10 cách giúp nhà của bạn mát mẻ hơn trong những ngày nắng nóng như đổ lửa
Dẫu biết không có cách nào hiệu quả hơn cách bật điều hòa thế nhưng không phải gia đình nào cũng có điều kiện mua điều hòa. Dưới đây là những cách làm mát nhà bạn có thể tham khảo để giúp cái nóng dịu bớt.
1. Luôn kéo rèm cửa
Theo một nghiên cứu khoa học thì 30% lượng nhiệt không mong muốn đến từ cửa sổ. Do đó, biện pháp đơn giản nhất là luôn kéo rèm cửa và bạn cũng nên lựa chọn những loại rèm có màu sắc tối để tránh bức xạ nhiệt có thể vào được trong phòng.
Với biện pháp đơn giản này bạn có thể giúp làm giảm 7% chi phí trên hóa đơn tiền điện và giúp nhiệt độ căn phòng luôn ở mức thấp. Hãy lưu ý đặc biệt là đối với những chiếc cửa sổ kính và có hướng Tây và hướng Nam.
2. Thay đèn sợi đốt bằng đèn compact hoặc đèn Led
Các bóng đèn sợi đốt cũng tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn, năng lượng này là hoàn toàn lãng phí. Do đó, đừng ngần ngại thay thế những bóng đèn sợi đốt này bằng đèn compact hoặc đèn led.
Việc này không chỉ giúp làm giảm nhiệt độ trong nhà mà còn giúp làm giảm hóa đơn tiền điện của bạn mỗi tháng.
3. Hạn chế sử dụng nhiều thiết bị điện
Không chỉ là vấn đề tiết kiệm điện mà còn bởi nhiệt lượng tỏa ra từ các thiết bị điện, đồ dùng gia đình trong quá trình hoạt động sẽ cộng thêm vài độ C cho ngôi nhà vốn đang bức bí của bạn.
Để thực hiện tốt việc này, gia đình bạn nên tập trung sinh hoạt trong một căn phòng thay vì trải ra khắp các phòng như mọi khi.
Thêm vào đó, hãy lên lịch nấu nướng, dọn dẹp thật khoa học để tránh phải bật bếp nấu nướng quá nhiều, gây ra sự bức bí không cần thiết.
4. Cách nhiệt cho mái nhà
Đối với các loại nhà phố, do thường chỉ có một mặt tiền, bị bít cả ba phía nên sức nóng của nắng vào nhà chủ yếu là từ phần mái. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đóng thêm trần giả với các chất liệu chuyên chống nóng bằng thạch cao, túi xốp hơi cách nhiệt.
Video đang HOT
5. Chọn rèm chắn sáng cách nhiệt
Bên cạnh việc sử dụng các loại quạt, bạn cũng nên sử dụng các đồ nội thất chống nắng nóng như rèm cửa chắn sáng cách nhiệt chẳng hạn.
Màn chắn cách nhiệt màu trung tính với mặt sau phủ nhựa trắng có thể giúp giảm nhiệt lên đến 33%. Bạn có thể lựa chọn loại rèm vải chống nắng hoặc rèm sáo với thiết kế hiện đại giúp không gian nhà thêm mát mẻ.
6. Đặt chậu nước trong phòng
Một mẹo nhỏ để giảm nhiệt độ phòng nữa là đặt chậu nước trong phòng. Trên nền nhiệt độ cao nước bốc hơi làm giảm nhiệt độ đáng kể giúp phòng ngủ mát mẻ hơn.
7. Lựa chọn màu sắc và vật liệu nội thất
Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất và ngoại thất. Giúp gia chủ cảm thấy thoải mái và thư thái khi tận hưởng cuộc sống trong ngôi nhà thân yêu.
Nếu nhà bạn có vị trí tiếp nhận nhiều ánh nắng gắt, hãy chọn màu lạnh như xanh ngọc, kem, cốm, trắng xanh,… để sơn tường nhà. Các màu sắc này có công dụng làm giảm hấp thụ nhiệt, giải tỏa sự mệt mỏi, và thư giãn tinh thần rất tốt.
