10 bộ phim sáng giá nhất trong cuộc đua tượng vàng Oscar 2015
“The Imitation Game”, “Birdman”, “Gone Girl”, “The Theory of Everything” hay “Interstellar”… đều là những bộ phim sáng giá cho ngôi vị “ Phim xuất sắc nhất Oscar 2015″ sắp tới.
1. The Imitation Game
Đạo diễn: Morten Tyldum
Diễn viên chính: Benedict Cumberbatch, Keira Knightley, Matthew Goode, Allen Leech
Nội dung: The Imitation Game nói về nhà phát minh tiên phong của khoa học máy tính hiện đại – Alan Turing (Benedict Cumberbatch) được vinh danh là người đã phá được bộ máy mã hóa Enigma cực kỳ phức tạp của người Đức. Bộ phim sẽ là cuộc chạy đua gian khổ với thời gian của Turing và đội giải mã xuất sắc tại trung tâm phá mã tối mật của Anh đặt ta Bletchley Park trong những ngày đen tối nhất của Chiến tranh thế giới thứ II.
Turing, người mà những đóng góp vĩ đại và trí tuệ thiên tài đã góp phần quan trọng rút ngắn cuộc chiến, cứu hàng ngàn sinh mạng, cuối cùng lại trở thành nạn nhân của giới xuất bản nước Anh trong một vụ án bí ẩn vẫn chưa được đưa ra ánh sáng. Nhưng sự nghiệp vinh quang và di sản vĩ đại của ông vẫn còn sống mãi.
2. Birdman
Đạo diễn: Alejandro González Iárritu
Diễn viên chính: Michael Keaton, Zach Galifianakis, Edward Norton, Andrea Riseborough
Nội dung: Birdman kể về một ngôi sao kịch nghệ hết thời (Michael Keaton) nhưng vẫn cố gắng tìm đủ mọi cách để giành lại ánh hào quang khi xưa thông qua một vở kịch chuyển thể mới trên sân khấu Broadway. Tài tử Edward Norton vào vai diễn viên đối địch, khiến cho nhân vật của Keaton phải tự hỏi về tính thích đáng của những gì mình đang theo đuổi.
3. Unbroken
Đạo diễn: Angelina Jolie
Diễn viên chính: Jack O’Connell, Domhnall Gleeson, Jai Courtney, Luke Treadaway
Nội dung: Bộ phim thứ hai Angelina Jolie làm đạo diễn, kể về cuộc đời có thật của anh hùng Thế chiến thứ II, Louis Zamperini.
4. Boyhood
Đạo diễn: Richard Linklater
Diễn viên chính: Ellar Coltrane, Patricia Arquette, Ethan Hawke, Elijah Smith
Nội dung: Boyhood được thực hiện trong vòng 12 năm (2002-2014), kể về quá trình trưởng thành của cậu bé Mason từ khi cậu học lớp một cho tới khi rời trung học. Phim giống như lời tự sự về cuộc sống thường ngày của con người, vô cùng giản đơn, vặt vãnh nhưng lại mang đến nhiều ý nghĩa lớn lao và cái nhìn sắc sảo về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Video đang HOT
5. The Theory of Everything
Đạo diễn: James Marsh
Diễn viên chính: Eddie Redmayne, Felicity Jones, Tom Prior, Sophie Perry
Nội dung: “The Theory of Everything” được làm dựa theo cuộc đời có thật của Stephen Hawking – nhà Vật lý, Khoa học vũ trụ vĩ đại nhất hiện nay của thế kỉ 21. Phim kể về tuổi trẻ của Hawking, lúc ông còn theo học ở Đại học Cambridge rồi sau đó gặp Jane, người vợ đầu tiên của ông.
Trong phim cũng hé lộ về chứng bệnh mà Hawking mắc phải: hội chứng teo cơ, khiến ông bị liệt toàn thân và phải giao tiếp qua một thiết bị hỗ trợ phát giọng nói.
6. Selma
Đạo diễn: Ava DuVernay
Diễn viên chính: David Oyelowo, Carmen Ejogo, Tom Wilkinson, Tim Roth
Nội dung: Bộ phim kể về cuộc đời những nhân vật nổi tiếng như Martin Luther King, Lyndon Baines Johnson và cuộc nội chiến đã thay đổi nước Mỹ.
7. Foxcatcher
Đạo diễn: Bennett Miller
Diễn viên chính: Steve Carell, Channing Tatum, Mark Ruffalo, Vanessa Redgrave
Nội dung: Foxcatcher dựa theo câu chuyện có thật về mối quan hệ giữa anh em đô vật từng giành huy chương tại Olympic 1984 – Mark và Dave Schultz, với nhà tài trợ của họ – nhà tỷ phú kỳ quặc John du Pont. Một thập kỷ sau chiến thắng vang dội, Dave Schultz bị du Pont ám sát.
