10 chiến đấu cơ uy lực nhất của Mỹ (kỳ 2)
Sự kết hợp giữa khả năng tàng hình, tốc độ cùng kỹ năng tác chiến không đối không và không đối đất khiến F-22 trở thành máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới hiện nay.
F-117 Nighthawk
Lockheed F-117 Nighthawk là phi cơ tấn công mặt đất, tàng hình, một chỗ ngồi, 2 động cơ, hoạt động trong Không quân Mỹ. Đây là máy bay đầu tiên trên thế giới được thiết kế hoàn toàn theo công nghệ tàng hình.
Chuyến bay đầu tiên của F-117 được tiến hành vào năm 1981 và nó bắt đầu hoạt động từ năm 1983, nhưng đến tháng 11/1988, F-117 mới được công bố, theoWashington Times.
Một chiếc F-117A Nighthawk tiếp nhiên liệu từ máy bay KC-10 Extender của Không quân Mỹ. Ảnh: Washington Times.
F-117 từng xuất hiện trong trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Nó cũng tham chiến tại Nam Tư. Một chiếc bị tên lửa đất đối không bắn hạ trong Chiến tranh Kosovo ngày 27/3/1999. Ngày 22/4/2008, Không quân Mỹ quyết định cho F-117 nghỉ hưu.
Mỹ đã chế tạo 64 máy bay F-117, 59 chiếc trong số này là phiên bản sản xuất và 5 chiếc còn lại là mẫu thử nghiệm.
F-16 Fighting Falcon
Đây là loại máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm do General Dynamics và Lockheed Martin chế tạo cho Không quân Mỹ. Sự linh hoạt là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thành công của F-16 trên thị trường xuất khẩu.
F-16 có nhiều ưu thế cải tiến như buồng lái được phủ bằng kính dạng bong bóng giúp tăng tầm quan sát, dễ dàng điều khiển trong điều kiện trọng lực cao và ghế phi công nghiêng 30 độ giúp giảm hiệu ứng trọng lực lên phi công.
Đây cũng là chiến đấu cơ đầu tiên được thiết kế để làm giảm trọng lực quay vòng của phi công. Nó là một trong số ít máy bay phản lực có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng lớn hơn một, khiến chiếc Falcon có khả năng tăng tốc rất nhanh.
F-16 Fighting Falcon. Ảnh: Washington Times.
Video đang HOT
Dù tên chính thức của F-16 là “Fighting Falcon”, nó thường được các phi công gọi là “Viper”.
Không chỉ phục vụ chính thức trong các đơn vị thuộc Không quân, Bộ Tư lệnh Không quân dự bị, Bộ Tư lệnh Không quân Phòng vệ quốc gia, F-16 còn được chọn để biểu diễn chính thức của phi đội Thunderbirds và dùng làm máy bay chiến đấu đối kháng trong huấn luyện của Hải quân Mỹ.
F-16 được trang bị một khẩu súng M61 Vulcan và hầu như luôn mang theo 2 tên lửa AIM-9 Sidewinder, mỗi chiếc ở một đầu mút cánh hay trên ray riêng. Các phiên bản gần đây hơn có thể được trang bị thay thế bằng tên lửa AIM-120 AMRAAM.
Ngay từ đầu, F-16 được thiết kế để trở thành loại “ngựa thồ” đa năng, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Phi cơ có cấu tạo gọn nhẹ hơn các loại trước đó, nhưng có hình dạng khí động học và hệ thống điện tử hiện đại. Đây là chiếc đầu tiên áp dụng hệ thống kiểm soát bay, giúp nó có hiệu suất chiến đấu cao.
F-15 Strike Eagle
McDonnell Douglas (nay là Boeing) F- 15E Strike Eagle là chiến đấu cơ đa năng, có nguồn gốc từ McDonnell Douglas F-15 Eagle.
F-15E được thiết kế vào những năm 1980 để thực hiện nhiệm vụ tầm xa, ngăn chặn tốc độ cao mà không cần dựa vào các phi cơ hộ tống, máy bay tác chiến điện tử.
