10 bom tấn ăn khách nhất của đạo diễn Steven Spielberg
Nhân dịp “Hàm cá mập” tròn 40 tuổi, cùng nhìn lại những dấu ấn phòng vé của Steven Spielberg trên cương vị đạo diễn sau 5 thập kỷ làm phim.
10. The Adventures of Tintin: The Secret of the Unicorn (2011) – 373 triệu USD: Steven Spielberg từng ấp ủ chuyển thể loạt truyện tranh của nghệ sĩ Herge người Bỉ trong suốt một thời gian dài. Cuối cùng, ông và Peter Jackson quyết định thực hiện series Tintin, với Spielberg làm tập đầu tiên và Jackson làm tập thứ hai. Xưởng WETA Digital của tác giả loạt The Lord of the Rings cũng là đơn vị thực hiện phần đồ họa hoạt hình cho Tintin. The Adventures of Tintin: The Secret of the Unicorn được khán giả quốc tế mến mộ và sau đó giành giải Phim hoạt hình xuất sắc tại lễ trao giải Quả cầu vàng 2012.
9. Raiders of the Lost Ark (1981) – 389 triệu USD: Ban đầu, câu chuyện về Chiếc rương Thánh tích được nhắm cho Philip Kaufman, nhưng rốt cuộc nhà sản xuất George Lucas giao dự án cho Steven Spielberg. Ông từng lo lắng rằng Harrison Ford đã bị “chết vai” Han Solo từ loạt Star Wars và kinh phí thực hiện bộ phim có thể lên tới 20 triệu USD. Cuối cùng, nhờ được Lucas thuyết phục cùng sự mạo hiểm của hãng Universal, nhân vật huyền thoại Indiana Jones đã ra đời và chinh phục nhiều thế hệ khán giả suốt gần bốn thập kỷ qua.
8. Jaws (1975) – 470 triệu USD: Mùa phim hè chính thức khai sinh từ năm 1975 với Jaws. Sau khi trình chiếu, Hàm cá mập chiếm danh hiệu tác phẩm điện ảnh ăn khách nhất mọi thời đại trong hai năm cho tới khi Star Wars ra đời. Phim cũng đánh dấu sự lên ngôi của hình thức quảng cáo truyền hình, khi Jaws là bộ phim điện ảnh đầu tiên sử dụng những đoạn quảng cáo dài 30 giây phát trên tivi.
&’Hàm cá mập’ và sự ra đời của mùa phim bom tấn hè
Cách đây đúng 40 năm, “Jaws” của Steven Spielberg chính thức ra rạp, làm thay đổi cả ngành công nghiệp điện ảnh tại Hollywood khi khai sinh khái niệm mùa phim hè.
7. Indiana Jones and the Last Crusade (1989) – 474 triệu USD: Đây là phần ba của loạt Indiana Jones, với sự góp mặt của Harrison Ford và tài tử gạo cội Sean Connery (trong vai cha của Indy). Sau khi tập hai, The Temple of Doom, không giành được kết quả khả quan, The Last Crusade đánh dấu sự trở lại của nhân vật khảo cổ gia lừng danh tại phòng vé. Steven Spielberg buộc phải bỏ dự án Big để thực hiện bom tấn trong năm 1988.
Video đang HOT
6. Saving Private Ryan (1998) – 481 triệu USD: Sau Jaws, Steven Spielberg thổi một luồng gió mới cho mùa phim hè khi tung ra tác phẩm lấy đề tài Thế chiến thứ II vào cuối tháng 7/1998. Phim không những ăn khách mà còn trở thành ứng cử viên nặng ký cho Oscar từ trước lễ trao giải những tám tháng trời. Giải cứu binh nhì Ryan giúp ông lần thứ hai trở thành Đạo diễn xuất sắc tại Oscar (sau Schindler’s List); đồng thời là bộ phim chiến tranh ăn khách nhất 17 năm liền, cho tới khi American Sniper của Clint Eastwood ra mắt hồi đầu 2015.
5. The Lost World: Jurassic Park (1997) – 618 triệu USD: Ra mắt sau Jurassic Park bốn năm, sự chờ đợi của khán giả giúp phần hai của Công viên kỷ Jura lập tức thu 72 triệu USD tại Bắc Mỹ trong kỳ nghỉ Lễ Chiến sĩ trận vong (Memorial Day). The Lost World cũng chỉ mất sáu ngày để chạm mốc 100 triệu USD, một kỷ lục tại thời điểm đó. Song, do vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, bộ phim rốt cuộc không thể vượt qua thành tích của phần một. Điều này cũng là một trong những lý do khiến Steven Spielberg nhường ghế đạo diễn của Jurassic Park III (2001), Jurassic World (2015) cho những người khác và chỉ giữ chức nhà sản xuất.
