10 cái camera trong lớp cũng không giúp ‘cục cưng’ của phụ huynh nên người
‘Tôi đổ tiền vào trường này nên dĩ nhiên tôi sẽ đòi hỏi cao ở giáo viên’. Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, một người mẹ đã dõng dạc tuyên bố trước lớp như thế.
“Việc gắn hay không gắn camera không quan trọng bằng việc phụ huynh có hợp tác với giáo viên trong việc giáo dục con em mình hay không” – Ảnh: AFP
Tôi hiểu, phụ huynh luôn mong con có được một môi trường giáo dục tốt nhất, nhưng tôi và nhiều giáo viên khác đang phải gồng mình lên trước những yêu sách quá trớn của phụ huynh.
‘Tôi sẽ không để cô yên đâu’
Tôi chủ nhiệm lớp 5 một trường tiểu học tại quận Ba Đình (Hà Nội). Ngay từ đầu nhận chủ nhiệm lớp ấy, tôi đã được một đồng nghiệp rỉ tai: “Năm nay xem như cô gặp sao xấu rồi, trong lớp có 1 học sinh cá biệt, phụ huynh cũng có máu mặt, ghê lắm. Làm chủ nhiệm lớp ấy chỉ có nước rước họa vào thân”. Khi đó, tôi chỉ cười và thầm nghĩ, mình yêu trò, mình có làm điều gì nên tội đâu mà sợ?
Đúng như cảnh báo, học sinh nam ấy rất hay đi học trễ, trên lớp hoặc là trêu chọc bạn khác hoặc ngủ gật. Tôi thường xuyên nhắc nhở em nhưng đều không ăn thua. Cho đến một lần, sau khi bị nhắc nhở, cậu học trò nhỏ ấy chỉ tay vào mặt tôi: “Mẹ em bảo cấm cô không được xúc phạm em”.
Giận quá, không hiểu sao khi đó tôi chẳng thể kiềm chế được trước thái độ xấc cược và cái chỉ tay của học sinh. Tôi cầm thước đập vào tay em, sau đó yêu cầu em đứng úp mặt vào tường suốt gần 1 tiếng đồng hồ.
Giờ ra chơi, tôi có kể với mấy đồng nghiệp thì một cô hù dọa: “Thôi xong rồi, em tiêu rồi, đụng vào nhà đấy là hết đường cơm cháo, kiểu gì phụ huynh cũng sẽ đến trường, để rồi xem”.
Rồi đồng nghiệp cùng chia sẻ những câu chuyện liên quan đến phụ huynh “có máu mặt” ấy. Mới năm ngoái thôi, người mẹ ấy cũng đôi ba lần lên trường “oanh tạc” giáo viên chỉ vì trót to tiếng với con họ – dù con họ hỗn hào với cô.
Hôm đó trôi qua thật chậm, tôi cứ nơm nớp lo sợ và luôn thắc thỏm, tự giận mình sao khi đó tôi không cố gắng kiềm chế? Nhưng rồi tôi lại tặc lưỡi tự an ủi mình rằng, tôi không cố ý và cũng chẳng bạo hành gì học sinh, sao phải sợ?
Nghĩ là vậy nhưng cuối cùng thì nỗi sợ của tôi cũng đến, chẳng đợi đến hôm sau, ngay tối hôm đó, tôi đã nhận được tin nhắn qua điện thoại: “Cô làm nhục con tôi trước lớp, tôi sẽ không để yên đâu”.
Hôm sau, người mẹ ấy phừng phừng đến trường, lên thẳng phòng hiệu trưởng. Tôi cũng được gọi lên để đối chất và viết bản tường trình. Trước khi ra về, phụ huynh ấy còn liếc xéo tôi một cái cùng lời mắng vốn: “Giáo viên mà thế à?”.
Tôi vừa bị cô hiệu trưởng “lên lớp” vừa được các đồng nghiệp truyền kinh nghiệm đối phó với những học sinh cá biệt bằng cách “không nghe, không nói, không thấy”.
Rồi một chuyện khác cũng khiến tôi nhớ mãi, đó là một lần, tôi nghe một phụ huynh dặn dò con ở ngay sân trường: “Ôi dào, con sợ gì, có vấn đề gì con cứ mách mẹ”. Dù cho học sinh đó không thuộc lớp tôi nhưng sao mắt tôi vẫn cay cay.
Thầy cô dạy làm sao khi mẹ cha can thiệp thô bạo?
Cách đây mấy năm, trong buổi họp phụ huynh cuối năm, có phụ huynh còn đập bàn chỉ vì con họ có kết quả không như mong muốn. Phụ huynh ấy còn lớn tiếng vì với kết quả thấp sau này con họ sẽ khó vào được trường chuyên, lớp chọn. Và tôi hiểu, trong xã hội, không ít gia đình đang nuôi dưỡng những “ông vua con” như thế.
Video đang HOT
Có một phụ huynh còn trao đổi thẳng thắn với tôi: “Nhà tôi chỉ có mỗi cục cưng, tôi giao cho cô. Tôi chỉ mong con tôi tiến bộ từng ngày chứ còn tiền bạc không thành vấn đề”.
