10 bộ phim về những tên hề điên loạn như Joker
Ngoài Joker, nền điện ảnh thế giới còn đón nhận sự xuất hiện của rất nhiều tên hề lấy mạng người nổi tiếng khác.
Hình tượng hề xiếc được khai sinh với mục đích mang lại tiếng cười và niềm hạnh phúc cho người xem. Tuy nhiên, chú hề khi được đặt vào tay các đạo diễn nổi tiếng, họ trở thành những tên đao phủ, sinh vật kì dị gây tổn hại đến con người.
Hề xiếc trở thành một loại quái vật trong tay các nhà làm phim (Ảnh: Metro)
Trong cuốn sách mang tên The Pyrotechnic Insanitarium: American Culture on the Brink, tác giả Mark Dery cho rằng dòng phim hề xiếc kinh dị được khai sinh từ một loại bệnh lý có thật. Căn bệnh có tên gọi Coulrophobia (hội chứng sợ hề xiếc). Dưới đây là những bộ phim mô phỏng nỗi sợ này của con người.
1. Blood Harvest (1987)
Bộ phim thuộc dòng Slasher chặt chém đặc trưng của thập niên 80, Blood Harvest là phim Slasher đầu tiên xây dựng trên chất liệu hề xiếc.
Tạo hình chú hề của phim không toát lên sự đáng sợ (Ảnh: IMDb)
Jill Robinson (Itonia Salcheck) quay trở về quê cũ sau bao nhiêu năm xa cách. Những tưởng cô sẽ sinh sống yên ổn nơi nông thôn hiền hòa thì hàng loạt vụ án mạng người mất tích xảy ra khắp thị trấn. Tất cả mọi người từ bạn bè thân thiết, người thân trong gia đình cho đến những người dân trong khu vực lần lượt biến mất một cách bí ẩn. Thị trấn chỉ còn sót lại một người nghệ sĩ mặc đồ hề xiếc bí ẩn, lúc nào cũng vui vẻ quái dị, miệng nhẩm đi nhẩm lại một bài hát đầy ám ảnh.
Blood Harvest sở hữu chất liệu đáng sợ nhưng cốt truyện lại trơn tuột, không hề có nút thắt. Theo Starburst Magazine, chỉ cần một câu tóm tắt ngắn gọn kiểu như: “ Ở một thị trấn nọ, người ta bị tàn sát như gà cắt tiết“, khán giả sẽ không cần xem tiếp bộ phim trên.
2. Killer Klowns from Outer Space (1988)
Thể loại phim khoa học viễn tưởng liên quan đến vũ trụ rất thịnh hành vào thập niên 80 và hề xiếc cũng không phải là ngoại lệ khi được anh em nhà Chiodo biến tấu thành phản diện chính của bộ phim.
Người ngoài hành tinh trong phim sử dụng vũ khí như chú hề (Ảnh: GiantBomb)
Killer Klowns from Outer Space mở đầu với cảnh phim một cặp đôi phát hiện ra con tàu của người ngoài hành tinh đang bắt giữ người dân. Họ cố gắng thông báo cho cảnh sát và chính quyền địa phương, nhưng khi được nghe miêu tả về những chú hề sử dụng đồ chơi bằng nhựa biến người ta thành bánh kẹo, vị cảnh sát trưởng cho đó chỉ là lời nói đùa. Không có sự giúp đỡ từ lực lượng chức năng, những người dân thường phải tự lực đứng lên đánh đuổi mối hiểm họa.
Killer Klowns from Outer Space sở hữu tạo hình nhân vật phá cách và tận dụng các con rối cao su để bù đắp cho sự thiếu hụt của công nghệ làm phim còn non kém thời đó. Bộ phim dành được nhiều lượt phản hồi tích cực từ khán giả và được người hâm mộ gắn mác cult classic.
3. Clownhouse (1989)
Clownhouse thuộc dòng phim Slasher được trình chiếu tại liên hoan Sundance Film Festival năm 1989 và nhận được tiếng vang lớn khi được đề cử giải thưởng Grand Jury Prize.
Vị đạo diễn của bộ phim bị cáo buộc tội ấu dâm (Ảnh: AllHorror)
Tuy nhiên, cùng thời điểm ra mắt, Victor Salva, đạo diễn bộ phim vướng phải cáo buộc có hành vi ấu dâm với ngôi sao nhí trên phim trường. Clownhouse bị buộc đình chỉ phát hành phim ra rạp, mãi đến năm 2003 bộ phim mới quay trở lại trên định dạng DVD.
