10 cảnh báo lo ngại về an toàn người bệnh
Thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, hơn 1 triệu người bệnh tử vong hàng năm là do biến chứng của phẫu thuật.
Nhân dịp lần đầu tiên phát động chiến dịch “Ngày an toàn người bệnh thế giới ngày 17/9/2019″, WHO công bố 10 con số về các tai biến và sự cố trong chăm sóc sức khoẻ. Đồng thời, WHO cảnh báo thực trạng đáng lo ngại về an toàn người bệnh trên phạm vi toàn cầu.
Trong báo cáo tháng 8/2019, WHO đã cập nhật tình hình tai biến y khoa và cảnh báo tình hình tai biến y khoa đã trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng trên phạm vi toàn thế giới. Nếu như nguy cơ tử vong khi đi máy bay là 1/3.000.000 thì nguy cơ tử vong do các sự cố trong chăm sóc y tế là 1/300.
Dưới đây là 10 thông tin cảnh báo thực trạng đáng lo ngại về an toàn người bệnh trên phạm vi toàn thế giới (theo “10 facts on patient safety” – August 2019, WHO):
1. Cứ 10 người bệnh thì có 1 người bị sự cố trong quá trình chăm sóc tại bệnh viện
Ở các nước có thu nhập cao, cứ 10 người bệnh thì có 1 bệnh nhân bị sự cố y khoa trong thời gian được chăm sóc tại bệnh viện. Tai biến xảy ra do các sự cố y khoa khác nhau, trong đó khoảng 50% có thể phòng ngừa được.
Một nghiên cứu ở 26 bệnh viện tại 8 nước có thu nhập thấp và trung bình, cho thấy tỷ lệ sự cố y khoa khoảng 8%, trong đó có đến 83% các trường hợp là có thể phòng ngừa được, và khoảng 30% có liên quan đến người bệnh bị tử vong.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
2. Sự cố y khoa do chăm sóc không an toàn có thể là 1 trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên phạm vi toàn cầu
Bằng chứng gần đây cho thấy: trong số 134 triệu sự cố y khoa xảy ra mỗi năm do chăm sóc không an toàn tại các bệnh viện ở các nước thu nhập thấp và trung bình (LMIC: low- and middle-income countries), đã dẫn đến 2,6 triệu trường hợp tử vong. Một nghiên cứu khác đã ước tính có khoảng 2/3 sự cố y khoa do chăm sóc không an toàn xảy ra tại các nước LMIC.
Video đang HOT
3. Tần suất sự cố y khoa trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu và điều trị ngoại trú là 4/10
Đảm bảo an toàn trong cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ là vô cùng quan trọng trên tất cả các cấp độ, bao gồm cả chăm sóc ban đầu và ngoại trú (nhất là cấp cứu). Trên phạm vi toàn cầu, có đến 4/10 bệnh nhân bị sự cố trong khi được chăm sóc ở những nơi này, trong đó có đến 80% sự cố là có thể phòng ngừa được.
Các lỗi thường gặp liên quan đến chẩn đoán, kê đơn và sử dụng thuốc. Sự cố xảy ra trong chăm sóc ban đầu và ngoại trú thường dẫn đến nhập viện. Tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), loại sự cố này chiếm hơn 6% tổng số ngày nằm viện và hơn 7 triệu lượt nhập viện mỗi năm.
4. Cứ mỗi 7 đôla Canada (CAD) chi phí điều trị thì có ít nhất 1 đôla được dành để điều trị các tổn hại do sự cố y khoa xảy ra tại bệnh viện
Bằng chứng gần đây cho thấy 15% tổng chi phí cho hoạt động của bệnh viện tại các nước thuộc Tổ chức OECD là dành cho các sự cố y khoa, các sự cố nặng nề nhất bao gồm huyết khối tĩnh mạch, loét do tỳ đè và nhiễm trùng. Ước tính tổng chi phí do sự cố ở các quốc gia này lên tới hàng nghìn tỷ USD Mỹ mỗi năm.
5. Đầu tư cho an toàn cho người bệnh có thể tiết kiệm tài chính đáng kể
Đầu tư cho việc cải thiện an toàn người bệnh có thể tiết kiệm tài chính đáng kể và quan trọng hơn là kết quả chăm sóc sẽ tốt hơn, là do chi phí phòng ngừa thường thấp hơn nhiều so với chi phí điều trị các tai biến. Chỉ riêng tại Mỹ, tập trung cho các hoạt động cải tiến an toàn người bệnh dẫn đến khoản tiết kiệm ước tính khoảng 28 tỷ USD tại các bệnh viện giai đoạn từ năm 2010 đến 2015.
Chìa khóa để chăm sóc an toàn hơn là sự tham gia của người bệnh. Nếu thực hiện tốt, việc thu hút người bệnh cùng tham gia không phải là hoạt động tốn nhiều chi phí, và có thể giảm 15% thiệt hại do sự cố y khoa, tiết kiệm hàng tỷ USD mỗi năm.
