái gối nhỏ ở sau đầu gối, nhất định không được nằm sấp, như vậy sẽ làm đau lưng thêm nặng.
Ngồi đúng tư thế
Khi ngồi trước bàn làm việc, chú ý để màn hình máy tính và bàn phím gần với mình một chút giúp làm việc không cần cổ hướng về trước, khi thao tác bàn phím để khuỷu tay ở cạnh hai bên thân mình là tốt nhất. Điều chỉnh cao độ màn hình ngang tầm mắt hoặc thấp hơn một chút.
Video đang HOT
Khi làm việc chú ý hoạt động cơ thể, tập luyện một vài giang hai tay mở rộng ngực, duỗi chân, ít nhất nên thay đổi tư thế ngồi. Nếu bạn cần làm việc trong thời gian dài tốt nhất lựa chọn ghế thẳng, có thể điều chỉnh độ cao, có tay dựa, cũng có thể để một gối dựa sau lưng. Khi ngồi chân dẫm lên một cái ghế nhỏ sẽ giúp giảm nhẹ đau lưng.
Ngồi xổm xách đồ
Bế trẻ em và xách đồ là nguyên nhân thường gặp gây đau lưng, vì vậy khi làm nên chú ý những động tác sau:
Khi nâng vật nặng cố gắng tiếp cận mục tiêu, cố gắng cho khuỷu tay gần với tay cầm, khi nâng đồ lên không nên cúi lưng xuống mà nên sử dụng tư thế ngồi xổm, dùng lực của cơ vùng bụng và chân để nâng vật thể lên. Trong quá trình này lưu ý không cong cột sống.
Giảm thấp trọng lượng cơ thể
Người béo có nghĩa là áp lực chịu đựng của cơ bắp phần lưng càng lớn. Giảm cân nặng còn giúp bảo vệ khớp và cơ bắp của hông và đầu gối. Vì vậy chúng ta cần hiểu rõ bản thân sức khỏe mình và cố gắng không tăng cân.
Khi cơ thể vận động, chơi goft, nâng tạ, khiêu vũ, chạy bộ và đứng lên ngồi xuống đều không thích hợp với người bị đau lưng. Ngoài ra, leo cầu thang bộ cũng vậy, đặc biệt là người già và người có vấn đề về khớp, gối.
Tập thể dục dưỡng khí vào sáng sớm
Mỗi ngày tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng, mềm mại, chậm rãi và dưỡng khí vươn thẳng eo, hô hấp sâu vào sáng sớm đều rất tốt cho người bệnh, chú ý không làm các động tác mạnh đột ngột xương sống.
Các hoạt động cường độ thấp như đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi đều thích hợp vào buổi sáng, thẳng người vươn ngực và yoga cũng có ích cho cơ bắp vùng lưng.
Tránh đẩy trước
Hút bụi, đẩy xe hoặc cắt cỏ…là những tư thể đẩy trước cũng đem lại áp lực phần lưng, khi làm những việc này chú ý cố gắng để hai tay gần với tay cầm, không nên thẳng lưng đẩy về trước.
Tùng Đan
Theo people
Đau lưng: Nghĩ ngay đến bài thuốc từ cây mướp
Mướp không chỉ là cây cung cấp cho cuộc sống món ăn ngon mát vào mùa hè mà còn là một dược liệu vô cùng hữu ích trong việc chữa bệnh cho chúng ta trong cuộc sống.
Đau lưng ảnh hưởng rất lớn tới mọi hoạt động của chúng ta trong cuộc sống
Đau lưng là bệnh rất phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh đau lưng, nhưng là một bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và thường được chia làm hai loại: au lưng cấp tính và đau lưng mãn tính.
Nguyên nhân gây ra đau lưng
- Vỡ đĩa đệm
- Co thắt
-Căng giãn cơ
- Thoát vị đĩa đệm.
- Thương tích do bong gân, gãy xương, tai nạn và té ngã có thể dẫn đến đau lưng.
Bị đau lưng, gây ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động trong cuộc sống cũng như trong công việc. Làm cho cơ thể luôn mệt mỏi và không thoải mái, vì vậy chúng ta nên điều trị căn bệnh này để có một cuộc sống hoàn hảo hơn.
Có rất nhiều loại thuốc được nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc chữa trị bệnh đau lưng, như thuốc tây, thuốc nam,...trong đó có loại cây rất quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta mà có công dụng vô cùng hiệu quả cho việc chữa trị bệnh đau lưng này.
Chữa đau lưng bằng cây mướp
Dược liệu hữu ích trong cuộc sống thường ngày
Là một loài cây cho món ăn ngon và mát đặc biệt cho mùa hè. Mướp có nhiều loài khác nhau. Mướp ta, hay mướp thường (Luffa cylindrica (L.) Roem.), mướp hương (Luffa acutangula Roxb.). Đặc biệt, mướp còn là loại thuốc quý. Theo Đông y, các bộ phận của cây mướp, như lá mướp (ty qua diệp), dây mướp (ty qua đằng), xơ mướp (ty qua lạc) đều là những vị thuốc có thể sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau.
Lá mướp có vị ngọt, chua, mát, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, chỉ khái, giải độc, chỉ huyết. Dùng trị ho cấp tính và mạn tính, nhiều đờm, đờm dính máu.
Quả mướp có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đàm, lương huyết, giải độc.
Rễ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, thanh trừ nội nhiệt, nhuận tràng, trị phế ung, viêm mũi, viêm xoang, ho, đau nửa đầu, viêm tuyến vú.
Thân cây mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết thông lạc, thanh nhiệt giải độc.
Gốc cây mướp, sau khi rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống có tác dụng tiêu viêm. Trị viêm xoang, viêm mũi, mũi ngứa, chảy nước mũi, nước mũi có mùi hôi, tanh.
Xơ mướp có vị ngọt tính bình, có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, thanh nhiệt, hóa đàm, lợi thủy, tiêu thũng.
Trong đó, mướp có tác dụng đặc biệt trong việc trị đau lưng rất hiệu quả.
Cách dùng
Bài 1: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.
Bài 2: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.
Bài 3: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Với phương pháp rất đơn giản, hiệu quả mà không tốn kém về tiền bạc cũng như thời gian, công sức, vì thế bạn hãy áp dụng phương pháp chữa bệnh đau lưng bằng cây mướp này nhằm có sức khỏe tốt hơn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong cuộc sống cũng như trong công việc mà không bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân gây ra từ bệnh đau lưng nhé!
Theo Phunutoday
Tư thế ngồi cần tránh khi mang thai Tư thế ngồi khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ lẫn em bé. Mời các mẹ hãy tham khảo những tư thế ngồi sai cần tránh dưới đây để có một thai kỳ khỏe mạnh. Ngồi bắt chéo chân hay gập gối Chị em thường hay bắt chéo chân khi ngồi vì tư thế này khá duyên...