Rồi người mẹ ấy yêu cầu con phải được ngồi bàn đầu để tập trung, dễ nhìn mặc dù con họ khá cao trong lớp. Tôi đã giải thích rằng, sẽ thay đổi vị trí ngồi của các con thường xuyên để bạn nào cũng được ngồi bàn đầu, bàn giữa, bàn cuối nhưng người mẹ ấy không chịu. “Ngồi bàn cuối thì học hành kiểu gì, mất tập trung lại nhìn chữ khó, rồi hại mắt thì ai đền cho con tôi?”, vị phụ huynh ấy thắc mắc.
Có thể nói, chính tư tưởng con mình là số một, là trung tâm khiến phụ huynh sẵn sàng nặng lời với giáo viên, đúng kiểu “khách hàng là thượng đế”. Tôi nghĩ, việc gắn hay không gắn camera không quan trọng bằng việc phụ huynh có hợp tác với giáo viên trong việc giáo dục con em họ hay không.
Nhiều người cứ thắc mắc việc đạo đức trong nhà trường xuống cấp thì ai chịu trách nhiệm? Giáo viên hay phụ huynh? Đây là câu hỏi khó và cứ đụng đến vấn đề gì trong giáo dục là người ta lật lại câu hỏi ấy với hi vọng sẽ có câu trả lời. Nhưng nút thắt của vấn đề không chỉ nằm ở phía nhà trường hay cô giáo mà phụ huynh cũng có một phần trách nhiệm không nhỏ trong việc giáo dục trẻ.
Tôi và giáo viên khác ngoài việc trau dồi kiến thức để có thể truyền dạy các em tốt nhất, để mỗi tiết học thực sự chất lượng. Đồng thời, tôi cũng luôn muốn dạy các em sự thật thà nhưng rõ ràng nhiều phụ huynh lại vô tình dạy con việc nói dối để có lợi nhất như giả vờ mắt kém để được ngồi bàn trên, đi học muộn thì nói dối là do tắc đường và hàng tá lý do khác để con không bị phạt nếu phạm lỗi.
Phụ huynh ơi, giáo viên chúng tôi sao có thể dạy trẻ những bài học làm người, sự tử tế, thật thà nếu như có sự can thiệp quá trớn, quá thô bạo và sự thiếu tôn trọng từ phía phụ huynh? Làm sao chúng tôi có thể giúp học sinh thấy sai thì phải sửa, thấy tốt thì phát huy khi mà phụ huynh không đồng ý và sẵn sàng làm “bia đỡ đạn” cho con nếu con mắc lỗi?
Tôi hiểu, dù giáo viên hay phụ huynh cũng đều muốn trẻ lớn lên thành người tử tế, có ích cho xã hội. Bởi vậy, những bài học giản dị hằng ngày, những lời chúng ta nói với con trẻ lại là những bài học đáng quý.
Việc phải úp mặt vào tường hay bị một cái đét vào mông, một cái thước vào tay khi các con phạm lỗi chẳng đáng sợ bằng việc giáo viên ngày càng trở nên vô cảm với học trò – những đứa con của mình ngay cả các em sai.
Trẻ đến trường, hãy để các em được vào nếp, ý thức được những việc nên hay không nên làm, hãy để các em được va đập sẽ nhận những bài học quý thay vì “vô trùng” để rồi sau này khi phải quăng quật trong cuộc sống nhưng các em chẳng biết xử lý, đối phó ra sao.
Một đứa trẻ sao có thể trở thành người khiêm nhường, biết người biết ta, tử tế nếu như được cha mẹ dung dưỡng, bao che trước những hành vi sai trái? Các con rồi sẽ lớn, phụ huynh chẳng thể đi theo các con cả đời để bảo vệ, vậy tại sao không để các con lớn lên tự nhiên, lớn lên thực sự từ cuộc sống?
Phụ huynh hãy tin rằng, một cái đét vào mông cũng không khiến các con đau bằng việc các con đến trường nhưng không nhận được cái tâm của thầy cô chỉ vì sợ phụ huynh làm khó.
Thế mới thấy, dù một hay mười chiếc camera trong lớp học cũng chẳng thể là “tai mắt” của phụ huynh, cũng chẳng giúp những buổi học chất lượng hơn, an toàn hơn bởi mấu chốt của vấn đề là ở niềm tin dành cho nhau.
Tôi chỉ muốn phụ huynh hiểu một điều, rằng chúng tôi không hề muốn “không biết, không nghe, không thấy” khi học sinh phạm lỗi, không muốn ngày càng trở nên thờ ơ, vô cảm với học sinh.
Kim Thoa (Hà Nội)
Theo tuoitre
Ngó qua bữa ăn trưa của 5 trường quốc tế ở Singapore: Tràn ngập dinh dưỡng giúp trẻ phát triển
Thực đơn ăn trưa tại các trường quốc tế ở Singapore đều tràn ngập dinh dưỡng, giúp học sinh phát triển lành mạnh. Đặc biệt có trường còn nấu ăn theo đặt hàng của học sinh.
