10 chiến cơ thay đổi cuộc chơi giữa các cường quốc quân sự nửa đầu thế kỷ 20
Tạp chí quân sự Nga công bố danh sách 10 máy bay chiến đấu có ảnh hưởng nhất đến cuộc chiến trên không của các cường quốc trong Thế chiến I và II.
Tạp chí “Quan điểm Quân sự” xem xét tổng hợp các yếu tố của từng dòng máy bay, từ đó rút ra đóng góp thực sự của nó đối với ngành hàng không thế giới. Tạp chí quân sự Nga không đồng quan điểm với tạp chí “ We Are The Mighty” của Mỹ, khi chỉ đánh giá các đặc tính cụ thể của máy bay chiến đấu để sắp xếp vị trí thứ hạng.
Danh sách 10 máy bay chiến đấu này được tạp chí Nga sắp xếp theo trình tự thời gian ra đời và phục vụ trong lực lượng không quân các cường quốc trên thế giới.
Máy bay ném bom “Ilya Murlyets”
Dòng máy bay ném bom chiến lược “Ilya Murlyets” đầu tiên của Nga.
Máy bay ném bom đầu tiên của Đế quốc Nga, ra mắt vào năm 1914. Ilya Murlyets được xếp vào dòng máy bay ném bom hạng nặng, thực hiện các nhiệm vụ tấn công đối phương trong Thế chiến thứ nhất. Máy bay chiến lược này được so sánh như B-29 của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
Ilya Murlyets có khả năng mang 500 kg bom, di chuyển trong vòng bán kính 500km, với tốc độ trung bình của máy bay chiến đấu lúc bấy giờ. Máy bay được nhà chế tạo thiên tài Igor Sikorsky phát triển và chế tạo.
Sự ra đời của Ilya Murlyets được cho là phép màu của ngành hàng không thế giới lúc bấy giờ. Những tính năng chiến đấu vượt trội của máy bay giúp Ilya Murlyets trở thành nguyên mẫu đầu tiên của Pe-8, B-29 và Tu-95.
Máy bay Fokker E. Eindecker
Fokker E. Eindecker là máy bay đầu tiên trang bị súng máy trong buồng lái.
Dòng máy bay chiến đấu do Đức phát triển và chế tạo vào năm 1915. Đây là máy bay đầu tiên trang bị súng máy trong buồng lái. Đặc điểm mới này đã thay đổi nhìn nhận của giới quân sự thế giới về khả năng chiến đấu của máy bay trên không trung.
Nhà sáng chế Anton Fokker lần đầu tạo ra hệ thống đồng bộ hóa cơ học, giúp máy bay có thể bắn phá mục tiêu qua khe rãnh phía trước máy bay. Đây là phát kiến mới mà nhiều máy bay thế hệ sau này ứng dụng và nâng cấp thêm.
Máy bay SPAD S.XII
SPAD S.XII là máy bay chiến đấu trang bị súng pháo đầu tiên của thế giới.
Đây là máy bay chiến đấu do người Pháp phát triển vào năm 1917. Đặc điểm nổi bật là được trang bị súng pháo trên thân máy bay.
Ý tưởng lắp đặt súng pháo trên máy báy được phi công hạng “Ace” Georges Gimener đưa ra. Các nhà nghiên cứu Pháp biến ý tưởng này thành hiện thực khi trang bị súng pháo Puto, cỡ nòng 37mm lên máy bay SPAD S.XII.
Video đang HOT
Loại súng pháo Puto, cỡ nòng 37mm trang bị trên SPAD S.XII.
Súng Puto được bố trí trong khối động cơ Ispano-Suiza và có đường bắn xuyên qua trục cánh quạt phía trước máy bay. Súng được nạp đạn thủ công, mục tiêu được nhắm bắn theo đường ray đồng trục của dòng súng máy Vickers nổi tiếng.
SPAD S.XII là dòng máy bay chiến đấu trang bị súng pháo đầu tiên của thế giới. Nhưng nó không đáp ứng được nhiều so với kì vọng, vì nạp đạn thủ công gây bất tiện khi chiến đấu trên không. Máy bay chỉ được Pháp sử dụng đến hết Thế chiến II.
