10 bộ phim về phản diện vô hình đáng xem nhất
10 bộ phim dưới đây cho thấy cách nhà làm phim thể hiện sự độc đáo, khó quên với những kẻ thù vô hình, không thể đoán trước dành cho các nhân vật trong phim.
Có rất nhiều bộ phim không thành công khi nhân vật phản diện được tiết lộ với khán giả, hay mang đến một nhân vật phản diện quá dễ đoán trước các hành động, hoặc những hiệu ứng đặc biệt kém chất lượng không cần thiết. Thông thường, một số nhà làm phim không bao giờ thể hiện nhân vật phản diện trên màn ảnh.
10 bộ phim dưới đây cho thấy cách nhà làm phim thể hiện sự độc đáo, khó quên với những kẻ thù vô hình, không thể đoán trước dành cho các nhân vật trong phim. Liệu kẻ thù có phải là những thế lực siêu nhiên, hay những chỉ đơn giản là những ẩn số mà ta chưa được biết. Nếu các nhà làm phim quyết định tiết lộ nhân vật phản diện, ắt hẳn những bộ phim này sẽ không thật sự hiệu quả, hoặc trở thành một biểu tượng như khi chúng ra mắt.
10. Final Destination (2000)
Series Final Destination nổi tiếng một thời (Nguồn: New Line Cinema)
Khi nói đến các nhân vật phản diện vô hình trong phim kinh dị, Final Destination cho thấy sự sáng tạo và khác biệt hơn, khác xa so với những hồn ma, yêu tinh và ác quỷ thông thường. Nhân vật phản diện của thương hiệu này không ai khác chính là Tử thần, nó cố gắng lấy mạng những những con người tội nghiệp, tìm cách thoát khỏi móng vuốt của tử thần.
Thông thường, mỗi phần phim đều bắt đầu với một thảm họa khủng khiếp, các nhân vật chính trong Final Destination nhờ vào linh cảm bất chợt để thoát khỏi cái chết. Tử thần dành phần còn lại của bộ phim để tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân còn lại, buộc họ phải chết theo một thứ tự đã sắp xếp. Chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy Tử thần nhưng sự chết chóc đó chi phối mọi thứ xung quanh các nạn nhân một cách xảo trá. Nó đảm bảo nạn nhân phải chịu đựng một cái chết kinh khủng.
Các quy tắc hoạt động của Tử thần, hay khả năng ứng phó với nó được thay đổi ở các mùa tiếp theo Final Destination. Tuy nhiên, vai diễn nhân viên an táng William Bludworth của Tony Todd là điểm sáng của loạt phim. Anh là người biểu hiện sự chống đối với Tử thần bằng những kiến thức phức tạp về những kế hoạch của Tử thần.
9. Duel (1971)
Bộ phim điện ảnh đầu tay của Steven Spielberg (Nguồn: Static01.nyt)
Duel của đạo diễn Steven Spielberg xuất hiện vào năm 1971 là một ví dụ về việc làm phim có số lượng nhân vật tối thiểu một cách khôn ngoan. Duel kể câu chuyện kinh dị, li kì về người lái ô tô tên David Mann (Dennis Weaver) bị một chiếc xe tải không bao giờ lộ mặt tài xế, rượt đuổi đến tận cùng, qua vùng nông thôn của bang California.
Bộ phim của Spielberg chỉ có những đoạn đối thoại ít ỏi và tập trung hoàn toàn vào sự hồi hộp gay cấn của cuộc rượt đuổi. Đạo diễn đã nỗ lực sắp xếp một cách hợp lý khi gạt bỏ sự phát triển của nhân vật để thực hiện trò chơi mèo vờn chuột kéo dài 89 phút.
Richard Matheson, người đã chuyển thể truyện ngắn của chính ông thành kịch bản, tuyên bố rõ ràng rằng người tài xế sẽ không bao giờ được nhìn thấy. Một số cảnh quay về cơ thể người lái xe đã xác nhận anh ta là một con người thực sự, khán giả không bao giờ thấy được khuôn mặt rõ nét của người đàn ông đó.