4. War of the Worlds (2005) – 591 triệu USD: Chuyển thể từ cuốn truyện kinh điển cùng tên của H.G. Wells, War of the Worlds đánh dấu sự tái hợp giữa Steven Spielberg và tài tử Tom Cruise sau Minority Report (2002). Trong khi khán giả chỉ chấm phim điểm B , giới phê bình vẫn dành cho Spielberg nhiều lời khen ngợi, thể hiện qua điểm số 75% trênRotten Tomatoes. War of the Worlds đồng thời cho thấy tình yêu mà Steven Spielberg dành cho đề tài người ngoài hành tinh không bao giờ phai nhạt, sau những Close Encounters of the Third Kind (1977) và E.T. the Extra-Terrestrial(1982).
3. Indiana Jones and the Kingdom of the Crystal Skull (2008) – 786 triệu USD: Con số 786 triệu USD có thể khiến nhiều người lầm tưởng Vương quốc sọ pha lê là một tác phẩm thành công. Doanh thu lớn chủ yếu đến từ sự tò mò của khán giả dành cho màn tái xuất của nhân vật Indiana Jones sau gần 20 năm. Trên thực tế, bộ phim là đề tài tiếu lâm trên các diễn đàn điện ảnh từ ngày ra mắt bởi nội dung lỏng lẻo, diễn xuất hời hợt của các ngôi sao và nhiều chi tiết đi quá xa thực tế tới mức không thể chấp nhận.
2. E.T. the Extra-Terrestrial (1982) – 792 triệu USD: Năm 1960, khi còn là một cậu thiếu niên, Steven Spielberg tạo ra một người bạn tưởng tượng để có thể nguôi ngoai nỗi đau khi cha mẹ ly hôn. 20 năm sau, ý tưởng ấy được đưa lên màn ảnh thông qua E.T., tác phẩm điện ảnh ăn khách nhất mọi thời đại trong suốt một thập kỷ liền. Phim xoay quanh tình bạn cảm động giữa cậu bé Elliott với một sinh vật ngoài hành tinh dễ thương, thân thiện.
1. Jurassic Park (1993) – 1,029 tỷ USD:Sau những con cá mập trắng trong Jaws, Steven Spielberg tiếp tục khiến khán giả mùa hè khiếp sợ. Lần này là với loài sinh vật tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm: khủng long. Ông giám sát quá trình hậu kỳ của Jurassic Park thông qua những đoạn băng của đồng nghiệp khi phải tới Ba Lan để gấp rút thực hiệnSchindler’s List. Jurassic Park giữ danh hiệu phim ăn khách nhất mọi thời đại cho tới khi Titanic (1997) xuất hiện, và sau đó cán mốc 1 tỷ USD khi được tái phát hành dưới định dạng 3D vào năm 2013.
Jurassic World, phần bốn của Công viên kỷ Jura, hiện là bộ phim nóng nhất trên toàn cầu khi liên tục phá vỡ nhiều kỷ lục phòng vé. Sau khoảng một tuần trình chiếu, phim đạt doanh thu lên tới 981,3 triệu USD và sẽ sớm trở thành tác phẩm điện ảnh cán mốc doanh thu 1 tỷ USD nhanh nhất mọi thời đại. Steven Spielberg giữ chức vụ nhà sản xuất của bom tấn và vẫn có những đóng góp nghệ thuật nhất định cho bộ phim của Colin Trevorrow.
Khán giả sẽ được thưởng thức Bridge of Spies của Steven Spielberg từ ngày 16/10.
Ông đang thực hiện tác phẩm gia đình The BFG tại Vancouver, Canada, sau khi đã hoàn thành Bridge of Spies. Bộ phim Bridge of Spies dự kiến ra mắt trong tháng 10, có sự góp mặt của tài tử Tom Hanks, lấy bối cảnh thập niên 1960 và xoay quanh đề tài Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.
Theo Zing
'Hàm cá mập' và sự ra đời của mùa phim bom tấn hè
Cách đây đúng 40 năm, "Jaws" của Steven Spielberg chính thức ra rạp, làm thay đổi cả ngành công nghiệp điện ảnh tại Hollywood khi khai sinh khái niệm mùa phim hè.
