10 câu chuyện tiêu biểu của nước Mỹ năm 2011
Chương trình tàu con thoi của NASA về hưu, Mỹ hứng chịu năm kỷ lục về thiên tai hay nữ nghị sĩ Gabrielle Giffords bị bắn trọng thương… là những sự kiện nổi bật của nước Mỹ năm 2011.
1. Năm kỷ lục về thiên tai
Nước Mỹ đã hứng chịu năm kỷ lục về thiên tai, với một chục thảm hoạ thiệt hại hơn 1 tỷ USD mỗi lần. Các thiên tai dữ dội nhất bao gồm bão táp, lũ lụt, bão tuyết, hạn hán, các đợt nắng nóng và cháy rừng.
Tổng cộng 12 thảm hoạ đã gây thiệt hại 52 tỷ USD và thời tiết khắc nghiệt đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 người. Các thảm hoạ bao gồm 6 đợt lốc xoáy riêng rẽ, cháy rừng tại Texas, lũ lụt dọc sông Mississippi…
2. Nữ nghị sĩ Gabrielle Giffords bị bắn trọng thương
Nữ nghị sĩ đảng Dân chủ Gabrielle Giffords đang gặp gỡ các cử tri bên ngoài một siêu thị ở thành phố Tucson, bang Arizona hôm 8/1 thì bị bắn vào đầu ở cự ly gần sau khi một tay súng khai hoả vào đám đông.
6 người đã thiệt mạng và 13 người khác bị thương trong vụ thảm sát. Bà Giffords đã rơi vào hôn mê và bị phẫu thuật cắt bỏ một phần sọ. 8 tháng sau đó, bà Giffords đã nhận được các tràng pháo tay hưởng ứng của các đồng nghiệp khi trở lại Hạ viện trong một cuộc bỏ phiếu. Sự bình phục phi thường của bà vẫn đang tiến triển tốt.
3. Tàu con thoi về hưu
Video đang HOT
Chương trình tàu con thoi kéo dài 30 năm của NASA đã kết thúc với việc tàu Atlantis hạ cánh thành công hôm 21/7. Các tàu con thoi về hưu sẽ được đưa vào các bảo tàng và thay vào đó NASA phải phụ thuộc vào các tên lửa và tàu vũ trụ thương mại của Nga để đưa các phi hành gia và hàng hoá vào vũ trụ. Nhiều người, trong đó có các cựu phi hành gia, đã lên tiếng chỉ trích sự thiếu tham vọng trong chương trình vũ trụ của Mỹ.
4. Xì-căng-đan lạm dụng tại đại học Pennsylvania State
Trong một vụ việc khiến nước Mỹ bị sốc, một trợ lý huấn luyện cho đội bóng bầu dục trường Pennsylvania State (Penn State), Jerry Sandusky, đã bị truy tố với hơn 50 tội danh liên quan tới lạm dụng tình dục các bé trai trong thời gian suốt 12 năm. Ông này bác bỏ các cáo buộc. Vụ việc đã dẫn tới việc sa thải huấn luyện viên trưởng đội bóng bầu dục của trường, ông Joe Paternon, một nhân vật uy tín trong làng thể thao Mỹ.
5. Kinh tế
Hồi đầu năm, có dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi trong năm 2011. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm. Đến giữa tháng 2, Cục dữ trữ liên bang Mỹ đã nâng dự báo tăng trưởng, dự đoán rằng nền kinh tế sẽ tăng 3,9%. Nhưng sau đó giá dầu lại tăng, thảm hoạ thiên tai tại Nhật và hàng loạt thoả thuận cắt giảm ngân sách. Đến giữa năm, tỷ lệ thất nghiệp tăng trở lại và tăng trưởng kinh tế giảm xuống chỉ còn 1%. Tỷ lệ người bị thất nghiệp trong hơn 6 tháng đã đăng lên 42%. Tồi tệ hơn là có cảm giác rằng Washington không nỗ lực để giảm tỷ lệ thất nghiệp. Gần đây, nền kinh tế có một số điểm sáng – tỷ lệ thất nghiệp giảm và mùa mua sắm khởi đầu tốt hơn dự đoán – nhưng có thể những điều đó không đủ để giúp những người vẫn đang nỗ lực tìm việc làm.
6. Dominique Strauss-Kahn và vụ bê bối tại khách sạn New York
Strauss-Kahn đã bị buộc phải từ chức khỏi vị trí tổng giám đốc Quỹ tiền tế quốc tế (IMF) sau khi bị cáo buộc tấn công tình dục một nhân viên dọn phòng khách sạn Sofitel ở New York. Bê bối cuối cùng bị huỷ bỏ vì nhân viên khách sạn, cô Nafissato Diallo, tỏ ra là người thiếu tin cậy nhưng đã làm tiêu tan giấc mơ tổng thống của ông Strauss-Kahn. Ông Strauss-Kahn thừa nhận có quan hệ tình dục với cô Diallo, nói rằng chuyện đó là “tự nguyện nhưng ngu ngốc”.
7. Steve Jobs qua đời
Khi đồng sáng lập hãng Apple Steve Jobs qua đời vì bệnh ung thư hồi năm nay, người Mỹ đã bày tỏ sự tiếc thương với một nhân vật được mệnh danh là vị vua của làng công nghệ thế giới. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ca ngợi Jobs với một sự thật đơn giản như thế này: “Thế giới đã mất đi một nhân vật có tầm nhìn xa trông rộng. Và không có cách nào tưởng nhớ thành công của Jobs tuyệt vời hơn là khi thế giới biết tin ông qua đời thông qua chính sản phẩm ông đã tạo ra”.
