10 cách chữa đau bụng kinh không cần dùng thuốc
Đau bung kinh vao ngay “đen đo” la nôi phiên toai cua rât nhiêu chị em. Điêu nay không chi gây rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này. Thay vi dung thuôc khang sinh giam đau, chi em co thê tham khao cac cach giam đau tư nhiên dươi đây.
Ảnh minh họa
Các cách chữa đau bụng kinh không cần dùng thuốc
1. Chươm nươc âm
Khi bị đau bụng kinh chị em có thể lấy một ít nước ấm cho vào bình thủy tinh hoặc bình cao su, sau đó chườm lên vùng bụng dưới. Đây là cách giảm đau bụng kinh được rất nhiều chị em áp dụng bởi khi chườm nước ấm sẽ giúp cho tử cung co thắt nhịp nhàng hơn, từ đó máu kinh được đẩy ra bên ngoài dễ dàng hơn và chị em sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
2. Mát-xa bụng
Thường xuyên bị đau bụng trong ngày đèn đỏ, chị em phụ nữ nên bỏ túi sẵn một số bài mát-xa chữa đau bụng kinh, đây là một trong những cách chữa đau bụng kinh nguyệt hiệu quả nhất. Những động tác xoa bóp vùng bụng dưới nhẹ nhàng khiến cơ bụng không bị co thắt đột ngột làm giảm triệu chứng đau bụng kinh.
3. Vê sinh vung kin sach se
Đây là một việc làm cần thiết, đặc biệt là trong những ngày hành kinh bởi nếu chị em không chú ý vệ sinh cơ quan sinh dục thì vi khuẩn hay các tác nhân có hại khác dễ dàng xâm nhập gây ra các bệnh viêm nhiễm. Bên cạnh đó, để giảm đau bụng kinh hiệu quả chị em cũng nên kiêng quan hệ tình dục trong những ngày này.
4. Đăp gưng
Đây cũng là một trong những cách chữa đau bụng kinh khá hiệu quả. Chị em chỉ cần giã nát gừng hoặc xắt thành từng lát rồi đắp lên vùng bụng dưới trong khoảng 5 – 7 phút thì những cơn đau bụng sẽ không còn là nỗi ám ảnh mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt nữa.
5. Dung nhiêu sưa hoăc sưa chua
Các nghiên cứu khoa học hiện nay đều cho thấy những chị em bổ sung 1200mg canxi mỗi ngày sẽ giảm khoảng 30% nguy cơ đau bụng kinh so với những người chỉ bổ sung 500mg canxi mỗi ngày. Chính vì thế, chị em nên uống nhiều sữa, ăn nhiều sữa chua để giảm nguy cơ mắc chứng đau bụng kinh.
6. Lam nong ban chân
Massage bàn chân cho bớt đau vì bàn chân có những huyệt đạo liên quan tới vùng chậu đồng thời các bạn có thể ngâm chân trong nước ấm pha muối cho thư giãn.
Video đang HOT
7. Giư âm cơ thê
Giữ ấm cho cơ thể được xem cách chữa đau bụng kinh vô cùng hiệu quả và được rất nhiều người áp dụng. Việc giữ ấm cho cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm tình trạng co thắt, tắc nghẽn trong các mạch máu ở vùng chậu. Do vậy, trong những ngày này chị em nên uống nhiều nước ấm, sử dụng túi giữ nhiệt hay chườm nóng vùng bụng…
8. Ăn trưng ngai cưu
Ngải cứu có công dụng rất tốt trong việc điều trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh. Với những bạn bị đau bụng kinh thì chị em chỉ cần ăn trứng gà với lá ngải thì những cơn đau bụng sẽ giảm dần.Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy lá ngải cứu khô 10g sắc lên với nước uống. Khi uống bạn có thể cho thêm một chút đường để uống, chia thành 2 lần uống/ngày.
9. Tâp yoga
Tập yoga cũng là cách giúp chị em giảm những cơn đau bụng kinh hiệu quả. Chị em có thể tập theo động tác như quỳ xuống, uốn cong đầu gối rồi ngồi lên gót chân, sau đó cúi thấp người cho đến khi trán chạm đất, duy trì động tác này cho đến khi chị em cảm thấy thoải mải nhất.