Năm 1975, Jaws thu 7 triệu USD sau ba ngày và 14 triệu USD trong bảy ngày đầu tiên trình chiếu. Đến ngày thứ 59 ngoài rạp, bộ phim của Universal chính thức cán mốc 100 triệu USD.
Nếu không tính đến lạm phát, những con số đó chẳng nhằm nhò gì so với các bom tấn ở thời điểm hiện tại. Nhưng cách đây 40 năm, đó là doanh thu mơ ước đối với những nhà sản xuất tại Hollywood.
Nhiều người cho rằng bộ phim của Steven Spielberg là tác phẩm đầu tiên được trình chiếu rộng rãi trên khắp nước Mỹ, nhưng điều đó không đúng. Tuy nhiên, Jaws cùng với Star Wars hai năm sau đó chính thức khai sinh ra mùa phim hè mà các studio tại Hollywood đã theo đuổi trong suốt bốn thập kỷ qua.
Jaws là bộ phim tạo ra cuộc cách mạng thực sự tại Hollywood, khiến các studio chạy theo mùa hè suốt bốn thập kỷ qua.
Tại thời điểm đó, không có quy luật thời gian để phát hành một bộ phim lớn. Gone with the Wind (Cuốn theo chiều gió) khởi chiếu tháng 12/1939;The Sound of Music (Giai điệu âm nhạc) và The Godfather (Bố già) khởi chiếu trong tháng 3 các năm 1965 và 1972. Jaws thay đổi điều đó, mang đầy đủ tính chất của "một bộ phim hè" như lúc này và được thực hiện dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên thường được người ta mang đi biển của Peter Benchley một năm trước đó.
Cùng Star Wars, Jaws cho thấy thời điểm lý tưởng để phát hành một bộ phim bom tấn là tầm tháng 5 hoặc tháng 6, tức mùa hè; đồng thời khẳng định sự lên ngôi của hình thức quảng cáo trên truyền hình ở thời điểm đó.
Tháng 4/1975, trang Variety tổng kết rằng có ít nhất 23 chương trình truyền hình đã chạy đoạn phim quảng cáo dài 30 giây của Jaws. Hai tháng sau đó, bộ phim thảm họa cá mập còn phát quảng cáo giữa cả nhiều series truyền hình ăn khách như Happy Days, The Waltons hay Rockford Files.
Bộ phim đồng thời cho thấy sức mạnh của quảng cáo trên truyền hình tại thời điểm năm 1975.
Jaws được trình chiếu ở 409 cụm rạp tại Mỹ, tức không nhiều hơn The Godfather ba năm trước đó là bao (365 cụm rạp). Song, đây chưa phải là một kỷ lục tại năm 1975. Năm 1953, bộ phim Beast from 20.000 Fathoms của Warner Bros. từng vươn tới 1.422 rạp chiếu, với hình thức quảng cáo chủ yếu là qua đài phát thanh.
Thành công của Jaws còn đến từ yếu tố truyền miệng. Nhiều bộ phim hiện đại cũng chỉ có thể kiếm bộn trong tuần đầu tiên, nhưng tác phẩm của Steven Spielberg khi đó liên tục mở rộng rạp chiếu. 409 cụm rạp trong ngày đầu tiên được nâng lên 464 vào ngày thứ 17 và tận 954 trong ngày thứ 59, tức khi Jaws chạm mốc 100 triệu USD.
Universal mất khoảng ba tuần để Jaws hòa vốn. Những gì bộ phim làm được sau đó đã trở thành lịch sử.
Trước giờ ra mắt, Jaws được coi là canh bạc lớn của Universal. Steven Spielberg muốn quay bộ phim trong chỉ 55 ngày. Nhưng nhiều lý do khác nhau khiến ông phải mất tới 159 ngày mới bấm máy xong. Theo đó, kinh phí sản xuất của Jaws bị đội lên gấp đôi thành 7 triệu USD. Nhưng rốt cuộc, họ chỉ mất khoảng ba tuần để hòa vốn (khi tính cả chi phí marketing) và rồi làm nên lịch sử.
Theo Zing
5 nhân vật trong phim được xây dựng trên khuôn mẫu có thật ngoài đời Cậu bé Tin Tin, người anh hùng Zorro hay giáo sư Snape đều là những nhân vật nổi tiếng được xây dựng dựa trên hình mẫu có thực chứ không hoàn toàn hư cấu. Trong mỗi một bộ phim, khán giả đều có cho mình một nhân vật mà họ vô cùng yêu mến và mong muốn nhân vật đó tồn tại thực...