10 cầu thủ U21 Đồng Tháp bán độ và cách bầu Đức dạy “đám trẻ” HAGL
Từ cái cách lãnh đạo ngành thể dục thể thao Đồng Tháp rồi Ban huấn luyện CLB Đồng Tháp “giơ cao, đánh khẽ” đối với nhóm 10 cầu thủ tham gia bán độ tại giải U21 Quốc gia 2019 càng thấy trân trọng cách bầu Đức bỏ công bỏ sức dạy dỗ “đám trẻ” tại CLB HAGL.
Những ngày qua, do những lo ngại về dịch Covid-19 nên các hoạt động bóng đá tại Việt Nam đều tạm hoãn. Trong bối cảnh ấy, thì câu chuyện đáng quan tâm hơn cả chính là vụ 10 cầu thủ thuộc đội U21 Đồng Tháp tham gia bán độ tại giải U21 Quốc gia 2019. Cụ thể, tại vòng loại bảng C Giải U21 Quốc gia diễn ra vào ngày 19/6/2019, U21 Đồng Tháp hòa U21 Vĩnh Long 1-1. Trận đấu được xác nhận có mùi tiêu cực.
Bầu Đức luôn coi trọng yếu tố giáo dục trong cách đào tạo các cầu thủ HAGL.
Theo đó, cầu thủ Huỳnh Văn Tiến – đội phó U21 Đồng Tháp – thừa nhận là người lên kế hoạch để cuộc đối đầu khép lại với hai bàn đổ xuống. Anh này lên mạng đặt cược số tiền 150 triệu đồng, thắng 133 triệu và chia cho đồng đội. Sự việc nghiêm trọng kể trên liên quan đến 10 cầu thủ đá chính và hai người dự bị bên phía đội bóng trẻ xứ bưng biền.
Ngay khi nhận được tường trình từ người trong cuộc, lãnh đạo Trung tâm TDTT Đồng Tháp đã làm việc với các cấp lãnh đạo Sở và cơ quan công an để xin hướng xử lý. Kết quả, tiền vệ Huỳnh Văn Tiến (chủ mưu) bị cắt tiền ăn 6 tháng, trả về nhà và không cho tập luyện “mấy tháng”. 10 người còn lại bị cắt tiền ăn 2 tháng, bị đẩy xuống tập ở tuyến năng khiếu. Về phía Ban huấn luyện U21 Đồng Tháp, họ cũng không có động thái gì quá cứng rắn đối với nhóm cầu thủ “dính chàm” kể trên.
Theo nhận định từ dư luận và người hâm mộ nói chung, án phạt dành cho 10 cầu thủ U21 Đồng Tháp tham gia dàn xếp tỷ số ở trận hòa U21 Vĩnh Long được đánh giá là quá nhẹ nhàng, không đủ tính răn đe với người vi phạm.
Video đang HOT
Được biết, trong bgày 19/3/2020, LĐBĐ Việt Nam ( VFF) đã chính thức có công văn gửi Sở VH-TT-DL tỉnh Đồng Tháp và Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Đồng Tháp đề nghị giải trình thông tin các cầu thủ trẻ của Đồng Tháp tham gia cá độ tại giải bóng đá vô địch U21 quốc gia và giải hạng Nhì quốc gia 2019. Quan điểm của VFF là kiên quyết loại bỏ các hiện tượng tiêu cực xuất hiện trong giải đấu, đồng thời sẵn sàng hợp tác với cơ quan chức năng để chấn chỉnh một cách triệt để, bảo vệ uy tín cũng như những giá trị tích cực của bóng đá.
Giữa câu chuyện buồn về các cầu thủ Đồng Tháp tham gia bán độ, lại càng thấy trân trọng cách bầu Đức giáo dục “đám trẻ” tại CLB HAGL. Nhà tài phiệt phố Núi từng nói rất rõ: Cầu thủ nào của CLB HAGL đá láo, đá xấu, chơi không có ý thức vì người hâm mộ thì ông sẵn sàng đuổi thẳng cổ. Bầu Đức cũng răn đe các cầu thủ HAGL ngay từ nhỏ, đến những cầu thủ Học viện HAGL chưa bắt đầu bóng đá chuyên nghiệp đã được dạy dỗ rất kỹ lưỡng về ý thức cộng đồng, văn hóa đá bóng và học văn hóa trước khi chạm tay vào giấc mơ bóng đá chuyên nghiệp.
Đúng hơn, bầu Đức hiểu rõ tận tường những mặt trái trong bóng đá. Thế nên, bầu Đức uốn nắn các cầu thủ HAGL từ thuở nhỏ, tức thời điểm chỉ là những búp măng chứ không phải chờ đến lúc thành tre mới dạy dỗ.
Bầu Đức xác định dạy dỗ các cầu thủ tới nơi tới chốn, phải học văn hóa, học ngoại ngữ và chơi bóng đá có ý thức. Vì câu chuyện giáo dục không chỉ riêng ở khía cạnh bóng đá. Nếu các cầu thủ không thể theo con đường bóng đá chuyên nghiệp thì trở thành một công dân tốt cho xã hội nên phải được dạy dỗ tốt.