Clownhouse có cốt truyện xoay quanh Halloween, khoảng thời gian đầy rẫy ma quái và kinh dị. Casey (Nathan Forest Winter) nhân vật chính của bộ phim mắc phải chứng Coulrophobia. Anh và 2 người bạn đồng hành phải tự chống chọi với cuộc truy bắt của 3 tên tội phạm tâm thần, trong vỏ bọc tên hề.
4. Carnival of Souls (1998)
Carnival of Souls là một bản remake của bộ phim cùng tên hồi năm 1962. Tuy nhiên, phần phim của đạo diễn Adam Grossman lại không đón nhận được kết quả tích cực như người tiền nhiệm. Trên Rotten Tomatoes và IMDb, bộ phim nhận phải 20% lượt đánh giá và điểm số 3,2/10.
Tạo hình công viên trong phim gây ám ảnh cho người xem (Ảnh: IMDb)
Theo Shawn Handling, cây bút chuyên trang kinh dị HorrorNews, Carnival of Souls thiếu sự liên kết với bản gốc, diễn xuất tồi tệ, không gây sợ hãi và nhạc phim không phù hợp.
Carnival of Souls vẫn trung thành với chủ đề nỗi sợ tên hề. Alex Grant (Bobbie Phillips) chứng kiến cái chết của mẹ cô khi còn rất nhỏ. 20 năm sau, tên thủ ác trong lốt tên hề ở hội chợ xuất hiện và bám lấy cô.
5. Killljoy (2000)
Killljoy là một đại diện yếu kém của dòng phim hề ác nhân trong những năm 2000. Trên Rotten Tomatoes, nhiều khán giả bình luận rằng bộ phim không có chiều sâu cốt truyện và cách giải quyết mâu thuẫn lười biếng. Bên cạnh đó, nhân vật trong Killljoy có lối diễn xuất non nớt, không thuyết phục. Bộ phim sẽ được cải thiện nếu được đầu tư thêm ngân sách.
Nụ cười ám ảnh của tên hề trong phim (Ảnh: ComicVine)
Video đang HOT
Killljoy xoay quanh màn đánh chém của một con búp bê hề xiếc, được triệu hồi bởi Michael (Kareem J. Grimes). Cậu trai với động cơ trẻ con muốn trừng phạt những kẻ đã cướp đi bạn gái thời trung học. Đoạn kết của bộ phim là điểm sáng duy nhất với một cú twist truyền thống nhưng không kém phần đáng sợ.
6. House of 10.000 Corpse (2003)
House of 10.000 Corpse đượcđạo diễn và sản xuất bởi Rob Zombie, ngôi sao nhạc rock với cùng phong cách ma quái rùng rợn mà bộ phim mang lại. Cốt truyện tuân theo mô tuýp truyền thống như The Hills Have Eyes hay The Texas Chain Saw Massacre. Môt nhóm người thường phát hiện ra ngôi nhà hoang ở khu vực nguy hiểm và họ trở thành nạn nhân của một băng đảng bệnh hoạn.
Tạo hình tên hề của ngôi sao nhạc rock Rob Zombie (Ảnh: Microsoft)
House of 10.000 Corpse thuyết phục khángiả bằng hiệu ứng thị giác mạnh mẽ với tạo hình ghê rợn của những tên lấy mạng người và các màn tra tấn đáng sợ. Được biết, đây là tác phẩm đầu tay của Rob Zombie dưới vai trò đạo diễn và biên kịch. Ý tưởng làm một bộ phim kinh dị nảy ra trong đầu ông trong lúc tìm một ngôi nhà trang trí cho buổi lễ Halloween.
7. 100 Tears (2007)
100 Tears là bộ phim Slasher độc lập có cốt truyện gần giống với Joker nhất. Gurdy (Jack Amos), một người hề xiếc nhân hậu bị biến đổi thành tên hề ác nhân vì bị vu khống cho tội lỗi mà anh ta không hề phạm phải. Sau khi tiêu diệt hết kẻ thù, Gurdy nhận ra hắn ta không thể dừng lại và tiếp tục tàn sát người vô tội.