Còn với vật liệu nội thất, nên ưu tiên sử dụng các vật liệu tự nhiên. Chẳng hạn như: tủ gỗ, sofa gỗ, sàn gỗ, đá hoa cương,…
8. Trồng thêm cây xanh
Đặt thêm những chậu cây xanh trong nhà, hoặc thiết kế một giàn cây dây leo ngoài ban công sẽ có tác dụng rất lớn giúp làm giảm nhiệt độ trong nhà. Cây xanh còn có tác dụng ngăn bụi và lọc không khí, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày nóng bức.
9. Cách làm phòng mát hơn bằng đá
Một cách chống nóng trong nhà hiệu quả nhanh chóng và rẻ tiền là đặt những viên nước đá mát lạnh trong chiếc thau và để trước quạt đang chạy ở tốc độ nhẹ để tạo luồng gió luân chuyển làm thông thoáng và dịu không khí. Cách làm mát phòng ngủ quá kín là đặt quạt ở cửa sổ thoáng mát cùng chậu đá trước quạt.
Nếu phòng bạn không có thiết bị làm mát mùa hè như điều hòa thì dùng đá chính là cách làm cho phòng mát hơn rất đơn giản. Bạn chỉ cần mua khoảng 1 bát đá hoặc nhiều hơn với giá từ 5-10 nghìn đồng. Sau đó để bát đá trước quạt, hơi nước đá lạnh bốc lên sẽ được quạt thổi đi khắp phòng, giúp phòng của bạn mát mẻ dễ chịu hơn rất nhiều. Đây là cách làm giảm nhiệt độ phòng mà bạn sẽ dễ dàng thực hiện.
10. Làm mát sàn nhà
Với những phòng có sàn đá hoa thì ngủ trên sàn là một cách chống nóng cho phòng trọ. Để sàn mát bạn hãy lau nhà 2 – 3 lần bằng nước, để làm mát nhanh có thể thêm đá vào nước và để khô tự nhiên.
Từ vụ người đàn ông bị điện giật vì quạt hơi nước: Làm thế nào phát hiện quạt hơi nước bị rò điện?
Quạt hơi nước hay quạt điều hòa là thiết bị làm mát được sử dụng rất phổ biến trong mùa hè, do đó bạn cần lưu ý lỗi rò rỉ điện cực kỳ nguy hiểm dưới đây.
Mùa hè đến chính là thời điểm những chiếc quạt điều hòa hơi nước nói riêng và những thiết bị làm lạnh nói chung như tủ lạnh, quạt hơi nước phun sương hay điều hòa không khí được hoạt động tối đa công suất của chúng.
Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp nên việc ra khỏi nhà được nhiều người hạn chế tối đa. Do đó việc các thành viên trong gia đình cùng nhau quây quần bên chiếc quạt hơi nước hay các thiết bị làm lạnh là tình hình chung khá phổ biến hiện nay.
Mặc dù các thiết bị này mang lại lợi ích vô cùng lớn đối với người sử dụng trong thời tiết nóng bức, ngột ngạt nhưng chúng cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ khôn lường tới sự an toàn của người dùng (nhất là trẻ nhỏ).
Quạt hơi nước bị rò điện. Ảnh: Sharp
Mới đây một đoạn phim ngắn được đăng tải trên mạng xã hội TikTok đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người, trong đó ghi lại một tai nạn xảy ra với quạt điều hòa hơi nước nhưng rất may đã không có hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Sau sự việc này, chắc hẳn nhiều người sẽ phải cẩn trọng hơn khi sử dụng quạt điều hòa hơi nước và bài viết này sẽ giúp bạn có cách xử lý an toàn và hiệu quả nếu chiếc quạt hơi nước bị rò điện
Cách kiểm tra quạt hơi nước bị rò điện?
Đầu tiên hãy sử dụng bút thử điện để kiểm tra vỏ hộp của máy điều hòa cũng như toàn bộ thân máy để xem chiếc máy điều hòa của nhà bạn có bị rò rỉ điện hay không? Nếu không thì cũng đừng chủ quan mà hãy thường xuyên kiểm tra sau 1 thời gian sử dụng.