Việc phân biệt F-15E Strike Eagle với các biến thể khác của F-15 Eagle có thể dựa vào lớp sơn ngụy trang đậm hơn và các thùng nhiên liệu phụ gắn lên thân máy bay.
Một chiếc F-15E Strike Eagle trên bầu trời Afghanistan. Ảnh: U.S. Air Force.
Strike Eagle đã được triển khai cho các hoạt động quân sự ở Iraq, Afghanistan và Libya, thực hiện phi vụ tấn công sâu vào các mục tiêu trọng yếu, tuần tra chiến đấu và yểm trợ các lực lượng liên quân trên bộ.
F-35 Lightning II
Lockheed Martin F-35 Lightning II thuộc gia đình máy bay chiến đấu một chỗ ngồi, một động cơ, tàng hình, đa năng, thế hệ thứ 5. Phi cơ được phát triển để thực hiện các cuộc tấn công mặt đất, trinh sát và nhiệm vụ phòng không.
F-35 có 3 phiên bản chính: F-35A – một biến thể cất cánh và hạ cánh thông thường, F-35B – phiên bản cất cánh đường bay ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) và F-35C là biến thể trên tàu sân bay.
F-35 Lightning II. Ảnh: U.S Navy.
Mỹ có kế hoạch mua 2.443 chiếc loại này. Các biến thể của F-35 được dùng để tăng cường sức mạnh cho lực lượng máy bay chiến thuật có người lái của Không quân, Thủy quân lục chiến và Hải quân Mỹ trong nhiều thập kỷ tới.
Việc giao hàng F-35 cho quân đội Mỹ sẽ được hoàn thành vào năm 2037.
F-22 Raptor
F-22 Raptor là máy bay chiến đấu tàng hình, siêu thanh, 2 động cơ, thế hệ thứ 5. Nó được thiết kế chủ yếu nhằm chiếm ưu thế trên không, nhưng có thêm khả năng thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất, tác chiến điện tử và trinh sát tín hiệu.
F-22 Raptor. Ảnh: U.S. Air Force.
Theo nhà sản xuất Lockheed Martin, sự kết hợp giữa khả năng tàng hình, tốc độ, chính xác cùng kỹ năng chiến đấu không đối không và không đối đất của Raptor khiến nó trở thành máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới hiện nay.
Tướng Không quân Angus Houston, Bộ trưởng Quốc phòng Australia, và cựu chỉ huy Không quân Hoàng gia Australia, từng tuyên bố rằng: “F-22 sẽ trở thành chiến đấu cơ nổi bật nhất từng được chế tạo”. Tuy nhiên, chính sách bảo vệ thông tin của chính phủ Mỹ khiến việc so sánh nó với các loại máy bay khác rất khó khăn.
Theo_Zing News
Tàu khu trục Vishakhapatnam của Ấn Độ đáng sợ cỡ nào?
Tàu khu trục Vishakhapatnam tàng hình cao, trang bị vũ khí khủng cùng nhiều tính năng tối tân khác vừa được Ấn Độ hạ thủy hôm 20/4 tại Mumbai.
Đây là chiếc tàu đầu tiên trong số 4 chiếc tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường được đóng theo dự án Project 15B dành cho Hải quân Ấn Độ (IN) do Nhà máy Mazagon Dockyard thực hiện.
Các quan chức IN cho biết, khu trục hạm Vishakhapatnam sẽ được chính thức nhận nhiệm vụ vào tháng 7/2018. Trong khi 3 chiếc còn lại sẽ được chuyển cho hải quân hoàn tất vào năm 2024. Tất cả việc thực hiện hợp đồng đóng tàu lần này có tổng giá trị ước tính lên tới 4,89 tỷ USD.
Tàu khu trục Vishakhapatnam được hạ thủy hôm 20/4.
Hạ thủy tàu khu trục Vishakhapatnam đánh dấu mốc quan trọng trong ngành công nghiệp đóng tàu quân sự của Ấn Độ. Đây là một sản phẩm có thiết kế kế thừa từ dự án đóng tàu khu trục Project 15A được thực hiện trước. Tàu khu trục đầu tiên INS Kolkata thuộc Project 15A đã được giao nhiệm vụ vào tháng 8/2014, hai chiếc còn lại là Kochi và Channal dự kiến sẽ tham gia hải quân vào đầu năm 2016.