Máy bay Messerschmitt Bf. 109E
Máy bay Messerschmitt Bf. 109E có động cơ làm mát bằng chất lỏng.
Máy báy chiến đấu của Đức được chế tạo vào năm 1938. Messerschmitt Bf. 109E có động cơ làm mát bằng chất lỏng, thế hệ đầu tiên của thế giới. Đây là dòng máy bay tiên phong trong kỷ nguyên của động cơ hiện đại này. Messerschmitt Bf. 109E được Phát xít Đức sản xuất với số lượng lớn và là lực lượng không chiến chủ yếu của Đức trong Thế chiến II.
Sau năm 1945, Bf. 109E trở thành hình mẫu quan trọng nhất, được các kĩ sư hàng đầu thế giới ứng dụng và cải tiến cho các dòng máy bay chiến đấu sau khi Phát xít Đức bị diệt vong.Trong đó, các dòng máy bay Spitfires, Mustangs, Yak đều được phát triển dựa trên những đặc tính và thiết kế kĩ thuật của Messerschmitt Bf. 109E.
Động cơ làm mát bằng chất lỏng là một phát minh gây tranh cãi, nhưng phục vụ thời gian dài trong lực lượng không quân tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Máy bay phản lực Messerschmitt Me-262
Máy bay phản lực Messerschmitt Me-262 của Đức.
Máy bay phản lực hiện đại đầu tiên của thế giới được chế tạo tại Đức vào năm 1941. Là một phiên bản mới của dòng Messerschmitt, Me-262 có khả năng chiến đấu vượt trội so với các máy bay chiến đấu lúc bấy giờ của Mỹ và Liên Xô.
Máy bay Ilyushin IL-2
Máy bay tiêm kích đầu tiên của Xô Viết IL-2.
Liên Xô nghiên cứu và chế tạo thành công Il-2 vào năm 1942. Đây là dòng tiêm kích đúng nghĩa đầu tiên, được sử dụng với mục đích tấn công và đánh bại kẻ thù trên bầu trời.
Bộ khung bọc thép của Il-2 bảo vệ toàn bộ hệ thống sức mạnh động cơ và dàn vũ khí của máy bay. Đó được xem là đặc điểm tiên tiến của dòng máy bay uy lực của Xô Viết. IL-2 trở thành vũ khí tấn công chính xác trực diện quan trọng hàng đầu của Liên Xô trong Thế chiến II.
Pháo đài bay Boeing B-17
Máy bay ném bom chiến lược Boeing B-17 của Mỹ.
Máy bay được chế tạo vào năm 1937, trở thành biểu tượng hủy diệt của quân đội Mỹ. B-17 có khả năng mang khối lượng bom đạn nhiều hơn bất cứ máy bay nào cùng thời.
Sau Thế chiến II, Không quân Mỹ sử dụng nhiều B-17 và các biến thể khác tại chiến trường Triều Tiên, Việt Nam, Nam Tư, Libya và Iraq. Tất cả mọi mục tiêu mặt đất đều bị hủy diệt sau đòn tấn công bom rải thảm của Pháo đài bay B-17.
Máy bay Heinkel He.219 “Uhu”
Máy bay chiến đấu ban đêm Heinkel He.219 “Uhu” của Phát xít Đức.
Dòng máy bay chuyên chiến đấu ban đêm của Đức được chế tạo năm 1942, là cầu nối thời đại của ngành công nghiệp hàng không quân sự thế giới. Sau Thế chiến II, He.219 dường như bị bỏ quên, nhưng những nguyên tắc và đặc tính chiến đấu của máy bay trở thành kinh điển cho công nghiệp chế tạo thế giới.
Máy bay He.219 có hệ thống radar cảnh báo “bạn-thù”, ghế đẩy thoát hiểm cho phi công, buồng lái điều áp, súng máy lắp đặt điều khiển từ xa và hệ thống súng pháo uy lực. Tất cả những đặc tính này trở thành nền tảng của bất cứ dự án phát triển máy bay chiến đấu nào trên thế giới hiện nay.
