10 cách tiết kiệm điện trong mùa hè giúp giảm 50% hóa đơn tiền điện trong chớp mắt
Nắng nóng kỷ lục, tiền điện gia tăng là nỗi lo của đa số gia đình trong quá trình sử dụng điện. Vậy có những cách tiết kiệm điện nào cho mùa hè này?
Thời tiết nóng bức, nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát trong các hộ gia đình ngày càng cao. Sau đây là những mẹo tiết kiệm điện tốt nhất trong mùa hè giúp bạn giảm bớt gánh nặng hóa đơn tiền điện.
1. Tăng cường cây xanh trong nhà
Cây xanh được coi là cách tiết kiệm điện tự nhiên mà cũng không tốn quá nhiều chi phí vì vậy bạn nên tận dụng tối đa ưu điểm này của chúng mà bố trí các chậu cây ở xung quanh nhà vào mùa nắng nóng.
Đặt nhiều cây xanh trong nhà là biện pháp tiết kiệm điện. (Ảnh minh họa)
Ở gần cửa sổ hướng đón nắng, bạn có thể trồng cây như một bức màn chắn ánh nắng chiếu trực tiếp vào phòng.
Bày trí các chậu cây cạnh cửa sổ để giảm khí nóng từ ánh sáng mặt trời. (Ảnh minh họa)
GIữa thời tiết nóng bức từ 38-40 độ C như vậy, những chậu cây xanh mướt chính là “liều thuốc giải nhiệt” cho không khí cũng như tinh thần của bạn đồng thời cũng tạo nên không gian xanh làm dịu bớt đi tác động của ánh nắng gay gắt chiếu vào nhà.
Không gian xanh dịu mát cho ngôi nhà.(Ảnh minh họa)
2. Sử dụng rèm cửa để chắn ánh nắng
Khi thời tiết quá nắng, việc kéo rèm vào sẽ giúp không khí trong nhà mát mẻ. thoáng đãng hơn. Thay vì các loại rèm mỏng, vẫn rọi được ánh sáng vào nhà, bạn nên cân nhắc chọn mua loại rèm có màu sắc trung tính với chất liệu màu trắng bên trong vải tráng nhựa. Loại rèm xếp li này có thể giảm khí nóng lên đến 33%.
Rèm cửa có thể giảm khí nóng đến 33%. (Ảnh minh họa)
Một điểm đáng chú ý là rèm nên treo gần cửa, bao lấy toàn bộ cửa sổ và có chiều dài chạm sàn nhà.
Chọn loại rèm cửa có thể bao quát cả cửa sổ. (Ảnh minh họa)
3. Dùng cửa sổ để đón khí mát vào ban đêm
Đêm xuống, nhiệt độ sẽ giảm đáng kể so với nhiệt độ ban ngày. Vì vậy, thay vì sử dụng điều hòa suốt đêm, mở cửa sổ trong lúc ngủ sẽ tận dụng đươc luồng khí mát từ gió trời và điều hòa không khí trong nhà của bạn.
Mở cửa vào ban đêm thay vì bật điều hòa. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Biện pháp này không chỉ giúp nhà bạn được thông thoáng sau cả ngày đóng cửa, kéo rèm mà còn là một trong những cách tiết kiệm tiền điện tốt nhất.
Việc này giúp giảm lượng điện tiêu tốn so với sử dụng máy lạnh. (Ảnh minh họa)
4. Hạn chế sử dụng nhiều thiết bị điện cùng một lúc trong giờ cao điểm
Trong khoảng thời gian cao điểm từ 9h30-11h30 sáng và 17h-20h tối, các hộ gia đình chỉ nên sử dụng những thiết bị cần thiết và những thiết bị tiết kiệm điện đã được chứng nhận.
Tắt các thiết bị không cần thiết trong giờ cao điểm. (Ảnh minh họa)
5. Sử dụng tủ lạnh đúng cách là một cách tiết kiệm điện
Đặt tủ cách tường ít nhất 10 cm. Đảm bảo nhiệt độ bên trong tủ dao động từ 3-6 độ và âm 15 – âm 18 độ C với chế độ đông lạnh.
Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp để tiết kiệm điện. (Ảnh minh họa)
Đặc biệt hạn chế mở tủ lạnh vào những ngày này vì mỗi lần mở, tủ lạnh lại gặp một luồng khí nóng khiến chúng phải cân bằng lại nhiệt độ đã thiết lập. Điều này gây tốn nhiều điện năng hơn.
Hạn chế mở tủ lạnh để chúng có thể giữ nhiệt. (Ảnh minh họa)
6. Thay đổi thói quen sử dụng các thiết bị làm mát
Muốn giảm bớt tiền điện, các hộ gia đình nên có trách nhiệm trong việc sử dụng điện trong nhà và cách tiết kiệm điện. Điều này yêu cầu bạn phải có kế hoạch sử dụng các thiết bị làm mát một cách hợp lý như:
- Điều hòa: cứ 10 độ C bạn có thể tiết kiệm được 25% điện năng vì vậy nên để điều hòa ở mức nhiệt trên 25 độ C đối với ban ngày, tắt điều hòa vào ban đêm và mở cửa đón khí trời. Đây là một trong những cách tiết kiệm điện cho máy lạnh.
Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa trên 25 độ C. (Ảnh minh họa)
- Quạt: rút phích cắm điều khiển từ xa và tắt quạt sau khi sử dụng.
7. Lau sạch định kỳ thiết bị điện
Làm sạch các thiết bị, lau hết bụi bẩn giúp các thiết bị điện tăng gấp đôi công năng của nó khiến đèn sáng hơn, quạt thổi mạnh hơn. Cách tiết kiệm điện này khiến bạn có thể giảm bớt số lượng đèn điện, quạt gió hoạt động trong nhà mà vẫn đáp ứng được hiệu quả làm mát và soi sáng.