Spielberg chia sẻ trong các cuộc phỏng vấn rằng ý định của ông muốn gợi lên nỗi sợ hãi về những kẻ vô danh, và bằng cách tập trung vào chiếc xe tải hơn là người lái nó, hoặc động cơ sự việc. Điều đó biến chiếc xe tải thành nhân vật phản diện thực sự trong bộ phim. Vô số phiên bản khác mang đến một câu chuyện dài dòng, rỗng tuếch, và ám chỉ người lái xe như một nhân vật phản diện thực sự. Spielberg vứt bỏ tất cả những điều đó vì mục đích của ông là tạo ra một cuộc rượt đuổi đầy kịch tính, chưa từng cótrong tiền lệ.
8. Dunkirk (Cuộc Di Tản Dunkirk – 2017)
Bộ phim phác họa lại hình ảnh thế chiến thứ II đầy khốc liệt (Nguồn: Warner Bros)
Dunkirk của đạo diễn Christopher Nolan là một bảng hùng ca độc nhất vì nhiều lý do đặc biệt, mô tả cuộc di tản Dunkirk trong Thế chiến II từ góc nhìn của binh sĩ Đồng minh, chứ không xuất phát từ bất kỳ lính Đức nào. Đây là một phần trong nỗ lực của Nolan nhằm truyền tải nỗi sợ hãi và lo âu của những người lính ở trên đất liền, trên biển và trên không khi họ bị kẻ địch bao vây, chờ được giải cứu khỏi quân địch hùng hậu trong cuộc di tản Dunkirk.
Có rất nhiều bộ phim chiến tranh đã nhân cách hóa cả hai khía cạnh trong Thế chiến II. Với mong muốn mang đến người xem sự hồi hộp, gay cấn nhất có thể nên đạo diễn Nolan tập trung vào điều duy nhất trong bộ phim, là cho khán giả thấy kẻ thù duy nhất cần phải chống lại chính là thời gian.
Không có các phân cảnh cho khán giả được gặp các vị tướng chỉ huy Đức, hay cho thấy chiến thuật khiến cho các cuộc tấn công của họ, khiến cho tình tiết trong Dunkirk trở nên khó đoán và khó lường hơn. Nhờ sự sáng tạo đó đã mang đến cho khán giả trải nghiệm về nỗi sợ kinh hoàng của những người lính khi bị mắc kẹt trong cái bẫy chết người trong chiến tranh. Điều này thật sự phi thường.
7. Paranormal Activity (2009)
Series Paranormal Activity ám ảnh kinh hoàng một thời (Nguồn: Paramount)
Dù thương hiệu Paranormal Activity cuối cùng cũng bùng nổ và được phát hành không ngừng hàng năm, trí tưởng tượng đã không còn sáng tạo tinh tế như trước. Bộ phim gốc năm 2009 vẫn còn là một ví dụ đáng kinh ngạc với một nguồn lực hạn chế nhưng vẫn có thể xây dựng những tình tiết căng thẳng cực độ.
Video đang HOT
Thành công lớn của bộ phim là tập trung vào một cặp vợ chồng bị một thực thể hắc ám trong căn nhà gieo rắc nỗi sợ kinh hoàng. Nhưng Paranormal Activity chưa bao giờ cho khán giả thấy được hình thù sinh vật trông như thế nào. Các cảnh phim đơn thuần cho thấy đạo diễn Oren Peli tập trung khai thác những nỗi sợ vô hình và khiến chúng ta phải ngủ không ngon. Những hành lang cọt kẹt, những cánh cửa nhẹ nhàng tự di chuyển và những âm thanh xung quanh giống như tiếng bước chân.
Đáng tiếc thay, bộ phim cuối cùng Paranormal Activity: The Ghost Dimension đã quyết định bỏ qua những bí ẩn nhỏ còn sót lại và tiết lộ hình dạng con quỷ, khiến nó không còn hấp dẫn nữa.