8. Gone Girl
Đạo diễn: David Fincher
Diễn viên chính: Ben Affleck, Rosamund Pike, Neil Patrick Harris, Tyler Perry
Nội dung: Gone Girl được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Gillian Flynn. Trong phim, Nick Dunne (Ben Affleck) tới đồn cảnh sát trình báo rằng cô vợ Amy (Rosamund Pike) của anh đã mất tích vào đúng đêm kỷ niệm 5 năm ngày cưới của hai người. Nhưng khi cảnh sát và giới truyền thông vào cuộc, những lời nói dối của Nick Dunne dần dần bị phanh phui và khiến mọi người đặt ra câu hỏi rằng, phải chăng chính Nick Dunne là người đã sát hại Amy.
9. Interstellar
Đạo diễn: Christopher Nolan
Diễn viên chính: Matthew McConaughey, Anne Hathaway, Jessica Chastain, Mackenzie Foy
Nội dung: Interstellar là một bộ phim viễn tưởng, đánh dấu sự trở lại của đạo diễn tài ba Christopher Nolan. Phim kể về ột nhóm các nhà thám hiểm sử dụng một hố đen mới được phát hiện để vượt qua những hạn chế khi thám hiểm không gian của con người và chinh phục các khoảng cách rộng lớn hơn. Ngoài ra, phim cũng đề cập đến nhiều vấn đề về tình cảm cha con, lòng tin tưởng và những thảm họa tương lai trái đất và con người sẽ gặp phải.
10. Into the Woods
Đạo diễn: Rob Marshall
Diễn viên chính: Anna Kendrick, Meryl Streep, Chris Pine, Emily Blunt
Nội dung: Into The Woods – bộ phim hoạt hình bom tấn của Disney, xoay quanh câu chuyện về gia đình Grimm với hai vợ chồng làm bánh mì và rất yêu thích phép thuật kì bí, họ luôn muốn tìm tung tích những sinh vật huyền bí để khám phá và đặc biệt là những phù thủy tốt bụng.
Phim lồng ghép nhiều câu chuyện cổ tích thần thoại như ” Cô bé quàng khăn đỏ “, ” Công chúa tóc mây “, ” Lọ Lem “… Ngoài ra, đây cũng là bộ phim quy tụ nhiều “công chúa” của Disney nhất từ trước đến nay.
Depplus.vn/MASK
10 bộ phim kinh điển từng bị ghẻ lạnh
Dù là những tác phẩm kinh điển nhưng "Fight Club", "The Shawshank Redemption" hay "Citizen Kane" đều không có được sự khởi đầu suôn sẻ khi mới ra mắt.
Fight Club (1999):
Luôn nằm trong top 250 phim hay nhất của IMDb, ít ai biết rằng khi ra mắt vào năm 1999, Fight Club của đạo diễn David Fincher chỉ có thể thu về 37 triệu USD so với mức kinh phí sản xuất lên tới hơn 60 triệu USD. Thậm chí, cả giới phê bình cũng tỏ ra lạnh nhạt với Fight Club. Nhưng qua thời gian, bộ phim có sự góp mặt của Brad Pitt và Edward Norton chứng minh được sức hút bền bỉ, cũng như thường xuyên được bầu vào danh sách các tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất trong thế kỷ 20 của Hollywood.
The Shawshank Redemption (1994):
Là một trong những kiệt tác vĩ đại nhất của lịch sử điện ảnh, The Shawshank Redemption xoay quanh chuyến hành trình tìm lại tự do cho chính bản thân của một người đàn ông phải nhận án oan. Tuy nhiên, khi được công chiếu, tác phẩm của đạo diễn Frank Darabont không được chào đón nồng nhiệt và chỉ có thể thu về 25 triệu USD. Nguyên nhân là do tại cùng thời điểm đó, hai bộ phim kinh điển khác là Forrest Gump và Pulp Fiction cũng đang "làm mưa làm gió" tại các phòng vé.
Once Upon a Time in America (1984):
Là một trong những bộ phim mẫu mực nhất trong dòng phim tội phạm, nhưng Once Upon a Time in America của đạo diễn Sergio Leone có khởi đầu không hề suôn sẻ. Phải chịu nhiều điều tiếng không hay từ khi còn chưa ra mắt, bộ phim sau đó còn vấp phải nhiều ý kiến tiêu cực sau khi ra mắt. Lý do chính khiến bộ phim bị khán giả và giới phê bình phớt lờ là phiên bản chiếu rạp bị cắt đi bỏ nhiều chi tiết, thời lượng bị rút ngắn từ 229 phút xuống chỉ còn 139 phút.
Blade Runner (1982):
Với sự tham gia của tài tử Harrison Ford, Blade Runner được đánh giá là một trong những tác phẩm hay nhất của dòng phim khoa học viễn tưởng. Dẫu vậy, bộ phim cũng có khởi đầu đầy sóng gió khi không thu hút được nhiều sự chú ý. Ngay cả cây bút phê bình phim trứ danh Roger Ebert cũng phải mãi tới tận sau này mới thừa nhận chất lượng thực sự của bộ phim. Lý do Blade Runner không nhận được "sủng ái" bởi khán giả không thể hiểu hết toàn bộ câu chuyện phim chỉ sau một lần xem.