Tên hề tâm thần trong phim 100 tears (Ảnh: Yorkfeed)
100 Tears không được đa số khán giả đại chúng biết đến nhưng lại nhận khá nhiều phản hồi tích cực từ các nhà bình luận phim độc lập. Theo The Scar Horror, 100 Tears thu hút khán giả bằng những màn vấy máu chất lượng, màn trình diễn của Gurdy biến Pennywise trở thành tên hề vô hại.
8. Amusement (2008)
Amusement xoay quanh câu chuyện về 3 cô gái trong lúc gợi nhớ kỷ niệm thời cấp 3 đã phát hiện ra âm mưu lấy mạng người của một người bạn học tâm thần. Tuy nhiên, bộ phim lại không nhận được phản hồi tích từ phía khán giả. The Laugh, phản diện chính của bộ phim được nhận xét có điệu cười gây khó chịu nhưng lại chẳng hề đáng sợ.
Rợn tóc gáy với tạo hình tên hề tử thần (Ảnh: IMDb)
Amusement mang một mô tuýp cũ kĩ ăn theo những bộ phim kinh dị hạng B. Chẳng hạn, nhân vật bị hỏng xe trong rừng hay cô trông trẻ bị theo dõi bởi tên ác nhân hay ngôi nhà ma quái đầy búp bê.
9. Clown (2014)
Clown không đi theo lối mòn của những phim hề ác nhân khi cố gắng tạo ra nhân vật phản diện mắc bệnh tâm thần. Bộ phim kể câu chuyện về một người cha mẫu mực, chăm chỉ. Vì muốn đem lại niềm vui cho con trai trong ngày sinh nhật, ông bố đã mặc bộ quần áo hề cũ kĩ dưới tầng hầm và ông sẽ không bao giờ có thể trở lại như bình thường.
Một phân cảnh của biểu cảm tên hề ác nhân trong phim. (Ảnh: IMDb)
Clown nhận được lượt phản hồi vừa khen vừa chê của khán giả. Trên IMDb, khán giả cho rằng diễn xuất của nhân vật trong phim rất thiếu chuyên nghiệp, những cảnh quay máu me, khó chịu lại giúp đánh lạc hướng người xem.
10. The Legend of Wasco (2015)
The Legend of Wasco chọn một hướng khai thác khá gần với đời thực. Nội dung của bộ phim kể về Tyler (Jason Crowe) và Byron (Dan Nye) chuyên chọc phá người dân Wasco bằng những màn prank giả chú hề. Không may thay, hành động đó đã đánh thức những tên hề ác nhân thực sự, tàn sát thị trấn.
Tên hề ác nhân trong phim chuẩn bị gây án. (Ảnh: IMDb)
Theo Horror News, ý tưởng của bộ phim trên lý thuyết được cho là nực cười. Nhưng, diễn xuất của nhân vật và phần nhạc nền đã phối hợp thành công, mang đến trải nghiệm khủng khiếp cho người xem.
Theo moveek
7 cảnh chiến đấu tạo nên chuẩn mực cho kĩ thuật slow-motion
Đôi khi chậm lại một chút sẽ tạo nên sự khác biệt.
Làm phim là một thứ nghệ thuật hao tâm tổn trí. Ngoài việc phải cố gắng chộp cho được một cảnh quay như ý, đạo diễn còn phải luôn tìm cách để đưa câu chuyện của mình lên một tầm cao mới. Và không gì thể hiện điều đó rõ rệt như những phân cảnh chiến đấu.
Nếu từng xem qua phim của Charlie Chaplin, bạn sẽ thấy họ hay dùng các cảnh quay nhanh để tạo không khí rộn ràng và hài hước. Ngày nay, giới làm phim lại ưa chuộng phong cách trái ngược - quay chậm lại, hay vẫn thường được fan điện ảnh gọi bằng thuật ngữ slow-motion.
Kĩ thuật này được sử dụng rộng rãi nhằm tạo nên sự kịch tính cho cảnh phim - như cảnh chạy dọc bờ biển trong Chariots of Fire, hoặc để nhấn mạnh tầm quan trọng của chi tiết ấy - như khi giọt mồ hôi của Ethan suýt chút nữa kích hoạt chuông báo động trong phần Mission Impossible đầu tiên.