10. Bôi dầu, dán cao
Bôi dầu hoặc dán cao ngay tại vùng bụng dưới để làm ấm bụng được coi là cách chữa đau bụng kinh đơn giản nhất. Vừa bôi dầu bạn vừa mát-xa bụng nhẹ nhàng thì cơn đau bụng kinh cũng giảm nhanh.
Theo www.phunutoday.vn
Bạn có thể kiểm soát tình trạng suy giãn tĩnh mạch nhờ những phương pháp đơn giản này
Suy giãn tĩnh mạch có thể gây kích thích và tạo ra những cơn đau khó chịu. Bạn cần giải quyết tình trạng này càng sớm càng tốt để tránh gây nguy hiểm tới tính mạng.
Suy giãn tĩnh mạch bắt nguồn từ những cục máu đông trong cơ thể. Ngoài tạo nên những cơn đau khó chịu, tình trạng này còn có thể gián tiếp gây tử vong. Viêm tĩnh mạch sâu sẽ làm các cục máu đông di chuyển tới phổi, từ đó đe dọa tính mạng của người bệnh.
Do chưa xác định được mức độ nghiêm trọng của tình trạng này, bạn cần nhờ tới sự trợ giúp của các chuyên gia y khoa khi thấy bất kì hiện tượng liên quan tới suy giãn tĩnh mạch. Việc làm này sẽ giúp hạn chế mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Các bác sĩ có thể kê thuốc làm loãng máu để ngăn ngừa những cục máu đông di chuyển vào sâu trong tĩnh mạch. Thuốc giảm đau và kem bôi cũng cần được sử dụng thường xuyên để giảm sưng và hạn chế những cơn đau.
Viêm tĩnh mạch bắt nguồn từ những cục máu đông trong cơ thể.
Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn kiểm soát những triệu chứng của tình trạng suy giãn tĩnh mạch:
Sử dụng tất y khoa (compression stocking)
Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân, cánh tay hoặc nhũ hoa. Tình trạng này gây đau, sưng và ngứa rát ở những khu vực bị ảnh hưởng.
Theo tiến sĩ Randy Simon, nhà nghiên cứu tại Trung tâm y tế Montclair Summit, New Jersey, những loại tất y khoa được thiết kế đặc biệt sẽ giúp duy trì quá trình lưu thông máu, giảm đau và tiêu sưng. Chúng thường được mặc trong ngày và cởi ra vào ban đêm. Tuy nhiên, bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng loại tất đặc biệt này.
Chườm nước ấm
Chườm nước ấm là cách hiệu quả giúp giảm đau do suy giãn tĩnh mạch gây nên. Một nghiên cứu đến từ Trung tâm y khoa Jefferson Health (Mỹ) đã chỉ ra, các triệu chứng đã giảm đáng kể khi bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch do áp dụng liệu pháp tĩnh mạch chất lỏng (intravenous fluid therapy) chườm nước ấp thường xuyên.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, đây là biện pháp vừa rẻ tiền vừa hiệu quả để trị suy giãn tĩnh mạch.
Chườm nước ấm là cách hiệu quả giúp giảm đau do viêm tĩnh mạch gây nên.
Để bắt đầu, bạn cần ngâm khăn mặt với nước ấm rồi vắt kiệt chúng. Chườm lên khu vực bị đau 10-20 phút trước khi bỏ ra và thực hiện 3-4 lần mỗi ngày. Bạn có thể bọc khăn tắm với bao nhựa để giữ nhiệt lâu hơn.
Điều chỉnh tư thế
Nếu mắc phải tình trạng suy giãn tĩnh mạch, bạn cần chú ý tới tư thế ngồi và đi lại. Sherry Ross, nhà dược sĩ học phụ khoa kiêm chuyên viên chăm sóc sức khỏe phụ nữ tại Trung tâm Santa Monica, California cho biết, hạn chế đứng lâu và giữ chân cao khi ngồi cũng là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa hiện tượng này.