6. Thực hành sử dụng thuốc không an toàn và lỗi do sử dụng thuốc gây tác hại cho hàng triệu người bệnh và tiêu tốn chi phí hàng tỷ USD mỗi năm
Sai sót về sử dụng thuốc không an toàn như liều lượng không đúng, hướng dẫn không rõ ràng, sử dụng chữ viết tắt trong kê đơn và đơn thuốc không phù hợp là những nguyên nhân hàng đầu gây nguy hiểm cho người bệnh và hoàn toàn có thể phòng tránh được. Trên toàn cầu, tiêu tốn chi phí liên quan đến lỗi sử dụng thuốc ước tính là 42 tỷ USD mỗi năm, chưa bao gồm tiền lương, năng suất lao động giảm hoặc chi phí cho chăm sóc sức khỏe do tai biến.
Chi phí này chiếm 1% chi tiêu toàn cầu cho y tế. Lỗi do sử dụng thuốc có thể xảy ra do hệ thống cung ứng và sử dụng thuốc còn yếu, và/hoặc do yếu tố con người như mệt mỏi, điều kiện làm việc kém hoặc thiếu nhân viên đến các công việc kê đơn, lưu trữ, chuẩn bị, pha chế, quản lý và theo dõi. Bất kỳ một hoặc sự kết hợp nào trong số này có thể dẫn đến tổn hại nghiêm trọng cho người bệnh, gây tàn phế và thậm chí tử vong.
7. Chẩn đoán không chính xác hoặc chậm trễ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến hàng triệu người bệnh
Lỗi chẩn đoán, là sự thất bại trong việc xác định bản chất của bệnh một cách chính xác và kịp thời, xảy ra ở khoảng 5% bệnh nhân tại Mỹ. Khoảng một nửa trong số các lỗi này có khả năng gây ra tác hại nghiêm trọng. Một nghiên cứu về các phòng khám chăm sóc ban đầu tại Malaysia cho thấy các lỗi chẩn đoán chiếm 3,6%. Tại Mỹ, nghiên cứu khám nghiệm tử thi cho thấy các lỗi chẩn đoán chiếm khoảng 10% trường hợp tử vong.
Nghiên cứu hồi cứu hồ sơ bệnh án cho thấy lỗi chẩn đoán chiếm 6 – 17% trong các sự cố nguy hại. Bằng chứng từ các quốc gia thu nhập thấp và trung bình còn hạn chế, tuy nhiên, ước tính tỷ lệ này sẽ còn cao hơn.
8. Trong 100 người bệnh nhập viện thì có 10 người bị nhiễm trùng bệnh viện
Cứ 100 bệnh nhân nhập viện thì có 7 người ở các nước thu nhập cao và 10 người ở các nước thu nhập thấp và trung bình sẽ mắc một hoặc nhiều bệnh nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Hàng trăm triệu bệnh nhân trên toàn thế giới bị nhiễm trùng bệnh viện hàng năm.
Những người bị Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA), có nguy cơ tử vong cao hơn 64% so với những người bị nhiễm trùng không kháng thuốc. Bất kể quốc gia thuộc nhóm thu nhập cao hay thấp, với các can thiệp khác nhau, đặc biệt là vệ sinh tay có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện lên tới 55%.
9. Hơn 1 triệu người bệnh tử vong hàng năm là do biến chứng của phẫu thuật
Thông báo của WHO cho thấy phẫu thuật không an toàn dẫn đến tỷ lệ bệnh tật và tử vong cao. Các quy trình chăm sóc phẫu thuật không an toàn gây ra biến chứng ở 25% người bệnh. Hàng năm, có gần 7 triệu người bệnh phẫu thuật bị biến chứng, trong đó có 1 triệu người chết trong hoặc ngay sau phẫu thuật. Do các biện pháp an toàn người bệnh được cải thiện, các trường hợp tử vong liên quan đến các biến chứng do phẫu thuật đã giảm trong 50 năm qua. Tuy nhiên, số người bệnh bị biến chứng do phẫu thuật tại các nước thu nhập thấp và trung bình vẫn cao gấp 2-3 lần so với các nước thu nhập cao.
10. Phơi nhiễm với phóng xạ là mối quan tâm về an toàn sức khỏe cộng đồng và người bệnh
Trên toàn cầu, có hơn 3,6 tỷ lần kiểm tra X-quang được thực hiện hàng năm, trong đó 10% là trẻ em. Ngoài ra, có hơn 37 triệu lượt làm các thủ thuật liên quan đến y học hạt nhân và 7,5 triệu lượt xạ trị hàng năm. Việc sử dụng phóng xạ không phù hợp hoặc không có kỹ năng có thể dẫn đến các mối nguy hiểm cho sức khỏe, cho cả bệnh nhân và nhân viên. Các nguy cơ liên quan đến lỗi phóng xạ là tiếp xúc quá nhiều với bức xạ và các trường hợp xác định sai bệnh nhân hoặc sai vị trí. Ước tính tỷ lệ mắc lỗi liên quan đến phóng xạ là khoảng 15/10.000 lượt điều trị.