Tất nhiên, giờ đây slow-motion không còn là kĩ thuật độc quyền của những bậc thầy điện ảnh - bất kì nhân vật nào cùng con chó của anh ta đều có thể làm chậm lại cú tát bất ngờ từ tên đồng nghiệp - nhưng sử dụng kĩ thuật này cho những cảnh đánh tay đôi có thể tạo kịch tính hiệu quả đến không ngờ.
7. Cảnh ở hành lang - The Matrix (1999)
Nguồn: What Culture
Phân cảnh
Diễn ra tại một hành lang. Neo (Keanu Reeves) và Trinity (Carrie-Anne Moss) đột nhập vào tòa nhà giam giữ thủ lĩnh của họ, Morpheus (Laurence Fishbourne). Neo gặp phải vài chướng ngại khi định giải cứu Morpheus, kéo theo chuỗi đánh chém đẹp mắt sau đó.
Tạo nên chuẩn mực như thế nào?
Phân cảnh này thực chất khá đơn giản: Đột nhập. Lấu mạng lính bảo vệ. Tiếp tục nhiệm vụ. Nhưng chính cách thể hiện đã khiến phân cảnh này trở nên độc đáo. Cú đánh đầu tiên của Neo trong phân cảnh ấy chính là lần tiên slo-mo được sử dụng - một cú lấy tay không vào ngực - được thể hiện một cách đầy bản năng và dễ dàng.
Sự lạnh lùng toát lên trong từng chi tiết ở phân cảnh này thể hiện được vẻ ngầu lòi và kĩ thuật đỉnh cao - và điều này còn được nhấn mạnh nhờ tỉ lệ khung hình cao hơn bình thường. Phân cảnh chết chóc bằng một tay với cái bánh xe bán tự động trông đẹp mắt mà cũng không kém phần hiệu quả.
Điều đặc biệt về cảnh slo-mo này chính là nó thể hiện được mức độ tàn phá mà Neo và Trinity đang phải tránh - cảnh đám bảo vệ làm nổ tung cây cột khiến chúng ta có cảm giác Neo có thể tan xác dưới làn đạn bất kì lúc nào, nhưng cuối cùng anh ta vẫn vượt qua được.
Đây là một bài học về cách thể hiện được các phẩm chất của người anh hùng nhưng vẫn không hạ thấp các nhân vật quần chúng quá nhiều.
6. Cảnh rượt đuổi trong nhà máy - Wanted (2008)
Nguồn: What Culture
Phân cảnh
Một căn cứ bí mật. Wesley (James McAvoy) trở lại căn cứ của Hội Huynh Đệ cùng với một kế hoạch và rất nhiều đạn.
Tạo nên chuẩn mực như thế nào?
Đây chính là cảnh bạo lực tuyệt đối đầu tiên chúng ta có. Dụng cụ được sử dụng rất sớm ở phân cảnh Wesley dùng đàn chuột gài thuốc nổ đánh sập phần lớn căn cứ của Hội Huynh Đệ, trong đó có cả căn phòng chứa Những Khung Cửi Định Mệnh khét tiếng. Khi mỗi Khung Cửi bị thiêu ra tro, chúng ta không khỏi thán phục cái khoảnh khắc làn tro bụi cháy lên trong không trung.
Cảnh Wesley chạy xuyên qua nhà máy - để rồi tông vỡ cửa sổ, và cảnh những mảnh kính vỡ bay quanh mặt anh ta được tua chậm một cách đẹp mắt - cho chúng ta thấy phim ảnh có thể sánh ngang với sự điên rồ của những khung tranh comic mà trông vẫn không quá lố bịch.
Tất nhiên chuyện đường đạn tự bẻ cong vẫn quá hoang đường, nhưng cảnh viên đạn của Wesley bay xuyên não các thành viên Hội Huynh Đệ một cách mãn nhãn và cách máy quay xoay tròn khi Wesley chụp lấy khẩu súng rơi giữa không trung, chính là lí do slo-mo ra đời.
Dù cảnh này vốn không có trong comic, nhưng nếu không có nó, chúng ta đã không có thêm vài cái tên trong danh sách này.
5. Sàn giác đấu - Sherlock Holmes (2009)
Nguồn: Kungfu Kingdom
Phân cảnh
Một sàn giác đấu. Sherlock Holmes (Robert Downey Jr.) lang thang khắp các sàn giác đấu ở Queensbury, tham gia những trận boxing tay không nhằm tìm kiếm manh mối...
Tạo nên chuẩn mực như thế nào?