6. Bambi (1942)
Bộ hoạt hình kinh điển của Walt Disney (Nguồn: Disney)
Bất cứ ai vẫn còn tình yêu thương trong thời đại của sự vô cảm khi theo dõi Bambi của Disney không thể nào không kìm được sự ủy mị trong tâm hồn. Một bộ phim đẹp nhưng không khỏi khiến tất cả khán giả đau lòng cho đến cảnh tượng người mẹ thương yêu của Bambi bị người thợ săn bắn một cách nhẫn tâm.
Cảnh tượng trên thật dễ bị lãng quên. Thật lòng, bộ não con người chỉ có thể cảm nhận nỗi sợ hãi này mỗi thập kỷ một lần. Đồng thời người thợ săn chịu trách nhiệm cho việc lấy mạng mẹ của Bambi chưa bao giờ được nhìn thấy trên màn hình. Rõ ràng, những hành động của người thợ săn mang đến một cảm giác sợ hãi. Các loài vật trong Bambi liên tục ám chỉ đến sự hiện diện của người đàn ông xuyên suốt bộ phim, nhưng người đó không bao giờ được nhìn thấy, cũng không có bất kỳ giọng nói, danh tính, kể cả việc thực hiện bất cứ điều gì bạn mong đợi từ một nhân vật phản diện trong Disney. Cho đến cuối cùng, người thợ săn cũng không hề chết.
Từ ban đầu, Disney đã lên kế hoạch cho người thợ săn xuất hiện nhưng lại quyết định không làm. Điều này cũng giống như một cảnh bị xóa khi Bambi và cha phát hiện ra xác chết của người đàn ông sau trận cháy rừng. Ấn tượng mà nói, chỉ với sự hiện diện tối thiểu, người thợ săn đã nằm trong danh sách 50 nhân vật phản diện đáng xem nhất của AFI năm 2003, là nhân vật duy nhất trong danh sách mà khán giả không bao giờ nhìn thấy.
5. Black Christmas (1974)
Ngày Giáng Sinh không đơn thuần như bạn nghĩ (Nguồn: Ambassador Films)
Black Christmas là một trong những bộ phim đầu tiên thuộc thể loại slasher. Bộ phim sẽ có tác động, ảnh hưởng cực kỳ lớn nếu dòng phim Halloween của John Carpenter không tồn tại. Mặc dù thể loại này thường được định hướng rõ kẻ lấy mạng người, dù cho người đó đeo mặt nạ hay không, cùng vẻ ngoài và danh tính khiến mọi người khó quên. Black Christmas không bao giờ mang đến cho khán giả cái nhìn rõ ràng về nhân vật phản diện (Nick Mancuso) ngoài trừ hình dạng mờ ảo của người này.
Tên người đàn ông được ám chỉ là Billy và mọi người có thể nghe thấy anh ta thực hiện các cuộc gọi ghê tởm cho những cô gái đáng thương đã bị theo dõi. từ trước. Nhưng khuôn mặt bị che khuất và gần như không có một động cơ cụ thể được đưa lên cho những trò đùa lấy mạng người trong Black Christmas. Đạo diễn Larry Clark đã đề xuất ý tưởng về một kẻ lấy mạng người vô danh.
Kết quả là Black Christmas đã tạo nênsự rùng rợn khác thường, giúp phim không làm mọi người cảm thấy mệt mỏi khi xem – ngay cả khi việc thiếu một nhân vật chính được cho là có thể gây tổn hại đến tiềm năng thương hiệu của bộ phim. Dù chỉ có đúng một phần duy nhất, nhưng bộ phim thật sự đáng sợ và chắc chắn là một trong những tác phẩm kinh điển dành cho những ngày lễ.
4. The Terminator (1984)
Tác phẩm nhận được nhiều sự hâm mộ cho đến bây giờ (Nguồn: Orion Pictures)
Công bằng để nói, tất cả các bộ phim The Terminator đều có một đặc điểm nổi bật chung là các nhân vật phản diện là những người máy truy đuổi những nhân vật trọng tâm trong mỗi tập của The Terminator. Nhưng điều quan trọng chính là không bỏ qua thực tế rằng phía đằng sau bức màn, nhân vật phản diện thực sự của loạt phim có những hành động không thể đoán trước và khó kiểm soát.