Bất kì tác động mạnh nào tới khu vực này cũng có thể gia tăng cơn đau và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Sử dụng nha đam
Theo Mike Hoaglin, chuyên gia y khoa kiêm dược sĩ tại Phòng cấp cứu khẩn cấp tại Bệnh viện Duke, nha đam thường được sử dụng để kiểm soát những triệu chứng như sưng đỏ, giảm đau ở những người bị giãn tĩnh mạch do áp dụng liệu pháp điều trị tĩnh mạch. Hợp chất glucomannan, axit gibberellic, axit salicylic trong loại cây này có tác dụng chống viêm mạnh mẽ.
Nha đam thường được sử dụng để kiểm soát những triệu chứng như sưng đỏ, giảm đau ở những người mắc viêm tĩnh mạch do áp dụng liệu pháp điều trị tĩnh mạch.
Bạn chỉ cần lấy chất keo trong lá nha đam rồi bôi lên khu vực bị viêm trong 20 phút trước khi bỏ ra. Đồng thời, thực hiện điều này hai lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả nhanh chóng.
Bôi tinh dầu bạch đàn chanh
Tinh dầu bạch đàn chanh cũng có khả năng ngăn ngừa các vấn đề viêm nhiễm như viêm tĩnh mạch. Các chuyên gia đến từ Trung tâm y khoa Colorado (Mỹ) khuyên, mọi người nên pha tinh dầu này kèm với các loại dầu khác rồi thoa hỗn hợp này lên khu vực bị đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể hòa tan 15-20 giọt tinh dầu bạch đàn chanh với nước tắm hàng ngày.
Tỏi và hành
Tỏi và hành sở hữu nhiều hợp chất lưu huỳnh có khả năng pha loãng máu như polysulfid parafin, adenosine và allicin. Các hợp chất này sẽ ngăn ngừa quá trình tích tụ tiểu cầu trong máu, từ đó giảm khả năng hình thành những cục máu đông.
Do tác dụng đặc biệt của hai loại thực phẩm này, mọi người nên bổ sung chúng thường xuyên vào chế dinh dưỡng hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng viêm tĩnh mạch.
Tỏi và hành sở hữu nhiều hợp chất lưu huỳnh có khả năng pha loãng máu như polysulfid parafin, adenosine và allicin.
Tuy nhiên, tỏi và hành không có khả năng thay thế thuốc được các bác sĩ kê đơn. Do đó, Elizabeth Halprin, chuyên gia y khoa kiêm giám đốc tại trung tâm Joslin, Boston khuyến cáo, mọi người không nên lạm dụng hai loại thực phẩm này.
Uống nước dứa
Dứa chứa một nhóm các enzym mang tên bromelain. Các nghiên cứu tới từ Trường Y Zucker ở Manhasset, New York đã chỉ ra, thành phần này rất giúp ích trong việc điều trị suy giãn tĩnh mạch. Bromelain có khả năng giảm sưng và hạn chế viêm nhiễm.
Ngoài ra, chúng cũng làm loãng máu, từ đó ngăn ngừa quá trình tích tụ tiểu cầu trong máu. Hơn nữa, uống nước dứa không chỉ chống viêm nhiễm mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Gừng
Gừng cũng là một loại gia vị có khả năng chống viêm và làm loãng máu. Một nghiên cứu tại Trung tâm sức khỏe Denver Health (Mỹ) đã chỉ ra, những người tiêu thụ 5 gram gừng mỗi ngày đã giảm đáng kể triệu chứng suy giãn tĩnh mạch. Vì vậy, bạn nên sử dụng loại gia vị này thường xuyên trong nấu nướng. Gừng cũng có giúp hạn chế hình thành cục máu đông, từ đó giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm tĩnh mạch.
Nguồn: Curejoy
Theo Helino
Làm 4 việc này ngay từ bây giờ, khi về già cơ thể không bệnh tật, sống thọ hơn! Bí quyết để sống thọ chính là việc kiên trì chăm sóc sức khỏe trong cuộc sống hàng ngày. Để được sống thọ, bạn cần phải hình thành được các thói quen tốt từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. Ví dụ như sau khi ăn cơm xong có một số thói quen rất có lợi cho sức khỏe, nếu muốn...