Máy bay “Cá kiếm” Fairey
“Cá kiếm” Fairey là máy bay tấn công bằng ngư lôi hiệu quả nhất trước Thế chiến II.
Đây là dòng máy bay của Anh, chế tạo năm 1934. “Cá kiếm” Fairey là máy bay tấn công có hiệu suất thành công cao nhất trên thế giới lúc bấy giờ. Các màn tập kích bằng ngư lôi trên biển của máy bay Hoàng gia Anh gây nên nỗi kinh hoàng cho tàu chiến đối phương.
Máy bay “Cá kiếm” Fairey đóng vai trò lớn nhất trong đòn tấn công đánh chìm thiết giáp hạm lớn nhất của Đức Bismarck. Ngoài ra, Fairey còn giữ kỷ lục đánh chìm 4 tàu chiến của Italia chỉ với 3 quả ngư lôi.
Sức mạnh của “Cá kiếm” Fairey giúp Không quân Hoàng gia Anh giữ vai trò thống lĩnh trên vùng trời ở các vùng biển ở châu Âu và thế giới trong nhiều thập kỷ.
PHONG VŨ
Theo vtc.vn
Vì sao hơn 1 triệu người Liên Xô chiến đấu cho Đức trong Thế chiến II?
Không phải là chi tiết đáng tự hào của lịch sử Nga, nhưng sự thật là ở Liên Xô có một số người hợp tác với Đức Quốc xã.
Ngày 12/7/1942, Thế chiến II đang hoành hành ác liệt ở Liên Xô; các vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía Tây nằm dưới sự kiểm soát của Đức và nỗ lực của Liên Xô nhằm giải phóng các khu vực này khỏi quân Đức chưa thành công. Quân đoàn xung kích số 2 của Mặt trận Volkhov - một phần lực lượng chi viện thành phố Leningrad đang bị phong tỏa, bị quân phát xít bao vây và bị đánh bại thảm khốc.
Andrei Vlasov đứng giữa, tháng 11/1944. Nguồn: rbth.com
Hai tuần sau, một thôn trưởng địa phương báo với người Đức anh ta đã bắt được một người đàn ông đáng ngờ, có thể là một du kích, và đang giữ anh ta trong một nhà kho. Khi những người lính Đức với súng máy tiến đến gần chuồng ngựa, một người đàn ông cao lớn đeo kính bước ra và nói bằng tiếng Đức gượng gạo: "Đừng bắn. Tôi là tướng Vlasov". Đây là một con cá khá lớn - Andrei Vlasov - Tư lệnh Quân đoàn xung kích số 2, trước đó đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ Kiev và Moscow.
Tuy nhiên, tất cả vinh quang trên bị lu mờ và ô nhục là Vlasov đồng ý phục vụ Đức và lãnh đạo cái gọi là Quân đội Giải phóng Nga (RLA), bao gồm tù binh Liên Xô, chống lại Tổ Quốc của mình. Thậm chí ngày nay, tên Vlasov ám chỉ sự phản bội. Y trở thành một biểu tượng của tráo trở, và những người phạm tội phản quốc trong Thế chiến II, làm việc cho Đức thường được gọi là Vlasovtsy (người phe Vlasov trong tiếng Nga). Trên thực tế, có nhiều công dân Liên Xô và người dân tộc thiểu số Nga, không chỉ các thành viên của RLA, đã hợp tác với Đức Quốc xã.
Vấn đề hợp tác
Sự hợp tác của công dân Liên Xô với quân phát xít không phải là một chủ đề để thảo luận ở Nga. Có lẽ đây là một phần của di sản Xô Viết của Nga: Từ gần 50 năm nay, sự thật về vấn đề hợp tác đó đã không được nhắc đến ở Nga, theo nhà sử học Sergei Drobyazko - người đã có phân tích kỹ lưỡng về chủ đề này trong tác phẩm "Dưới ngọn cờ của kẻ thù: Chống Liên Xô trong quân đội Đức 1941-1945" của mình.