T-800 (Arnold Schwarzenegger) có thể đóng vai trò là nhân vật phản diện trong nguyên bản The Terminator. Nhưng cỗ máy lấy mạng người nhanh chóng được xác nhận được Skynet gửi trả về thời gian trong quá khứ.
Skynet dĩ nhiên là một A.I có khả năng tự nhận thức. Nó gây dựng nên âm mưu lấy mạng Sarah Connor (Linda Hamilton), ngăn chặn các cuộc nổi dậy và đảm bảo loài người nhanh chóng bị tiêu diệt bằng những đầu đạn hạt nhân sẵn có. Skynet luôn luôn mang lại một sự kinh khủng, đáng sợ. Trí thông minh vô hình này đã thành công trong việc phát triển theo cấp độ số nhân, vượt xa sự mong đợi, kiểm soát của con người.
Đáng tiếc là hai bộ phim The Terminator cuối cùng đã đưa ra quyết định sai lầm khi đem đến những kẻ hủy diệt khác mang hình dạng và nhân cách của con người – Tiến sĩ Serena Kogan (Helena Bonham Carter) trong Terminator Salvation và T-5000 Terminator (Matt Smith) trong Terminator Genisys. Nhưng với bộ Terminator: Dark Fate sắp tới, cho thấy Skynet một lần nữa là một nhân vật phản diện đầy tinh vi và vô cùng đáng sợ.
3. It Comes at Night (2017)
Ác quỷ đáng sợ nhất vẫn là con người (Nguồn: Universal Pictures)
Phim kinh dị, arthouse năm 2017 It Comes at Night đã gây sự chia rẽ lớn với khán giả – được đánh giá điểm D trên trang CinemaScore. Điều gây tranh cãi chính xác là do bản chất của mối nguy hiểm vô hình trong It Comes at Nigh. Tiêu đề và cách quảng bá của bộ phim ám chỉ một điều hiển nhiên rằng các nhân vật sẽ đối đầu với một đội zombie hoặc một sinh vật nào đó. Chỗ này nhấn mạnh là “nó” nhưng cuối cùng bộ phim tập trung nhiều hơn vào chứng bệnh hoang tưởng của loài người khi đối phó với sự bùng phát truyền nhiễm trên toàn thế giới.
Nhà văn – đạo diễn Trey Edward Shults đã nỗ lực không làm nổi bật bất kỳ nhân vật nào trong phim, biến họ thành những anh hùng hay nhân vật phản diện riêng biệt. Trong khi những cảm xúc điển hình của con người như sợ hãi, đau buồn, lo lắng và tuyệt vọng lại là những chất xúc tác để lên án chỉ trích tất cả nhân vật trong It Comes at Night như một lẽ tất yếu.
Một số người đánh giá It Comes at Night như sự thể hiện trốn tránh trách nhiệm, trong khi những người khác xem đây là bộ phim hiếm hoi về hậu tận thế, họ bỏ qua những con zombie và quái thú chỉ để theo dõi bản chất lạc hậu của loài người.
2. The Blair Witch Project (1999)
Mở đầu kỷ nguyên của nỗi kinh hoàng (Nguồn: Haxan Films)
Một thập kỷ trước khi bộ Paranormal Activity cho mọi người thấy rằng sự hiệu quả của một thứ bí ẩn vô hình đạt được đến mức nào. The Blair Witch Project đã trở thành một trong những kiệt tác làm thay đổi thể loại kinh dị mãi mãi. Với ngân sách $60.000, ba diễn viên vô danh đóng vai một nhóm sinh viên đi tìm hiểu linh hồn của một phù thủy trú ngụ trong khu rừng. The Blair Witch Project đã tạo nên một phản ứng đốt cháy tình tiết một cách chậm rãi, kết hợp trong đó những truyền thuyết rùng rợn cùng với những cảnh quay, màn trình diễn đáng sợ để tạo nên sự hiện diện đặc biệt của các thực thể trong bộ phim.