Bản thân trận đấu chỉ là đánh nhau cơ bản kiểu Guy Ritchie - chúng ta sẽ nói đến ở mục sau - điểm nổi bật ở đây chính là cách sử dụng giọng kể bên ngoài.
Dù vậy, trận đấu được thể hiện rất tốt - nhịp độ và những đòn đánh được tính toán chính xác, mỗi đòn tung ra đều chí mạng - màn phân tích đối thủ trong đầu của Holmes cũng trở nên hấp dẫn nhờ vào kĩ thuật mà bài viết này đang nói đến.
Mỗi đòn đánh đều kéo dài và cách da thịt đối thủ phản ứng với khuỷu tay, bàn tay của Holmes hay bất kì chỗ nào anh ta thấy tiện, khiến chúng ta chỉ nghĩ thôi cũng đã thấy đau. Khi trận chiến được đưa về thời gian thực để kế hoạch của anh ta được đưa vào thực tế, chúng ta đều thấy thỏa mãn và hiểu được hết sự ác liệt trong mỗi đòn được tung ra.
4. Giải cứu Magneto - X-Men: Days of Future Past (2014)
Nguồn: What Culture
Phân cảnh
Một nhà bếp. Charles (James McAvoy), Wolverine (Hugh Jackman) và người mới Quicksilver (Evan Peters) đã đưa Magneto trốn khỏi phòng giam chống từ trường, để rồi phải đối mặt với một nhà bếp đầy những bảo vệ có vũ trang.
Tạo nên chuẩn mực như thế nào?
Phân cảnh này mãn nhãn một cách xuất sắc nhờ vào sự biến hóa linh hoạt trong cách đánh. Móng vuốt của Wolverine dần đâm toạc khỏi da trong lúc Magneto đánh lạc hướng bằng cách điều khiển dao nĩa bay lên. Tất cả diễn ra trên nền nhạc Time in a Bottle của Jim Croce.
Bryan Singer cho quay chậm cảnh những mảnh vỡ đang bay đến, để Quicksilver tròng bộ trang phục vào rồi thong thả mà chạy. Ở siêu tốc độ của anh, cả căn phòng gần như bất động, nhưng kĩ thuật slo-mo đã giúp anh vừa hỗ trợ nhóm X-Men vừa nếm được món thịt hầm đang lơ lửng trong không trung.
Hiệu ứng này tạo nên hiệu quả tuyệt vời, tóc của Peter rung lên như chiếc loa Bose và làn da thì ép ngược vào hộp sọ, nhằm thể hiện tốc độ bị tua chậm. Cách anh ta sửa lại từng đường đạn, từng khuôn mặt và sửa lại cả quần lót cho họ vừa thể hiện được sự thông minh của dị nhân này vừa thể hiện khiếu hài hước của anh (anh ta không ngừng tỏ ra phấn khích trong suốt phân cảnh).
3. Comedian bị lấy mạng - Watchmen (2009)
Nguồn: What Culture
Phân cảnh
Một căn hộ chung cư. Trên tầng thượng một tòa nhà chọc trời ở New York, The Comedian (Jeffrey Dean Morgan) ngồi trong ghế bành thưởng thức điếu xì gà, cho đến khi ông ta đụng độ kẻ kết liễu đời mình.
Tạo nên chuẩn mực như thế nào?
Không khí ảm đạm của căn phòng bị phá vỡ khi cửa sổ bị đá tung trong một cảnh quay slo-mo. Thời gian thực và thời gian của Zack Snyder luân chuyển liên tục, thể hiện những lúc nhân vật đang quan sát hoặc là những màn đánh lạc hướng của The Comedian. Với mỗi món đồ bị nổ tung hay phá nát, chúng ta đều thấy được đến từng nguyên tử bị phá vỡ - giống như cảnh kính vỡ trong Wanted.
Snyder là một trong những người đầu tiên sử dụng slo-mo đến mức như tạo nên một thế giới khác trong phim của ông - nơi mà chúng ta có thể chạm đến mọi ngõ ngách trong bộ phim chỉ với một cú tua remote.
Cảnh Comedian bị bắn được kéo dài và giảm tốc độ chính là cách Zack Snyder thể hiện trọn vẹn pha hành động này theo phong cách comic. Đây là cách Snyder kéo dài trận chiến. Và khi Dean Morgan bị ném qua cửa sổ, Snyder đã thành công thể hiện bạo lực một cách đau đớn, với cảm xúc mãnh liệt và cách kể chuyện lôi cuốn tương tự như Hồ Thiên Nga.
