10 bộ phim làm lại thành công của Hollywood
Bên cạnh các phiên bản remake dở tệ, Hollywood đem tới không ít tác phẩm làm lại có chất lượng sánh ngang, hay thậm chí vượt qua cả nguyên tác.
A Star is Born (2018): Năm 1937, bản gốc của A Star is Born ra đời và sớm trở thành cái tên tiêu biểu cho kỷ nguyên vàng Hollywood. Tác phẩm từng có hai bản làm lại trước khi dự án A Star is Born (2018) khởi động năm 2016. Bản phim 2018 được đánh giá cao khi quy tụ hai gương mặt hát hay, diễn tốt là Lady Gaga và Bradley Cooper. Không chỉ kể lại trơn tru câu chuyện cô ca sĩ vô danh vụt sáng thành ngôi sao và bi kịch của người nghệ sĩ âm thầm hy sinh cho thành công ấy, A Star is Born còn hé lộ một phần mặt trái của ngành công nghiệp âm nhạc hiện đại.
Let Me In (2010): Năm 2008, bộ phim Thụy Điển Let the Right One In xoay quanh tình bạn, tình yêu kỳ lạ nảy sinh giữa một cậu bé thường xuyên bị bắt nạt với ma cà rồng trong hình dạng bé gái gây tiếng vang nhờ đường dây câu truyện giàu cảm xúc, bất chấp phần hình ảnh bạo lực. Bản phim làm lại của Mỹ năm 2010 do Matt Reeves thực hiện có một số thay đổi nhỏ trong cốt truyện, nhưng về tổng thể vẫn bảo toàn được những điểm hấp dẫn của nguyên tác. Giới phê bình nhận xét Let Me In là bộ phim tiêu biểu cho cách làm lại đúng đắn một bộ phim đã quá nổi tiếng.
3:10 to Yuma (2007): Bộ phim được làm lại từ bản phim gốc cùng tên ra mắt năm 1957. Trong khi phiên bản thập niên 1950 gây ấn tượng với giới phê bình nhờ kỹ thuật quay phim độc đáo và lựa chọn Glenn Ford trong vai phản diện, bản làm lại năm 2007 của đạo diễn James Mangold nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khán giả hơn. Diễn xuất đồng đều của dàn diễn viên, với trung tâm là Christian Bale và Russell Crowe, giúp tổng thể bộ phim có thêm sức nặng. Tiết tấu phim dồn dập, các cảnh hành động công phu không chỉ cống hiến cho khán giả trải nghiệm điện ảnh hấp dẫn, mà còn lôi kéo họ trở lại với dòng phim cao bồi Viễn Tây.
The Departed (2006): Martin Scrosese lần đầu nhận giải Oscar cho Đạo diễn xuất sắc với The Departed. Và bộ phim làm lại từ tác phẩm nổi tiếng Vô gián đạo (2002) của điện ảnh Hong Kong cũng ẵm luôn giải Phim truyện xuất sắc tại Oscar 2007. Bộ phim lấy bối cảnh thành phố Boston (Mỹ), và xoay quanh trận chiến nội gián giữa cảnh sát và các băng đảng buôn bán thuốc phiện. Diễn xuất nhập tâm của Leonardo DiCaprio, Matt Damon, Jack Nicholson và Mark Wahlberg đã đem đến sức nặng cho bộ phim hình sự.
King Kong (2005): King Kong (1933) là một trong những tác phẩm mẫu mực của Hollywood. Tuy nhiên, theo thời gian và sự phát triển của công nghệ, phần hình ảnh trong phim dần trở nên lỗi thời. Do đó, đầu thập niên 2000, Peter Jackson quyết định sản xuất bản làm lại King Kong với nội dung bám sát tối đa nguyên tác, nhưng sử dụng những công nghệ làm phim tân tiến nhất. Sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả chính là phần thưởng lớn nhất dành cho bộ phim năm 2005.
Dawn of the Dead (2004): Bộ phim làm lại từ huyền thoại Dawn of the Dead (1978) là tác phẩm đầu tay của Zack Snyder trong vai trò đạo diễn phim dài. Với kịch bản do James Gunn chấp bút, Dawn of the Dead (2004) mang đến một góc nhìn hoàn toàn mới cho những sự kiện ở bản phim gốc. Vẫn với chừng ấy nhân vật và bối cảnh, Snyder và Gunn đẩy tính kinh dị lên cao độ bằng cách biến quân đoàn thây ma thành những kẻ săn mồi nhanh nhẹn, hung dữ, thay vì đám xác sống vật vờ như bản gốc. Chính đạo diễn của bản phim 1978, George A. Romero, đã có lời ngợi khen tác phẩm.