Thương xuyên lau chùi các thiết bị điện. (Ảnh minh họa)
8. Để ý đến chỉ số đánh giá EER – chỉ số hiệu suất năng lượng
Trước khi sắm sửa một thiết bị điện, bạn cần tìm hiểu các chỉ số đánh giá hiệu suất năng lượng EER để có thể chọn mua thiết bị tiết kiệm điện tốt nhất.
Chỉ số này càng cao thì hiệu suất năng lượng ước tính sử dụng càng tăng. Vì vậy bạn nên mua các thiết bị mới với phần ghi chú có chữ ” Energy guide”.
Chỉ số này càng cao thì hiệu suất năng lượng ước tính sử dụng càng tăng. (Ảnh minh họa)
9. Lắp bóng đèn tiết kiệm điện giữa hai phòng
Thay vì mỗi phòng lắp một thiết bị chiếu sáng, việc dùng chung một bóng sẽ tiết kiệm tối đa lượng điện mà bạn sử dụng.
2 phòng chung 1 bóng đèn để giảm lượng điện tiêu thụ. (Ảnh minh họa)
Đối với các thiết bị điện dùng trong gia đình, bạn nên chọn loại bóng đèn led, không nên dùng đèn sợi đốt vừa gây nóng bức vừa tốn điện năng.
Sử dụng bóng compact tiết kiệm hơn nhiều so với bóng sợi đốt. (Ảnh minh họa)
10. Rút nguồn điện khi không sử dụng
Có một sự thật rằng, các thiết bị điện tử như máy tính, TV, loa đài,… ngay cả khi đã tắt đều có thể tốn điện năng. Tuy điện năng tiêu tốn tại thời điểm đó không cao nhưng xét về lâu về dài, số tiền bạn phải bỏ ra cũng nhiều đáng kể. Vì vậy nên lưu ý rút nguồn các thiết bị khi không sử dụng.
Tắt nguồn không phải là một biện pháp tối ưu để tiết kiệm điện. (Ảnh minh họa)
Theo Dương Dương (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Gợi ý sắp đặt máy giặt trong không gian bếp
Những gợi ý thiết kế nơi giặt đồ trong không gian bếp vừa tiết kiệm không gian, vừa tạo vẻ thẩm mỹ và gọn gàng cho ngôi nhà rất đáng để bạn tham khảo.
Không gian giặt đồ thường nằm chung với gian bếp. Khéo léo sử dụng kệ tủ và chọn máy giặt cửa ngang, bạn có thể tiết kiệm không gian.
1. Đặt trong góc bếp
Chiếc tủ đứng cao đặt trong góc bếp có thể xếp chồng máy giặt và máy sấy quần áo lên nhau, tạo không gian giặt sấy gọn ghẽ. Phần kệ tủ bên trên dùng chứa bột giặt, các loại hóa chất phục vụ việc giặt tẩy.
Máy giặt được đặt gọn gàng trong không gian bếp
2. Đặt song song nhau
Bạn cũng có thể đặt hai chiếc máy giặt - sấy khô song song nhau và xếp gọn dưới kệ tủ. Khi cần giặt, bạn cho quần áo vào máy và nấu nướng bên cạnh. Khi không dùng, đóng cửa lại để giấu bớt vẻ bề bộn cho gian bếp. Phần kệ tủ bên trên có thể dùng làm nơi gấp đồ đạc.
Máy giặt và máy sấy đặt song song gọn gàng dưới kệ tủ
3. Đặt sau cửa trượt
Nếu có không gian rộng hơn, sao bạn không thử thiết kế phòng giặt đồ như gợi ý dưới đây. Chỉ cần 3-4 mét vuông cũng đủ tạo nên phòng giặt sang trọng thế này.
Phòng giặt đồ với cánh cửa trượt
4. Kết hợp với phòng tắm
Nếu phòng tắm nhà bạn có tấm chắn nước văng, lắp đặt máy giặt, máy sấy vào không gian phòng tắm sẽ tiện việc giặt giũ áo bẩn.
Không gian phòng tắm nhiều độ ẩm, bạn nên có kệ tủ lớn có cửa để giữ máy giặt của mình không chạm mặt đất, tránh nước.
Phòng giặt đặt trong nhà tắm tiện cho việc giặt giũ đồ dơ
5. Tận dụng hành lang
Một không gian ở lối đi được tận dụng làm phòng giặt ủi, một mé của đường đi được thiết kế phù hợp để bố trí máy giặt và máy sấy, tủ để chứa đồ... tuy hẹp nhưng vẫn đầy đủ những chức năng, tiện ích của một căn phòng giặt ủi.
Bố trí máy giặt dọc hành lang giúp tiết kiệm không gian
6. Kết hợp nhà kho
Đặt máy giặt vào không gian nhỏ của nhà kho, tận dụng cửa nhà kho làm nơi chứa các vật dụng, hóa chất giặt ủi và cả các vật dụng vệ sinh nhà cửa như chổi, cây lau nhà.
Để máy giặt vào không gian nhỏ của nhà kho
Theo tinbaihay.net
13 giải pháp thông minh, giá rẻ để tiết kiệm không gian cho ngôi nhà của bạn Những giải pháp thông minh dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm không gian tối đa cho những căn hộ nhỏ. 1. Dọn dẹp giá đồ Nếu tủ nhà bạn có quá nhiều đồ đạc, chỉ cần treo một vài chiếc hộp bên cửa tủ để xếp riêng một số món đồ thì tủ đã gọn gàng hơn rất nhiều mà không cần...