Willy Wonka & the Chocolate Factory (1971):
Willy Wonka & the Chocolate Factory là một phim kinh điển dành cho trẻ em, từng được Tim Burton làm lại vào năm 2005 cùng tài tử Johnny Depp. Được tiên đoán là sẽ ăn khách, nhưng bộ phim gốc gây thất vọng lớn khi chỉ đạt doanh thu xấp xỉ 4 triệu USD. Hãng Paramount quyết định thanh lý bộ phim và bán lại nó cho Warner Bros. với giá chỉ 500.000 USD. Cũng phải nhờ tới sóng truyền hình mà Willy Wonka & the Chocolate Factory mới được nhiều trẻ em và khán giả biết đến hơn.
Vertigo (1958):
Do đạo diễn lừng danh Alfred Hitchcock thực hiện, Vertigo cũng không tránh khỏi số phận hẩm hiu trong lần đầu trình chiếu. Doanh thu phòng vé của bộ phim giật gân kém xa so với những tác phẩm trước đó của Hitchcock khi chỉ đạt mức 7,3 triệu USD. Phải một thời gian sau, Vertigo mới được khán giả lẫn giới phê bình trả lại cho ánh hào quang xứng đáng và luôn nằm trong danh sách các tác phẩm kinh điển của thế kỷ 20.
Twelve Angry Men (1957):
Là bộ phim về đề tài luật pháp hay nhất mọi thời đại, Twelve Angry Men xoay quanh một bồi thẩm đoàn có 12 người đàn ông đang thảo luận về tội trạng của một bị cáo. Nhìn qua, đây là một thể loại "không hề dễ nuốt" đối với khán giả nên dù được giới phê bình tích cực ủng hộ thì phim vẫn không thể có được kết quả phòng vé xứng đáng. Một lý do khác khiến Twelve Angry Men thất bại khi đó là bởi phim được quay đen trắng trong khi phần lớn các tác phẩm điện ảnh ở thời kỳ này đã chuyển sang phim màu.
It's a Wonderful Life (1946):
Đây là một trong những bộ phim hay nhất về chủ đề Giáng Sinh, kể về một người đàn ông có ý định tự sát vào đêm ngày 24/12 thì bỗng nhiên gặp được thiên thần hộ mệnh. Tuy nhiên, khi mới trình chiếu, It's a Wonderful Life là một thảm họa phòng vé khi chỉ thu về được 3,1 triệu USD, khiến đạo diễn lừng danh Frank Capra phải tuyên bố phá sản. Lý do bởi bộ phim ra mắt ở một thời điểm quá chật chội ở phòng vé và thiếu đi những bước đi marketing cần thiết. Phải mãi tới khi được trình chiếu rộng rãi trên sóng truyền hình, It's a Wonderful Life mới được người ta ghi nhận một cách xứng đáng.
The Wizard of Oz (1939):
Không chỉ đơn thuần là một bộ phim thiếu nhi, The Wizard of Oz hội tụ đủ mọi yếu tố để trở thành một kiệt tác điện ảnh kinh điển: sáng tạo, đẹp mắt và mang nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, phim cũng là một thất bại tại phòng vé khi chỉ có thể thu về 3 triệu USD, so với mức kinh phí đầu tư là 2,7 triệu USD. Có vẻ như những giai điệu vui vẻ, bối cảnh bắt mắt, hiệu ứng phim màu được áp dung triệt để cũng không đủ để kéo khán giả ra rạp vào thập niên 1930. Chỉ cho tới khi được tái trình chiếu thì The Wizard of Oz mới nhận được sự quan tâm đúng đắn.
Citizen Kane (1941):
Do đạo diễn Orson Welles thực hiện năm 1941, Citizen Kane là bộ phim tiểu sử hư cấu về ông trùm báo chí Charles Foster Kane - một nhân vật được xây dựng dựa trên cuộc đời của ông trùm truyền thông William Randolph Hearst cùng nhiều chi tiết từ cuộc đời của chính Orson Welles. Vì lý do này nên sau khi phim được trình chiếu, Hearst đã cấm các tờ báo thuộc quyền sở hữu của ông đề cập tới bộ phim. Nhận được 9 đề cử Oscar năm 1942 nhưng rốt cuộc phim cũng chỉ nhận được một tượng vàng duy nhất cho phần kịch bản. Citizen Kane cuối cùng phải cần đến thời gian mới có thể chứng minh được giá trị đích thực của nó.
Theo zing.vn
Giải mã thành công từ 'Sự khởi đầu của hành tinh khỉ' Tác phẩm bom tấn của đạo diễn Matt Reeves khiến khán giả đại chúng thỏa mãn về chất lượng nội dung lẫn kỹ xảo điện ảnh vượt trội. Thành công của phần I đặt tầm kỳ vọng dành cho Rise of the Planet of the Apes lên khá cao, và đây là một thách thức không hề nhỏ đối với đạo diễn Matt...