Điểm sáng của The Blair Witch Project bị giới hạn bởi cái kết lạnh người của nó. Điều này ám chỉ sự hiện diện của phù thủy Blair nhưng lại không có một khung hình phác họa hình ảnh của nó. Thay vào đó tập trung vào chàng trai Mike (Michael C. Williams) tội nghiệp đứng lặng người vào góc tường trong khi cô bạn Heather (Heather Donahue) hét lên trong nỗi kinh hoàng.
Đáng buồn khi phần tiếp theo của The Blair Witch Project năm 2016, mắc phải sai lầm khi tiết lộ hình thù của những sinh vật bằng CGI vô nghĩa thiếu sự sáng tạo, tinh tế. Bộ phim gốc đã tận dụng tối đa nguồn lực để chứng tỏ cho mọi người đây một bộ phim cực kỳ rùng rợn, cực kỳ đáng xem.
1. Hereditary (2018)
Cú lột xác chinh phục dòng phim quỷ ám (Nguồn: A24)
Và cuối cùng, chúng ta có một kiệt tác kinh dị Hereditary của Ari Aster, phim mô tả việc thự hiện một giao ước để hồi sinh vị vua quỷ Paimon trong cơ thể của người con trai trưởng, trong trường hợp này là học sinh trung học Peter Graham (Alex Wolff). Về mặt thực tế, Paimon có hai hình thái tồn tại xuyên suốt bộ phim – ban đầu là chị Charlie của Charlie (Milly Shapiro) và sau đó là Peter ở cuối phim – đây là những vật sở hữu để che giấu hình dạng thực sự của Paimon.
Xuyên suốt toàn bộ Hereditary, Paimon ẩn mình ở góc nhìn rõ ràng dưới vỏ bọc của Charlie và cuối cùng là Peter, nhưng việc buộc phải yêu cầu một vật chủ là con người tồn tại trên Trái đất, khuôn mặt thực sự của Paimon vẫn còn là một bí ẩn đáng sợ. Chúng ta chưa bao giờ biết chắc rằng Paimon đã chiếm hữu cơ thể Charlie như thế nào trước tai nạn của cô ấy, vậy thì liệu có bao nhiêu phần trong Charlie thực sự là Paimon trước khi tai nạn ập đến. Điều đó khiến việc xem lại Hereditay trở nên đáng lo ngại hơn nhiều.
Theo moveek
7 phim có doanh thu nội địa kém nhưng thắng lớn nhờ thị trường quốc tế
Hãy cùng Moveek điểm qua 7 bộ phim tuy lỗ sấp mặt ở Bắc Mỹ nhưng lại thắng lớn nhờ thị trường quốc tế nhé.
Với kinh phí đầu tư $200 triệu, Hobbs & Shaw chỉ thu về khoảng $160 triệu tại nội địa nhưng nhờ con số doanh thu từ quốc tế mà phim gần cán mốc $700 triệu. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp duy nhất. Trong vòng 4 năm qua, có nhiều bộ phim Hollywood, thậm chí là phim thuộc thương hiệu, do hãng phim lớn phát hành, vẫn bị ghẻ lạnh ở chính thị trường Bắc Mỹ nhưng vẫn ăn nên làm ra trên toàn cầu, đặc biệt là tại Trung Quốc. Hãy cùng Moveek điểm qua 7 bộ phim tuy lỗ sấp mặt ở Bắc Mỹ nhưng lại thắng lớn nhờ thị trường quốc tế nhé.
* Bài viết có thay đổi một chút ở số liệu để khớp với thống kê trên Box Office Mojo.
1. Terminator Genisys (Kẻ Hủy Diệt: Thời Đại Genisys - 2015)
Ảnh: reelisticviews
Doanh thu Bắc Mỹ: $89 triệuTổng doanh thu toàn cầu: $441 triệu
Bộ phim Terminator của Alan Taylor đã làm thay đổi cục diện của thương hiệu này cách đây 4 năm. Terminator Genisys chỉ thu về vỏn vẹn $89 triệu tại Bắc Mỹ, trong đó hết $44 triệu là từ tuần lễ mở màn (tính từ thứ Tư đến Chủ nhật). Tuy nhiên, ở thị trường quốc tế, phim đã thu về hơn $350 triệu mà phần lớn nhờ vào con số $113 triệu khổng lồ từ Trung Quốc. Terminator Genisys là bộ phim đầu tiên có doanh thu toàn cầu cán mốc $400 triệu mà không cần đạt mốc $100 triệu tại nội địa. Dẫu vậy, với số vốn bỏ ra là $115 triệu mà lại bị chê bai hết lời, thương hiệu Terminator cần phải được reboot.