Singapore là một đảo quốc ở Đông Nam Á với nền kinh tế phát triển cùng nền giáo dục lớn mạnh, đứng đầu châu Á. Ở Singapore, học sinh không chỉ được học tập trong môi trường giáo dục toàn diện mà còn được chăm sóc kỹ lưỡng trong từng bữa ăn.
Điều này khiến học sinh không chỉ phát triển tốt về trí tuệ mà còn về thể chất, giúp các em có đủ sức khỏe học tập và tham gia các hoạt động thể thao, ngoại khóa.
Dưới đây là thực đơn ăn trưa của 5 trường quốc tế tại Singapore. Có thể thấy tất cả các bữa ăn đều đầy đủ dinh dưỡng.
Trường quốc tế Eton House
Thực đơn ăn uống của Eton House được xây dựng với sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng và thay đổi hàng tuần để khuyến khích học sinh thử các loại thực phẩm khác nhau.
Trường cũng thường xuyên thay đổi thực đơn dựa theo sự phản ánh của học sinh. Một bữa ăn trưa bình thường của học sinh tại Eton House cso đầy đủ các thành phần: Cá hồi với cơm chiên trứng, đậu Pháp, nấm, ngô và cà rốt, salad trộn.
Trường Eton House thường xuyên tăng cường menu dựa theo sự phản ánh của học sinh.
Một thực đơn ăn trưa bình thường của học sinh tại Eton House.
Trường Kinderland
Trường Kinderland chăm sóc từng chi tiết dinh dưỡng trong bữa ăn của học sinh. Thực đơn của trường bao gồm trái cây và rau quả, ngũ cốc lành mạnh, cũng như thịt và các sản phẩm từ sữa.
Trường hạn chế cho muối, đường vào thức ăn và chỉ sử dụng các phương pháp nấu ăn lành mạnh như đun sôi, hấp, xào qua với dầu ăn không bão hòa.
Trường Kinderland chăm sóc từng chi tiết dinh dưỡng trong bữa ăn của học sinh.
Trường quốc tế Sir Manasseh Meyer
Dinh dưỡng cho học sinh là ưu tiên hàng đầu tại trường quốc tế Sir Manassheh Meyer (SMM). Chính vì vậy, trường mời chuyên gia ẩm thực từ Vương quốc Anh đến làm việc và thiết kế thực đơn ăn trưa.
Học sinh của SMM sẽ được cung cấp một bữa ăn trưa nóng hổi mỗi ngày, có thể là bữa chay hoặc bữa mặn có thịt, cá, tùy thuộc vào thói quen ăn uống.
Học sinh của SMM được cung cấp bữa chay hoặc bữa mặn có thịt, cá, tùy thuộc vào thói quen ăn uống.
Trường Quốc tế Úc
Thực đơn ăn uống tại trường Quốc tế Úc được cung cấp bởi Chartwells - nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm lành mạnh cho các trường học hàng đầu thế giới. Cùng với Chartwells, trường phát triển chương trình "Eat Smart" (Ăn uống thông minh), nhằm cung cấp các mặt hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe như ngũ cốc, trái cây... để chế biến cho học sinh.
Thực đơn ăn trưa của trường Quốc tế Úc thay đổi liên tục và học sinh có thể đặt trước món ăn mà mình yêu thích để nhà bếp chế biến. Về thực đơn cố định, trường phục vụ các bữa ăn nóng hổi bao gồm cơm hoặc mì ống, đi kèm với trái cây tươi cho học sinh.
Trường Quốc tế Úc phục vụ cơm hoặc mì ống, đi kèm với trái cây tươi cho học sinh
Trường Marlborough College Malaysia
Trường Marlborough College Malaysia có 3 phòng ăn để phục vụ 3 bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Chi phí ăn trưa đã được bao gồm trong lệ phí học và học sinh sẽ được lựa chọn thực đơn hàng ngày là món Tây hoặc món Á đi kèm với súp, salad, trái cây, bánh pudding truyền thống của Anh.
Học sinh được chọn ăn món Tây hoặc món Á đi kèm với súp, salad, trái cây và bánh pudding.
Ngoài ra, để học sinh có đầy đủ sức khỏe, trường cung cấp bữa ăn nhẹ buổi sáng và buổi chiều mà không phải trả thêm phí.
Theo Thefinder/Helino
Lắp camera giám sát trong trường học: Sự "bất tín" đang lan rộng? Liên tiếp xảy ra các vụ học sinh bị bạo hành cả về thể chất và tinh thần do thầy cô gây ra khiến cả xã hội lo lắng. Vụ việc cô giáo chủ nhiệm lớp 2/11, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (quận Tân Phú, TP.HCM) đánh nhiều học sinh trong lớp được ghi lại bằng camera như "giọt nước tràn ly"....