Thế nên, các cầu thủ HAGL trưởng thành trong một môi trường không chỉ dạy bóng đá, còn dạy họ cách làm người và học văn hóa một cách nghiêm túc. Những Tuấn Anh, Văn Toàn, Công Phượng, Xuân Trường, Hồng Duy… sớm trở thành hình mẫu trong bóng đá, không chỉ có chuyên môn giỏi mà còn là tấm gương về sự tốt đẹp. Những ngày qua, trong bối cảnh đất nước gồng mình chống lại dịch Covid-19, họ cũng chung tay góp sức. Người thì đóng góp bằng hiện vật, người thì kêu gọi bạn bè, fan hâm mộ quyên góp tiền bạc, người thì đăng clip tuyên truyền cách phòng trách dịch bệnh…
Trong lĩnh vực nào cũng vậy, dung túng cho cái sai thì để lại hậu quả sẽ khó lường trong tương lai. Thiết nghĩ VFF phải xử lý mạnh tay trong câu chuyện cá cược của các cầu thủ Đồng Tháp. Và bóng đá Việt Nam chỉ tốt lên khi có sự giáo dục bài bản như bầu Đức dạy dỗ các cầu thủ HAGL, xác định rõ ràng về chuyện nhân cách cho các em nhỏ từ ngày đầu đặt chân đến Học viện HAGL.
Lãnh đạo thể thao Đồng Tháp nói gì khi "đánh khẽ" vụ cầu thủ bán độ?
Muốn tạo điều kiện cho người vi phạm làm lại sự nghiệp và bảo đảm tương lai của bóng đá tỉnh nhà, lãnh đạo Đồng Tháp đã xử nhẹ vụ tiêu cực năm rồi...
Tại vòng loại bảng C Giải U21 Quốc gia diễn ra vào ngày 19/6/2019, U21 Đồng Tháp hòa U21 Vĩnh Long 1-1. Trận đấu được xác nhận có mùi tiêu cực.
Cụ thể, cầu thủ Huỳnh Văn Tiến - đội phó U21 Đồng Tháp - thừa nhận là người lên kế hoạch để cuộc đối đầu khép lại với hai bàn đổ xuống. Anh này lên mạng đặt cược số tiền 150 triệu đồng, thắng 133 triệu và chia cho đồng đội.
10 cầu thủ U21 Đồng Tháp tham gia cá độ tại Giải U21 Quốc gia 2019.
Sự việc nghiêm trọng kể trên liên quan đến 10 cầu thủ đá chính và hai người dự bị bên phía đội bóng trẻ xứ bưng biền.
Ngay khi nhận được tường trình từ người trong cuộc, lãnh đạo Trung tâm TDTT Đồng Tháp đã làm việc với các cấp lãnh đạo Sở và cơ quan công an để xin hướng xử lý. Kết quả, tiền vệ Huỳnh Văn Tiến (chủ mưu) bị cắt tiền ăn 6 tháng, trả về nhà và không cho tập luyện "mấy tháng". 10 người còn lại bị cắt tiền ăn 2 tháng, bị đẩy xuống tập ở tuyến năng khiếu.
Theo nhận định từ dư luận và người hâm mộ nói chung, án phạt này được đánh giá là quá nhẹ nhàng, không đủ tính răn đe với người vi phạm.
Tuy nhiên, khi chia sẻ với Tuổi Trẻ, ông Phạm Quốc Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm, cho biết họ không thể làm quá căng sự vụ này vì nhiều lý do. Ngoài việc trao cơ hội cho người trẻ làm lại cuộc đời, án phạt này còn phải cân nhắc khía cạnh chuẩn bị lực lượng cho bóng đá địa phương về sau.
"Chúng tôi tham khảo anh em và phía an ninh, quyết định xử lý ở góc độ lần đầu tiên sai phạm, có độ thành khẩn và xử lý theo tình người nhằm giúp các em có cơ hội quay đầu lại. Nếu kỷ luật hết 11 cầu thủ này thì 5-7 năm nữa Đồng Tháp chưa có lứa cầu thủ chơi ở giải hạng Nhất được".
"Ngoài ra, năm nay các em sẽ thi đấu giải U21 Quốc gia, lại đang ở độ chín của sự nghiệp, nên chúng tôi đặt mục tiêu giành thành tích cao hơn chiếc HCĐ ở giải 2019", ông Phạm Quốc Dũng chia sẻ khó khăn.
Người phụ trách Trung tâm TDTT Đồng Tháp cũng thừa nhận án phạt dành cho Huỳnh Văn Tiến là quá nhẹ. Tuy nhiên lãnh đạo Trung tâm không thể phạt em quá lâu vì sợ rằng Tiến không thể trở lại với bóng đá.
Ông Dũng nói: "Các cầu thủ khác khi Tiến đưa tiền thì cầm nên án phạt như vậy là được. Còn Tiến đúng là án nhẹ thật. Đáng lẽ phải treo giò 1-2 năm, nhưng treo giò 1 năm, tôi nghĩ Tiến sẽ không thể quay trở lại.
Chúng tôi bàn rất nhiều chuyện xử lý Tiến ra sao. Gia đình Tiến rất nghèo và em ấy là thu nhập chính. Ba mẹ Tiến lên trung tâm khóc lóc năn nỉ và cam kết sẽ không để con tiếp tục sai phạm. Vì thế, chúng tôi đã cho em ấy quay trở lại tập luyện vào tháng 12/2019".
Minh Phương
'Thần đồng bóng đá Việt' vướng tin đồn tiêu cực Trần Công Minh, tiền đạo tài hoa mà bóng đá Đồng Tháp sản sinh từng làm mưa làm gió các giải đấu trẻ QG đã bị nghi ngờ dính vào nghi án tiêu cực ở giải U21 QG 2019. Cụ thể theo tường trình viết tay của cầu thủ Huỳnh Văn Tiến, người cầm đầu nhóm cầu thủ bán độ của U21 Đồng...