2. Now You See Me 2 (Phi Vụ Thế Kỷ 2 - 2016)
Ảnh: Variety
Doanh thu Bắc Mỹ: $65 triệuTổng doanh thu toàn cầu: $335 triệu
Phi Vụ Thế Kỷ 2 quy tụ dàn diễn viên khủng như Jessie Eisenberg, Mark Ruffalo, Woody Harrelson, Dave Franco, Morgan Freeman và Daniel Radcliffe nhưng lại bị ghẻ lạnh tại Bắc Mỹ với $65 triệu, trong khi phần phim đầu tiên mang về tận $117 triệu. Nhưng bộ phim của Jon M. Chu lại thu hút được khán giả Trung Quốc, một phần nhờ sự xuất hiện của Châu Kiệt Luân. Riêng tại thị trường này, phim đã thu về tận $94 triệu và nảy ra một tin đồn rằng sẽ có phần thứ 3 và một phần spin-off xoay quanh người Trung.
3. Warcraft (Đại Chiến Hai Thế Giới - 2016)
Ảnh: Paste Magazine
Doanh thu Bắc Mỹ: $47 triệuTổng doanh thu toàn cầu: $439 triệu
Warcraft của Duncan Jones được đầu tư tận $160 triệu với mong ước trở thành Lord of the Rings tiếp theo. Tuy nhiên, phim lại hoá bom xịt ngay chính tại sân nhà với tổng doanh thu nội địa là $47 triệu, trong khi mở màn được tận $24 triệu. Nhờ vào hiệu ứng của trò chơi điện tử, Warcraft đã đạt tới cột mốc $90 triệu đáng kể chỉ trong vòng 48 tiếng đầu tiên tại Trung Quốc và $156 triệu trong tuần lễ mở màn, tổng doanh thu tại thị trường đông dân này là $225 triệu. Đây là một ví dụ điển hình cho thấy Hollywood phá hoại điện ảnh thế nào khi cứ làm mấy bộ phim kỳ ảo ngu ngốc như thế, nhưng lại thành công ở Trung Quốc.
4. xXx: Return of Xander Cage (xXx: Phản Đòn - 2017)
Ảnh: Slash Film
Doanh thu Bắc Mỹ: $45 triệuTổng doanh thu toàn cầu: $346 triệu
xXx: Return of Xander Cage là phần phim hành động tiếp theo của Vin Diesel do D.J. Caruso đạo diễn đã xịt thảm hại tại Bắc Mỹ với vỏn vẹn $45 triệu, trong khi phần phim xXx đầu tiên ra mắt vào năm 2002 lại thu được $142 triệu. Nhờ vào dàn diễn viên đa quốc gia gồm: Deepika Padukone, Chân Tử Đan, Tony Jaa và Ngô Diệc Phàm, mà phim đã mở màn tận $60 triệu tại Trung Quốc, thu tận $164 triệu chỉ riêng ở Đại Lục và cuối cùng chốt hạ $301 triệu trên quốc tế. Tổng doanh thu của phim có thể không choáng ngợp nhưng so với kinh phí thực hiện là $85 triệu thì lại quá lời cho hãng phim. Chính vì thế, phần phim tiếp theo hiện đang được triển khai.