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Chè Việt Nam bị đề nghị từ 11 đến 12 năm tù

Ô tô tông chết bé gái 2 tuổi ở trạm dừng chân cao tốc TPHCM - Trung Lương

3 ô tô đâm nhau liên hoàn, sập cổng chào làm hơn 20 người bị thương

Ô tô 16 chỗ tông tử vong cụ già bán vé số ở TPHCM

Bé trai chào đời nửa ngày, mẹ đột ngột rời đi mất liên lạc

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sẽ xử lý người hít xà đơn gây phản cảm trên tàu metro Bến Thành - Suối Tiên

Nguyên nhân vụ rò rỉ khí khiến 1 người chết, 40 người nhập viện

Long An dự kiến còn 60 xã, tên tỉnh sẽ đặt cho phường có vị trí đắc địa

Máy bay Trung Quốc chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam

Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên
Có thể bạn quan tâm

HIEUTHUHAI nói gì về tin hẹn hò Lý Nhã Kỳ?
Sao việt
21:38:13 15/04/2025
Bắt giữ đối tượng xâm hại nữ bệnh nhân khi đi khám bệnh ở Hà Nam
Pháp luật
21:35:35 15/04/2025
"Nam thần tổng tài" showbiz: CEO kiếm 80 tỷ/năm, sở hữu 1 nhà máy rộng 16,5 ha tại Việt Nam
Sao châu á
21:34:42 15/04/2025
Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ: 'Xin chào Việt Nam'
Netizen
21:27:35 15/04/2025
Nỗi lo thất nghiệp tăng cao nhất ở Mỹ kể từ sau đại dịch
Thế giới
21:20:29 15/04/2025
Vụ mỹ nhân bạc mệnh qua đời chỉ 4 ngày sau vụ tấn công tình dục: Điều gì thực sự xảy ra trong căn phòng 1219?
Sao âu mỹ
21:19:37 15/04/2025
Maserati hợp tác với Giorgetti ra mắt Grecale Fuoriserie độc bản tại Tuần lễ thiết kế Milan
Ôtô
21:02:31 15/04/2025
Kawasaki trình làng 'ngựa máy' bốn chân: Vừa là robot vừa là mô tô địa hình
Đồ 2-tek
20:54:19 15/04/2025
Bảng giá xe CBR150R mới nhất tháng 4/2025
Xe máy
20:36:42 15/04/2025
Người duy nhất đánh bại AI trở thành thầy giáo
Thế giới số
20:28:26 15/04/2025