Nếu có thì dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến việc quạt hơi nước bị rò điện mà bạn cần phải lưu ý:
1. Dây nguồn bị hở hay đứt
Cách khắc phục quạt hơi nước bị rò điện. Ảnh: Youtube
Với cấu tạo gồm các cánh quạt gió ở mặt trước thì chuột có thể dễ dàng chui vào bên trong quạt và cắn đứt các dây nguồn, nếu kiểm tra dây nguồn thấy lỗi này thì tốt nhất là bạn nên thay ngay dây nguồn mới để đảm bảo an toàn.
2. Bơm nước có vấn đề
Bơm nước là phần chìm hoàn toàn trong nước nên nếu bị vấn đề sẽ rất dễ làm nguồn điện bị rò rỉ ra bên ngoài. Nếu dùng bút thử điện và thấy nguồn điện bị rò rỉ tại đây thì hay thay một chiếc bơm mới có cùng công suất với chiếc bơm cũ này.
3. Mô tơ quạt sử dụng lâu ngày đã bị rỉ sét
Quạt là bộ phận giúp tạo nên sức gió và đẩy hơi nước đã được làm mát ra bên ngoài nên luôn ở trạng thái hoạt động tối đa. Tuy nhiên nếu sử dụng lâu dài thì chúng có thể bị rỉ sét nếu không được kiểm tra, bôi trơn định kỳ.
Trong trường hợp này chúng ta cũng nên thay thế mô tơ quạt để đảm bảo an toàn cho quá trình sử dụng.
4.Bo mạch điều khiển có vấn đề (trường hợp này hiếm gặp hơn)
Bo mạch điều khiển. Ảnh: Điện Lạnh Trường Thịnh
Bo mạch điều khiển nằm ở phần bảng điều khiển mà nếu bị rò rỉ điện có thể làm cho phần nắp hộp bị rò điện, trong trường hợp này bạn nên đưa tới các trung tâm sửa chữa để được kỹ thuật viên xử lý (tránh việc tự sửa chữa làm hỏng bo mạch gây cháy nổ).
Lưu ý khi sử dụng quạt hơi nước
Ngoài việc kiểm tra xử lý khi quạt hơi nước bị rò điện như trên thì bạn cần những lưu ý sau để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng quạt:
- Khi di chuyển quạt cũng không nên kéo nó ra quá xa một khoảng cách dài hơn chiều dài dây điện làm dây nguồn bị kéo căng, rất dễ làm hở hay đứt và rò rỉ điện.
- Một lưu ý khi tiếp nước nữa là tuyệt đối không được vừa bật quạt vừa tiếp nước mà hãy rút ổ điện ra nhằm tránh việc bị giật điện. Ngoài ra cũng không nên dùng khăn ướt lau thân quạt khi nó đang hoạt động.
- Không nên để quạt ở những vị trí bấp bênh hay có vật chèn bên dưới vì dễ làm quạt bị đổ.
- Khi không sử dụng quạt thì hãy rút dây nguồn ra, cần hướng dẫn trẻ nhỏ không nên chơi đùa với quạt như ôm quạt hay chạy nhảy xung quanh nó vì dễ làm đổ quạt.
Cuối cùng hãy bình tĩnh xử lý nếu chẳng may quạt bị đổ hay người thân trong nhà bị điện rò rỉ giật, hãy rút nguồn điện ra trước khi có những bước xử lý tiếp theo.
Nắng nóng 40 độ C, nhà vẫn mát rượi như dùng điều hòa nhờ loạt bí quyết đơn giản này Bạn còn chần chừ gì nữa mà không học cách cách làm mát nhà siêu nhanh chứ? 1. Giúp nhà mát vào ban ngày - Để giữ cho căn phòng mát mẻ, bạn nên thoát khí đúng cách. Khi nhiệt độ bên ngoài hơn 24 độ C bạn hãy đóng cửa sổ để mở ra sau khi nhiệt độ bên ngoài hạ thấp...