2. No Man's Land - Wonder Woman (2017)
Nguồn: What Culture
Phân cảnh
Diana (Gal Gadot) đang ở giữa một chiến hào bom đạn ác liệt trong Thế Chiến Thứ Nhất.
Tạo nên chuẩn mực như thế nào?
Ít có phân cảnh nào trong phim ảnh gần đây có thể phát huy hết tiềm năng người hùng trong nhân vật của họ như phân cảnh Diana xông ra chiến trường này. Slo-mo được sử dụng nhằm giúp chúng ta chứng kiến Diana lột xác thành một chiến binh Amazon thực thụ - chỉ cần nhấn mạnh vào sợi dây thừng và chiếc khiên của cô là đã quá đủ.
Phân cảnh cô bước đi oai vệ với sự quyết tâm và tập trung cao độ được nhấn mạnh nhờ tăng tỉ lệ khung hình. Hàng loạt vụ nổ vây quanh cô và bụi giăng kín trời một cách đẹp mắt. Một viên đạn bay với tốc độ khủng khiếp cũng bị chậm lại khi văng khỏi cẳng tay Diana, khích lệ đồng minh của cô xông lên theo sau trong khi cô đánh văng mọi đường đạn cho họ.
Kĩ thuật này còn được dùng để tô đậm khoảnh khắc Diana nhận ra tư chất anh hùng, thể hiện qua lòng dũng cảm và tài lãnh đạo. Đó là khoảnh khắc định nghĩa nhân vật của Diana, đồng thời cũng là khoảnh khắc định nghĩa kĩ thuật slo-mo, chứng minh rằng kĩ thuật này vô cùng hiệu quả trong việc thể hiện sự kiên cường bất khuất của nhân vật.
1. Quân Sparta đối đầu quân Ba Tư - 300 (2006)
Nguồn: What Culture
Phân cảnh
Quân Sparta đã được trang bị để thể hiện kĩ năng chiến đấu huyền thoại của họ trong trận chiến lớn đầu tiên của phim.
Tạo nên chuẩn mực như thế nào?
Zack Snyder đã trở lại, và lần này ông sẽ đưa chúng ta đến với chiến trường của quân Sparta. Bắt đầu với cuộc tấn công bất ngờ của quân Ba Tư, rồi hai đội tàu chiến lao vào nhau trong một trận chiến ác liệt đâm chém loạn xạ.
Rồi quân Sparta bắt đầu từng bước một tiến về phía trước, mỗi bước đi đều đẩy dạt kẻ thù và xé toang hàng ngũ của chúng - máu nhuốm trên khiên của họ và trên cơ thể kẻ thù. Quân Sparta không bắt giữ tù binh và không hề khoan hồng, nhưng chính điều đó mới khiến trận chiến trở nên máu lửa.
Khi đã mở được đường, Leonidas bắt đầu tận hưởng cuộc vui chết chóc được quay slo-mo. Anh ta mở đầu với một tiếng gầm, và tiếp đó là màn biểu diễn của cây giáo chết người. Một lần nữa, Snyder lại sử dụng kĩ thuật mà chúng ta đang ca ngợi nhằm thể hiện màn chết chóc tàn bạo khi lần lượt từng tên một gục dưới tay Leonidas.
Chưa từng có khoảnh khắc nào trong phim ảnh lồng ghép được vẻ đẹp tuyệt đối vào cảnh chết chóc tàn bạo hài hòa hơn phân cảnh một người hạ sát hàng loạt này. Ngoài ra, Snyder không chỉ tạo nên chuẩn mực ở phương diện đó. Chúng ta còn phải khen ngợi ông khi chọn góc quay nghiêng, khiến người xem cảm thấy như đang hạ gục kẻ thù trong game Mortal Combat.
Theo moveek
10 bộ phim về phản diện vô hình đáng xem nhất 10 bộ phim dưới đây cho thấy cách nhà làm phim thể hiện sự độc đáo, khó quên với những kẻ thù vô hình, không thể đoán trước dành cho các nhân vật trong phim. Có rất nhiều bộ phim không thành công khi nhân vật phản diện được tiết lộ với khán giả, hay mang đến một nhân vật phản diện quá...