Người Nga phục vụ trong quân đội Đức, Mặt trận phía Đông, 1941-1945. Nguồn: rbth.com
Thực tế một số công dân Liên Xô muốn đứng về phía Hitler chống Liên Xô là quá nhạy cảm để thảo luận trong thời kỳ Xô Viết. Và đây cũng không phải là một nhóm nhỏ của những kẻ lập dị. Tổng cộng, số lượng công dân Liên Xô và người di cư Nga phục vụ trong hàng ngũ quân đội Đức, SS, cảnh sát và dân quân thân Đức là gần 1,2 triệu người (trong đó có tới 700.000 người Slavơ, 300.000 người Baltic và 200.000 người Thổ Nhĩ Kỳ, người Kavkaz và từ các dân tộc thiểu số), Drobyazko cho biết.
Có hai điều quan trọng cần nhớ ở đây. Đầu tiên, điều này không có nghĩa là tất cả 1,2 triệu người này thực sự đã chiến đấu trực tiếp chống lại Liên Xô. Phần lớn trong số họ được sử dụng làm cảnh sát, tài xế,... và/hoặc không ở Mặt trận phía Đông. Thứ hai, con số này khá thấp, do theo điều tra dân số năm 1939, có 170 triệu người sống ở Liên Xô trước chiến tranh. Nói cách khác, đại đa số người dân Liên Xô đã chiến đấu anh dũng chống lại Đức quốc xã và vẫn trung thành với đất nước của mình. Tuy vậy, vẫn đáng để đặt câu hỏi: tại sao nhiều người Nga lại sát cánh với Đức?
Lý do phản quốc
Trước chiến tranh, Liên Xô giống một khối đá đỏ khổng lồ rắn chắc, đặc biệt là nhìn từ bên ngoài, nhưng thực tế, nó ẩn chứa nhiều vấn đề lớn. Không phải tất cả mọi người hài lòng với sự lãnh đạo của những người Bolshevik, đặc biệt là trong bối cảnh những cuộc đàn áp tàn bạo diễn ra dưới thời Joseph Stalin. Hơn nữa, cuộc chiến bắt đầu thảm khốc, mùa hè và mùa thu năm 1941, Đức Quốc xã đã chiếm đóng các vùng lãnh thổ rộng lớn và ngấp nghé tiến về Moscow, nhiều người đặt câu hỏi liệu việc chống trả có khả thi không.
Những tình nguyện của Quân đội Giải phóng Nga, 1944. Nguồn: rbth.com
Thất bại thảm khốc Hồng quân phải chịu trong mùa hè-thu năm 1941 khiến người dân hoài nghi về khả năng lãnh đạo, sự bất lực của chính quyền Xô Viết trong việc kiểm soát tình hình và thậm chí là phản quốc. Hơn nữa, cuộc chiến đã gợi mở những mâu thuẫn mà xã hội Liên Xô đang phải chịu đựng, Drobyazko cho biết. Tuy nhiên, không phải tất cả những người phải chịu đựng chế độ Stalin nhớ đến ông trong thời khắc đất nước lâm nguy.
Bị dồn vào chân tường và chống Bolshevik
Oleg Budnitsky - giám đốc Trung tâm quốc tế về lịch sử và xã hội học của Thế chiến II - nhấn mạnh những lựa chọn khó khăn mà nhiều cộng tác viên phải đối mặt: phần lớn người Xô Viết hợp tác với Đức là vì hoàn cảnh..., trong tình thế nguy kịch, một lựa chọn mà họ cho là ít xấu xa hơn hoặc đơn giản là có thể cứu mạng họ. Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, tù binh Xô Viết bị chính phủ Liên Xô đối xử với sự ngờ vực và bị coi là những kẻ phản bội tiềm năng. Điều này khuyến khích một số người trong số họ thực sự trở thành kẻ phản bội.
Một đơn vị Quân đội Giải phóng Nga. Nguồn: rbth.com
Đồng thời, Budnitsky lưu ý, có một phần trăm những người đã chống đối sâu sắc với những người Bolshevik và chiến đấu chống lại Liên Xô vì lý do ý thức hệ. Quân Bạch vệ phải rời khỏi Nga sau khi Hồng quân giành chiến thắng (mặc dù chỉ một phần nhỏ trong số này đứng về phía Đức quốc xã) và người dân từ các vùng lãnh thổ mà Liên Xô đã sáp nhập trước Thế chiến II - các quốc gia Baltic độc lập trước đây và các khu vực của Tây Ukraine và Tây Belarus từng là một phần của Ba Lan.