Theo kinhtedothi
Vụ bệnh nhân bị khoan nhầm cẳng chân: Sự cố y khoa ảnh hưởng đến an toàn người bệnh
Theo báo cáo gửi Bộ Y tế, Bệnh viện Chợ Rẫy nhận định: "Đây là sự cố y khoa, ảnh hưởng đến an toàn người bệnh, bệnh viện quyết định tạm đình chỉ công việc đối với 2 cán bộ y tế liên quan do vi phạm quy trình xác định người bệnh".
Liên quan đến trường hợp bệnh nhân bị gãy cột sống nhưng bị bác sĩ khoan nhầm vào cẳng chận báo Dân trí đã phản ánh, GS.TS.BS Nguyễn Văn Khôi, Phó giám đốc phụ trách quản lý điều hành Bệnh viện Chợ Rẫy vừa ký công văn báo cáo gửi đến Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế.
Bệnh viện xác nhận, bệnh nhân Nguyễn Đức Th. (30 tuổi ngụ tại Hậu giang) được chuyển đến từ Bệnh viện Cà Mau, nhập viện ngày 12/6/2019 với chẩn đoán gãy đốt sống ngực D8 - dập tủy ngực. Chẩn đoán nhập viện, gãy xẹp thân đốt sống D8/Chấn thương do té cao. Phương pháp điều trị chọn lựa cho chấn thương cột sống của người bệnh là bảo tồn, không phẫu thuật.
Sau 1 tuần điều trị, sức khỏe bệnh nhân diễn tiến tốt, chân tay cử động bình thường
Sau khi phân loại bệnh, bệnh nhân được nhập vào khoa Ngoại Thần kinh để điều trị. Sự nhầm lẫn diễn ra vào lúc đang chờ vận chuyển người bệnh từ khoa Cấp cứu đến các khoa điều trị khác. Thủ thuật khoan cẳng chân để xuyên đinh là chỉ định thực hiện trên bệnh nhân khác là Lê Văn L. bị gãy kín 1/3 giữa đùi phải.
"Thật may mắn, việc nhầm lẫn được sớm phát hiện, dừng thủ thuật sau khi xuyên đinh 1/2 lồi củ trước xương chày phải; người bệnh được trấn an, xin lỗi, băng vết thương và chuyển đến nằm điều trị tại khoa Ngoại Thần kinh" - bệnh viện cho hay.
Báo cáo của bệnh viện khẳng định. "Ngay sau khi sự việc xảy ra, trực lãnh đạo bệnh viện, Phó khoa Cấp cứu trưởng tua, Phó khoa Ngoại Thần kinh trực tiếp khám bệnh, hội chẩn đánh giá tổn thương và xử trí chăm sóc tận tình ngay cho người bệnh. Tổ chức hội chẩn chuyên môn gồm Trưởng phòng Y vụ, Lãnh đạo khoa Cấp cứu, khoa Chấn thương chỉnh hình, khoa Ngoại Thần Kinh. Ngay sau hội chẩn, đại diện lãnh đạo bệnh viện và các bác sĩ chỉnh hình gặp gỡ, xin lỗi, trấn an người bệnh và gia đình, trao đổi trình bày và lắng nghe ý kiến của cha, mẹ ruột và vợ người bệnh".
Bệnh viện Chợ Rẫy đánh giá: "Đây là sự cố y khoa, ảnh hưởng đến an toàn người bệnh. Bệnh viện quyết định tạm đình chỉ công việc đối với 2 cán bộ y tế liên quan, trong thời gian chờ xem xét kỷ luật do vi phạm quy trình xác định người bệnh. Bệnh viện tổ chức tập huấn lại các quy trình an toàn người bệnh cho khoa Cấp cứu và các khoa lâm sàng trong toàn bệnh viện".
Liên quan đến ý kiến của người bệnh và gia đình, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: "Hiện người bệnh và gia đình đã lắng nghe, đồng ý với việc xin lỗi của bệnh viện, ở lại bệnh viện để tiếp tục điều trị chấn thương gãy cột sống do té và chờ lành vết thương xuyên đinh nhầm. Về viện phí điều trị trong thời gian nằm viện, theo hoàn cảnh, nguyện vọng của người bệnh và gia đình, bệnh viện sẽ lo liệu hỗ trợ".
Sau hơn 1 tuần trị liệu tại khoa Ngoại Thần kinh, kết quả người bệnh khá tốt, bệnh nhân đang nằm giường cứng, có nẹp lưng, chân tay cử động bình thường, vết thương do khoan xuyên đinh tại vùng trước lồi củ xương chày phải dự kiến sẽ hồi phục trong khoảng 2 đến 3 tháng, tiên lượng không ảnh hưởng đến chức năng vận động của người bệnh.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Sự cố chạy thận tại Nghệ An: Hệ thống dẫn nước R.O có vấn đề Sáng 5/8, Sở Y tế Nghệ An chủ trì buổi họp báo thông tin về sự cố y khoa chạy thận nhân tạo xảy ra tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa (HNĐK) Nghệ An vào ngày 30/7. Tại buổi họp báo, nhiều phóng viên đặt câu hỏi liên quan đến quá trình chạy thận nhân tạo khiến 10 bệnh nhân đang lọc...