10 cách chữa nhiệt miệng tại nhà an toàn
Bệnh nhiệt miệng khiến bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu trong sinh hoạt. Hãy cùng mình tìm hiểu một vài công thức chữa nhiệt miệng từ các bài thuốc dân gian nhanh mà hiệu quả nhé.
10 cách chữa nhiệt miệng tại nhà an toàn. Ảnh Thế Giới Điện Giải
Nước muối: Bạn hãy súc miệng bằng nước muối để khắc phục nhiệt miệng tại nhà. Tuy nước muối sẽ khiến bạn hơi rát nhưng sẽ giúp làm khô vết loét nhanh hơn.
Bột sắn dây: sắn dây còn có tên gọi là cát căn có tác dụng nhiệt, giải độc mát cơ thể ngăn chặn các tổn thương do nóng gan gây ra như: mụn nhọt, lở miệng nhiệt miệng … Đối với những người bị nhiệt miệng thì việc bổ sung bột sắn dây là một trong những cách giúp trị bệnh rất nhanh mà bạn không nên bỏ qua. Mỗi ngày bạn bổ sung 1 ly nước bột sắn dây pha với nước sôi để nguội.
Sữa chua: Các nghiên cứu từ năm 2007 đã chỉ ra rằng các men vi sinh sống như lactobacillus sẽ giúp diệt trừ H. pylori và điều trị một số loại bệnh viêm ruột. Vậy nên, nếu bạn bị nhiệt miệng do vi khuẩn H. pylori thì men vi sinh sống trong sữa chua có thể giúp vết thương nhanh lành.
Mật ong: Mật ong có khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Theo một nghiên cứu năm 2014, mật ong có hiệu quả trong việc làm vết nhiệt miệng bớt đau và sưng đỏ. Loại nguyên liệu tự nhiên này cũng có công dụng ngăn ngừa những nhiễm trùng thứ cấp.
Dầu dừa :Một nghiên cứu đã chỉ ra dầu dừa có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Loại dầu này có thể chữa vết nhiệt miệng do vi khuẩn gây ra và ngăn ngừa nhiệt miệng lây lan. Ngoài ra, dầu dừa cũng là một chất chống viêm tự nhiên và làm vết thương bớt đỏ hay đau.
Hạt rau mùi: Hạt rau mùi bạn có thể mua tại các cửa hàng cây trồng hoặc cửa hàng hạt giống. Theo kinh nghiệm dân gian trị nhiệt miệng, hạt rau mùi om vừa có tác dụng sát khuẩn, vừa giúp loại bỏ chứng hôi miệng nên rất thích hợp để điều trị các bệnh liên quan tới răng miệng.
Rau ngót: Đây cũng là một trong những bài thuốc dân gian được rất nhiều người áp dụng khi gặp phải tình trạng nhiệt miệng. Theo kinh nghiệm dân gian, lá rau ngót có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và rất mát khi sử dụng.
Trà cúc La Mã: là một phương thuốc tự nhiên giúp chữa lành vết thương và giảm đau. Loại hoa này chứa hai hợp chất có khả năng chống viêm và sát trùng là azulene và levomenol. Bạn có thể đắp một túi trà hoa cúc lên vết nhiệt miệng trong vài phút để giúp làm dịu vết thương. Nếu thích, bạn cũng có thể súc miệng bằng trà hoa cúc mới pha 3 – 4 lần mỗi ngày.
Cây cỏ mực: Cỏ mực là một trong những loại thảo dược cầm máu, giảm nhiễm trùng rất tốt. Nhờ tính chất này mà cây cỏ mực ngoài việc dùng để cầm máu ra thì chúng còn được trị chứng lở miệng khá hiệu quả. Cách dùng đơn giản: bạn lấy lá cỏ mực đem rửa sạch rồi vắt lấy nước cốt rồi hòa với một ít mật ong rồi dùng bông thấm bôi vào chỗ sưng đau, lở loét bạn nên bôi khoảng 2-3 lần/ ngày.
Củ cải đường: Tính chất mát, không độc của nước ép củ cải đường sẽ giúp làm giảm cảm giác đau, nóng cũng như loại bỏ dần hiện tượng nhiệt miệng. Để thực hiện, bạn gọt sạch vỏ khoảng 100 gram củ cải sau đó ép lấy nước.
Video đang HOT
Dùng phần nước cốt này pha với 1 chén con nước ấm sau đó ngậm rồi súc miệng trong khoảng 5 phút. Làm từ 2 – 3 lần 1 ngày để có được hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là một vài mẹo nhỏ với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, dễ kiếm. Hy vọng sẽ là cẩm nang bỏ túi giúp các bạn đánh bay những vết lở, loét trên miệng của mình.