Các đồng minh không mong muốn
Nếu giới chức Đức tận dụng tối đa những người hăng hái chiến đấu chống Liên Xô, cơ hội chiến thắng của họ sẽ gia tăng đáng kể. Một quan chức Đức thuộc Bộ phụ trách các vùng lãnh thổ chiếm đóng, cho biết vào năm 1942, cuộc kháng chiến của các binh sĩ Hồng quân sẽ bị phá vỡ khi họ nhận ra Đức sẽ mang lại cho họ một cuộc sống tốt hơn so với Liên Xô. Ý tưởng đánh vào chủ đề Nga Cộng sản đã được một số quan chức phát xít khởi xướng. May mắn thay cho Moscow, Hitler đã loại bỏ ý tưởng này, và y không muốn nghe bất cứ điều gì về nhà nước Nga Cộng sản. Học thuyết của Hitler yêu cầu phá hủy không chỉ Liên Xô mà còn cả khái niệm về nhà nước Nga, thâu tóm tất cả.
Điều ngu ngốc nhất làm tại các lãnh thổ phương Đông bị chiếm đóng là cung cấp vũ khí cho các quốc gia bị chiếm đóng, Hitler nhấn mạnh. Đó là lý do tại sao, cho đến khi Đức quốc xã trở nên tuyệt vọng vào năm 1944, người Đức chỉ sử dụng những người Liên Xô thân Đức, bao gồm Vlasov và RLA, như một công cụ tuyên truyền. Họ ném bom Hồng quân với tờ rơi kêu gọi nổi dậy nhưng từ chối trao cho Vlasov bất kỳ lực lượng thực sự nào để chỉ huy. Một đội hình khác của Nga trong Đức Quốc xã, Quân đoàn bảo vệ Nga, đã được sử dụng ở Nam Tư để chiến đấu chống lại du kích địa phương vào năm 1942-1944, nhưng Hitler đã không đủ tin tưởng người Nga để dùng họ chiến đấu chống lại chính Liên Xô.
Kết thúc tuyệt vời
Tất cả những điều này chỉ thay đổi vào tháng 9/1944, khi Hồng quân đang áp sát nước Đức. Vào thời điểm đó, Đức Quốc xã đã đủ tuyệt vọng để sử dụng bất cứ thứ gì có thể giữ cho đế chế sắp sụp đổ của họ còn nguyên vẹn. Chính Heinrich Himmler đã gặp Andrei Vlasov và xử phạt việc thành lập Ủy ban Giải phóng Nhân dân Nga và Lực lượng Quân sự nằm dưới sự chỉ huy của Vlasov, bao gồm khoảng 50.000 người.
Những người này đã chiến đấu chống lại Hồng quân chỉ trong ba tháng, từ tháng 2 đến tháng 4/1945, nhưng đã không thành công. Đức Quốc xã đã bị suy yếu vào thời điểm này. Sau thất bại của Đức, Vlasov và tất cả các sỹ quan chỉ huy của y đã bị Liên Xô bắt giữ, nhanh chóng bị xử tử và đi vào lãng quên. Không thể bào chữa cho những người giúp đỡ Đức Quốc xã, bất kể động cơ của họ là gì, Oleg Budnitsky nói. Theo ông này, chế độ Bolshevik là khủng khiếp và vô nhân đạo, nhưng chủ nghĩa phát xít, mà những người đó phục vụ, là xấu xa tuyệt đối./.
Theo CTV Lê Ngọc/VOV.VN (biên dịch)
RBTH
Báo Mỹ: Thương vụ S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ nhìn thấy dấu hiệu của Thế chiến I Chuyên gia Mỹ lo ngại căng thẳng trong quan hệ giữa Ankara và Washington có thể dẫn đến những hậu quả tương tự như sự kiện năm 1914. Cuộc khủng hoảng hiện nay trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, liên quan đến thương vụ mua các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Ankara, có thể gây ra những...