5. Resident Evil: The Final Chapter (Vùng Đất Quỷ Dữ: Hồi Cuối - 2017)
Ảnh: Forbes
Doanh thu Bắc Mỹ: $26 triệuTổng doanh thu toàn cầu: $312 triệu
Theo cách nói của Hollywood, bộ phim Resident Evil thứ 6, cũng là phần cuối cùng trong thương hiệu phim chuyển thể từ tựa game kinh dị/hành động này, do Paul W.S. Anderson đạo diễn, là phần phim kiếm được ít tiền nhất tại Bắc Mỹ. Nguyên nhân khiến nó hoá xịt trong năm 2017 là do nó ra mắt sau tận 5 năm, kể từ phần phim thứ 5 được phát hành. Nhưng nhờ vào việc đây là một trong những bộ phim có yếu tố kinh dị hiếm hoi được công chiếu tại Trung Quốc, và mức độ nổi tiếng của tựa game, mà Resident Evil: The Final Chapter đã mở màn tới tận $94 triệu và sau cùng, thu được $159 triệu tại thị trường này, mà tổng doanh thu của phim đã đạt đến $312 triệu. Với kinh phí đầu tư chỉ vỏn vẹn $40 triệu, đây quả là món hời cho Sony và những người bạn.
6. The Mummy (Xác Ướp - 2017)
Ảnh: Den of Geek
Doanh thu Bắc Mỹ: $80 triệuTổng doanh thu toàn cầu: $409 triệu
Bộ phim The Mummy của Tom Cruise được mong chờ sẽ tái khởi động Dark Universe (Vũ trụ Bóng tối) của hãng Universal, nơi quy tụ các phim kinh dị, hành động dựa trên loạt phim quái vật kinh điển của Universal với dàn diễn viên nổi tiếng gồm Johnny Depp, Javier Bardem... Tuy nhiên, bom tấn trị giá $125 triệu của Alex Kurtzman lại bị chê bai thậm tệ vì muốn gấp rút xây dựng một vũ trụ hơn là có tính giải trí của riêng nó. Hãng đã hiểu sai bài học cho rằng khán giả luôn hứng thú với vũ trụ điện ảnh từ MCU. Nhưng MCU vẫn bao gồm các phim lẻ về siêu anh hùng, xây dựng từng nhân vật rồi mới gom họ vào chung một cốt truyện. Suy cho cùng, phim vẫn kiếm lời nhờ việc phát hành ở nước ngoài, trong đó có $91 triệu từ Trung Quốc, trở thành bộ phim thứ 3 (sau Terminator: Genisys và Ice Age: Collision Course) cán mốc $400 triệu mà không cần phải thu được $100 triệu trong thị trường nội địa.
7. Alita: Battle Angel (Alita: Thiên Thần Chiến Binh - 2019)
Ảnh: reelydope
Doanh thu Bắc Mỹ: $86 triệuTổng doanh thu toàn cầu: $405 triệu
Bộ phim đến từ 20th Century Fox gây bất ngờ khi là một trong những phim chuyển thể từ anime tốt hơn những phim kỳ ảo kinh phí lớn trong mấy năm qua, vượt qua những Jupiter Ascending ($185 triệu), Valerian and the City of a Thousand Planets ($218 triệu) và Mortal Engines ($86 triệu). Dù sao con số $86 triệu trong nội địa vẫn khá khẩm hơn là xịt, nhưng vẫn thua kém Terminator Genisys và The Lone Ranger. Bộ phim của đạo diễn Robert Rodriguez do James Cameron sản xuất và đồng chấp bút kịch bản, Rosa Salazar trong vai chính tuy kiếm được $133 triệu ở Trung Quốc nhưng nhiêu đó vẫn chả bỏ bèn gì so với các fandom siêu anh hùng đóng góp trong chỉ riêng Bắc Mỹ. Với kinh phí đầu tư tận $170 triệu, Alita: Battle Angel vẫn chưa thật sự thắng lớn, nếu Avatar 2 đạt được $2,5 tỉ thì biết đâu Disney lại bật đèn xanh cho phần tiếp theo của Alita như một lời cảm ơn.
Theo moveek.com
10 bộ phim hè định hình một thập kỷ qua Hãy cùng điểm qua những bộ phim mùa hè tuyệt vời nhất đã định hình mỗi một năm trong một thập kỷ qua nhé! Nói về các bộ phim mùa hè: chúng thật sống động! Dù là bom tấn hay phim độc lập, kịch bản gốc hay phần tiếp theo bất đắc dĩ, lịch chiếu phim tại rạp mỗi năm đều luôn đi...