Những thực phẩm sẽ thành "thuốc độc" nếu dùng với mật ong
Mật ong vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm, tuy nhiên co nhưng thưc phâm khi kêt hơp vơi mât ong có thể bị ngộ độc, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Nhưng thưc phâm không nên kêt hơp vơi mât ong
Mật ong vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm, nó có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người
Tuy nhiên nếu kết hợp với những loại thực phẩm sau sẽ là "đại kỵ", ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:
Mật ong kỵ với đậu phụ (sưa đâu nanh)
Đậu cũng như các sản phẩm chế biến từ đậu và mật ong đều chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.Không những thế, khoáng chất, protein thực vật, axit hữu cơ trong đậu phụ nếu kết hợp với enzym trong mật ong sẽ xảy ra phản ứng sinh hóa bất lợi cho sức khỏe.
Mật ong kêt hơp vơi bột sắn dây có thể gây chết người
Có rất nhiều nguồn tin cho rằng mật ong khi kết hợp cùng bột sắn dây có thể gây đột tử. Cũng đã có nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này nhưng chưa đi đến kết quả cuối cùng.
Mật ong rất kỵ với cá chép
Nếu vô tình trong món ăn nào đó, bạn kết hợp mật ong và cá chép là không tốt, cơ thể có thể bị trúng độc ngay.Trong trường hợp này, bạn có thể dùng đậu đen, cam thảo để giải độc.
Mât ong ky vơi cua
Cua tính hàn; mật ong ăn quá lượng rất dễ tiêu chảy. nếu dùng chung hai thứ sẽ kích thích đường ruột, và dễ gây tiêu chảy, thậm chí trúng độc. cho nên không nên ăn chung.
Mật ong kỵ với hành tây
Mật ong kết hợp với hành tây sẽ khiến cho axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây, nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, kích thích dạ dày gây tiêu chảy.
Không nên ăn chung mât ong với hành
Hành kết hợp với các món có chung mật ong cũng có thể gây tiêu chảy
Mật ong có tác dụng thanh nhiệt ; trong hành chứa nhiều chất, gặp axit hữu cơ và enzyme trong mật ong, sẽ sinh ra phản ứng hóa học, sinh ra chất có độc, và kích thích đường tiêu hóa, gây trướng bụng, tiêu chảy.
Mât ong ky vơi la he
Theo dân gian, trẻ nhỏ bị ho thường dùng mật ong và lá hẹ hấp lên lấy nước cho uống. Nhưng thực tế lại không phải vậy. Nó chỉ có tác dụng nếu hệ tiêu hóa của em bé tương đối ổn định. Hẹ có hàm lượng vitamin C phong phú. Tuy nhiên, nếu kết hợp với mật ong có thể gây tiêu chảy.
Mật ong kỵ với cây thì là
Mật ong và cây thì là, nếu vô tình kết hợp chúng trong một món ăn nào đó sẽ không tốt, có thể gây tổn thương gan, sưng hoặc đau mắt đỏ.
Không dung mât ong vơi nươc sôi
Mật ong có hàm lượng enzyme, vitamin và khoáng chất phong phú. Nếu hòa lẫn với nước sôi, sẽ không thể duy trì được màu sắc, vùi vị tự nhiên, mà còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong. Nhiệt độ nước tốt nhất để hòa cùng mật ong là 35 độ C.
Mật ong và cơm
Nghe có vẻ rất khó hiểu vì cơm vốn dĩ mát, lành chúng ta vẫn ăn hằng ngày. Còn mật ong lại bổ dưỡng. Nhưng sự thật, mật ong ăn cùng cơm có thể làm bạn bị đau dạ dày.
Không đựng mật vào bình sắt
Mật ong có tính axít yếu, khi tiếp xúc với kim loại sẽ xảy ra phản ứng hóa học, tách sắt, nhôm, kẽm ra. Như vậy chất lượng mật sẽ giảm, ăn phải dễ đau bụng. Tốt nhất nên đựng mật ong vào bình thủy tinh hoặc gốm sứ.
Không kết hợp các thực phẩm trên với mật ong cũng là bảo vệ sức khỏe của bạn. Bởi vì, với mật ong bạn có thể ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, ăn uống, làm đẹp và chữa bệnh hiệu quả mà không mắc phải những sai phạm trên.
Chỉ cần tránh sử dụng mật ong với những thực phẩm trên sẽ giúp bạn sử dụng mật ong 1 cách hiệu quả và tận dụng tối da các công dụng của mật ong và làm đẹp, chữa bệnh, nâng cao sức khỏe.
Hơn nữa, để sử dụng mật ong có hiệu quả tốt nhất thì bạn cần chọn được nơi mua mật ong nguyên chất 100% để dùng. Còn nếu không mua phải mật ong giả thì hậu quả sẽ rất lớn đấy.
Thu Chang T/H)
Chủ quan với vết nhiệt, người đàn ông bị cắt cả sàn miệng và xương hàm Nam bệnh nhân ban đầu có dấu hiệu bị nhiệt ở miệng song chỉ mua thuốc tự điều trị không khỏi, khi tới bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị ung thư với khối u đã xâm lấn rộng phải cắt cả đoạn xương hàm dưới để loại bỏ khối u... Đây là một trong...