8. Cuộc đua tổng thống đảng Cộng hoà
Cuộc đua tổng thống năm 2012 đã trở nên sôi động trong năm 2011, khi nhiều ứng viên tuyên bố tranh cử với tham vọng đánh bật Barack Obama khỏi chiếc ghế tổng thống. Hiện đã có 8 ứng viên đã tuyên bố tranh cử để tìm kiếm tấm vé ứng của tổng thống của đảng Cộng hoà, trong đó có một ứng viên là nữ, bà Michele Bachmann, hạ nghị sĩ bang Minnesota. Cho tới nay, cựu Thống đốc Massachusetts Mitt Romney nổi lên là ứng viên nặng ký nhất trong cuộc đua của đảng Cộng hoà.
9. Các cuộc biểu tình Chiếm phố Wall lan rộng
Vào ngày 17/9, khoảng 200 người biểu tình chống lại sự bất bình đẳng kinh tế và sự tham lam của giới lãnh đạo các công ty đã lập trại tại công viên Zuccotti ở khu Manhattan và từ chối rời đi. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình sau đó đã ran rộng ra khắp các thành phố ở Mỹ và trở thành một phong trào. Hàng loạt cuộc biểu tình đã nổ ra nhằm đòi công bằng cho người nghèo. Phong trào này cũng nhanh chóng lan ra khắp thế giới, từ châu Á, châu Mỹ tới châu Phi và châu Âu.
10. Tạm biệt Iraq
Vào ngày 31/12, Mỹ sẽ rút hoàn toàn các binh sĩ còn lại khỏi Iraq, chấm dứt cuộc chiến kéo dài 10 năm bắt đầu từ tháng 3/2003. Cuộc chiến tiêu tốn của nước Mỹ nhiều tiền của, sức lực đã kết thúc sau 8 năm. Ước tính, hơn 100.0000 dân thường Iraq đã thiệt mạng trong cuộc chiến kéo, trong khi hàng triệu người phải đi lánh nạn. Hơn 4.400 binh sĩ Mỹ trở về nhà từ Iraq trong những chiếc quan tài.
Theo Dân Trí
Người biểu tình Mỹ chiếm các hải cảng lớn
Ý tưởng của cuộc tuần hành này nhằm thu hút sự chú ý của mọi người về việc thương mại hóa toàn cầu đã ảnh hưởng như thế nào đối với kinh tế và người dân Mỹ.
Ngày 12/12 theo giờ Mỹ, những người biểu tình hưởng ứng phong trào Chiếm phố Wall ở Mỹ đã tìm cách chiếm giữ và đóng cửa các hải cảng lớn ở Bờ Tây của nước Mỹ.
Hàng trăm người biểu tình đã tham gia cuộc diễu hành ngoài đường ở thành phố Oakland và tuyên bố họ hưởng ứng phong trào chiếm lấy hải cảng của nước Mỹ.
Ý tưởng của cuộc tuần hành này nhằm thu hút sự chú ý của mọi người về việc thương mại hóa toàn cầu đã ảnh hưởng như thế nào đối với kinh tế và người dân Mỹ.
Những người tổ chức phong trào này cho biết họ sẽ chiếm lấy và thực hiện đóng cửa cảng Oakland, một trong những hải cảng lớn bận rộn nhất ở bang California của Mỹ.
Những người biểu tình phong tỏa đường vào cảng Oakland (ảnh AP)
Tại nhiều thành phố như Los Angeles, Portland, San Diego và Seattle cũng đã diễn ta các cuộc biểu tình và tuần hành tương tự. Cảnh sát đã được huy động đến hiện trường tuy nhiên chỉ dừng lại ở việc đảm bảo cho đám đông biểu tình không xâm phạm đến các tài sản thuộc sở hữu cá nhân.Những người tham gia phong trào này cảnh báo rằng nếu cảnh sát sử dụng bạo lực để trấn áp thì qui mô biểu tình sẽ tăng lên nhanh chóng trong những ngày tới.
Các cuộc biểu tình trên được diễn ra sau khi cảnh sát tiến hành dỡ bỏ lều bạt và giải tán người biểu tình ở khắp các thành phố thuộc nước Mỹ trong những tuần qua.
Phong trào biểu tình chiếm phố Wall ở Mỹ hiện đã bước sang tháng thứ 3 nhằm để phản đối sự tham lam của các tập đoàn tài chính và các công ty kinh doanh lớn ở Mỹ.
Tuần trước, tại thủ đô Washington, hàng nghìn người đã tập trung biểu tình trong vòng 3 ngày yêu cầu quốc hội Mỹ gây sức ép để chính quyền nước này tạo công ăn việc làm và thực hiện bình đẳng kinh tế cho người dân Mỹ./
Theo VOV
Người biểu tình "Chiếm phố Wall" lên kế hoạch "chiếm quốc hội Mỹ" Những người biểu tình trên khắp nước Mỹ tiếp tục tụ tập tại Quảng trường Quốc gia ở thủ đô Washington để thực hiện cuộc biểu tình trong vài ngày được lên kế hoạch nhắm vào Quốc hội và các nhà lãnh đạo ở trụ sở Quốc hội nước này. Người biểu tình tại thủ đô Washington đứng bên trong một công trình...