Tuy nhiên, Vishakhapatnam có những điểm khác biệt quan trong so với các khu trục hạm Project 15A. Trong đó đáng chú ý là các thiết bị dò tìm sonar được trang bị từ phần mũi đến thân tàu, các thiết kế cột buồm-bộ phận vốn là trạm radar chính cũng đã được sửa đổi theo hướng giảm thiểu tiết diện radar.
Hải quân Ấn Độ tuyên bố có hơn 65% các bộ phận của con tàu dài 164 mét này được sản xuất trong nước, gồm có loại thép DMR249 A và 11 hệ thống cảm biến liên quan và vũ khí của con tàu. Các thành phần nhập bao gồm có 4 động cơ tuốc-bin chạy bằng xăng Zorya-Mashproekt DT-59 do Ukraine sản xuất, các chân vịt và trục của Nga, các loại vũ khí, radar và cảm biến khác.Những thay đổi đặc biệt nữa của con tàu nằm ở chỗ nó được tái cấu hình lại thân tàu để làm nổi bật các tính năng tàng hình. Thậm chí tàu có thiết kế hệ thống hỗ trợ đỗ cho 2 máy bay trực thăng.
Tàu khu trục mới còn được trang bị ứng dụng Ship Data Network, cho phép quản lý tình trạng động cơ, các hệ thống quản lý chiến đấu và các nền tảng khác được tích hợp vào tàu.
Con tàu được thiết kế để mang tính năng tàng hình cao.
Bên cạnh đó, khu trục hạm Vishakhapatnam sở hữu hệ thống radar trinh sát đa chức năng MF-STAR EL/M-2248 do IAI-Elta thiết kế có khả năng điều hướng cho 32 tên lửa phòng không Barak-8/NG. Loại tên lửa này được phát triển năm 2006, bắn thử nghiệm thành công ở Israel trong tháng 11/2014, với tầm tác chiến 70 km. Quan chức Ấn Độ tuyên bố, radar MF-STAR có khả năng theo dõi đồng thời cùng lúc nhiều mục tiêu trên biển ở phạm vi xa 25 km và máy bay chiến đấu ở khoảng cách tối đa 250 km.
Ngoài ra, chiến hạm mới cũng được trang bị radar trinh sát trên không IAI-Elta EL/M-2238 với dải băng tần S và radar tìm kiếm trên không Thales LW-08 dải băng tần D.
Khu trục hạm Vishakhapatnam trang bị tên lửa hành trình không thể đánh chặn BrahMos.
Không những thế, Vishakhapatnam có khả năng mang theo 8 tên lửa hành trình chống tàu BrahMos do Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển. Khả năng chống ngầm của tàu khu trục cũng rất lợi hại với bom chống ngầm RBU-6000 SMERCH-2. Cùng với đó là các vũ khí khác như 1 pháo hạm Oto Melara Super Rapid Gun 76 mm, 4 hệ thống pháo cận chiến AK-630 của Nga và súng máy 12,7mm.
Tàu khu trục tên lửa Vishakhapatnam có lượng giãn nước 7.300 tấn, dài 163 mét, rộng 17,4 mét, có khả năng mang theo một thủy thủ đoàn 50 sĩ quan và 250 thủy thủ. Nó có thể đạt tốc độ hơn 55km/h, có thể mang theo 1.000 tấn nhiên liệu cho phạm vi hoạt động rộng tới 4.000 hải lý (7.408 km).
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Indonesia kiểm tra toàn bộ tiêm kích F-16 Mỹ cho không Quan chức không quân Indonesia xác nhận, họ sẽ kiểm tra lại lô tiêm kích F-16 do Mỹ viện trợ miễn phí sau sự cố hỏa hoạn hôm 16/4. Quan chức không quân Indonesia xác nhận, họ sẽ kiểm tra lại lô tiêm kích F-16 do Mỹ viện trợ miễn phí sau sự cố hỏa hoạn hôm 16/4. Báo Jakarta Globe dẫn lại...