The Ring (2002): Bản gốc Ringu của đạo diễn Hideo Nakata là một trong những tác phẩm kinh dị châu Á đầu tiên thu hút sự chú ý của Hollywood. Bản làm lại với nhan đề The Ring của đạo diễn Gore Verbinski sau khi ra mắt đã nhận được những lời tung hô từ cả giới phê bình lẫn khán giả nhờ cốt truyện bám sát nguyên tác. The Ring thành công trong việc xây dựng bầu không khí ma quái thông qua chuỗi bối cảnh và chi tiết rùng rợn được dàn dựng và cài cắm công phu. Diễn xuất của nữ diễn viên Naomi Watts trong vai chính cũng là một điểm sáng của bộ phim làm lại.
Ocean’s Eleven (2001): Bản gốc ra đời năm 1960 và bản làm lại năm 2001 đều xoay quanh vụ cướp sòng bài tại Las Vegas do Danny Ocean lên kế hoạch và cùng các cộng sự thực hiện. Tuy nhiên, phiên bản gốc kết thúc bằng việc nhóm trộm mất trắng số tiền bất chính. Trong khi đó, bản làm lại năm 2001 bổ sung nhiều tình tiết phức tạp hơn vào cốt truyện để tăng thêm sự kịch tính. Sự cải tiến được đón nhận nhiệt liệt, nhất là khi toàn bộ diễn biến của vụ cướp trên màn ảnh năm 1960 bị đánh giá là quá đơn giản.
The Fly (1986): Nguyên tác của The Fly là bộ phim kinh dị, viễn tưởng hạng B ra mắt năm 1958. Cả bản gốc và tác phẩm của đạo diễn David Cronenberg đều bắt đầu từ vụ tai nạn trong phòng thí nghiệm khiến cấu trúc sinh học của một người đàn ông bị trộn lẫn với ruồi. Bản remake được đánh giá là tạo được bầu không khí rùng rợn hơn. Quá trình biến đổi từ người thành ruồi của nhân vật do Jeff Goldblum thể hiện diễn ra một cách chậm rãi trên màn ảnh nhờ sự trợ giúp của công nghệ hóa trang cầu kỳ.
The Thing (1982): Ngay nay, bộ phim của đạo diễn John Carpenter được đánh giá thuộc nhóm phim kinh dị hay nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, do cái bóng quá lớn của bản phim gốc The Thing from Another World (1951) và thời điểm phát hành quá gần E.T. the Extra-Terrestrial (1982), The Thing từng vấp phải sự phản đối lúc trình làng. Phải nhiều năm sau, công chúng mới sẵn sàng mở lòng đón nhận tác phẩm với trọn vẹn giá trị nội dung cũng như phần hình ảnh ấn tượng.
Những chuyện tình "kỳ dị" nhất màn ảnh Hollywood: Người yêu quái thú, động vật hay thậm chí cả... côn trùng?
Hãy cùng điểm danh những bộ phim "độc nhất vô nhị" của Hollywood với mối tình giữa người và những thứ... không phải là người.
Hollywood vốn là vùng đất rộng mở cho trí tưởng tượng của các nhà làm phim tha hồ bay cao, bay xa. Thế nhưng bên cạnh nhiều tác phẩm khiến người xem phải trầm trồ và hâm mộ thì cũng có những tình tiết... lệch cả quỹ đạo, làm người xem vừa bất ngờ vừa thấy "kì kì". Mới đây thôi, Netflix cũng đã làm thiên hạ hú hồn với bộ phim tài liệu với những phân đoạn "đụng chạm, mơn trớn" rất kỳ quặc giữa một người đàn ông và một con bạch tuộc sống dưới biển mang tên My Octopus Teacher.
Chỉ trong bài viết này, hãy cùng điểm qua những mối tình có 1-0-2 trong lịch sử giữa người và một đối tượng nào đó không-phải-là-người trên màn ảnh Hollywood. Một số tác phẩm thậm chí còn trở thành kinh điển và đạt được các giải thưởng lớn, tuy nhiên cũng làm nổ ra những cuộc tranh cãi về tính thực tế và nhân văn. Ngạc nhiên chưa, đến cả Marvel cũng góp mặt trong danh sách lần này đấy!
Beauty and the Beast và câu chuyện lãng mạn (?) giữa con tin và kẻ bắt cóc là quái thú
"Mở bát" danh sách cực kỳ đặc biệt này chính là cái tên cổ tích kinh điển mà người người nhà nhà đều đã biết. Disney đã góp phần không nhỏ trong việc đưa câu chuyện lãng mạn giữa một cô gái nông thôn và một con quái vật, với một bộ phim hoạt hình từ năm 1991 và mới đây nhất là bản người đóng năm 2017.
Cả hai bộ phim của Disney đều từng bị nhiều người chê trách vì "lãng mạn hóa" hội chứng Stockholm lẫn tình yêu người - thú
Mặc dù dựa trên truyện cổ tích được yêu mến, Beauty and the Beast (tựa Việt: Người Đẹp Và Quái Vật) vẫn khiến nhiều người thắc mắc về hành trình tâm lý của nữ chính. Cô gái bị giam cầm bởi một con quái thú hung hãn đã mang lòng yêu hắn có phần giống với miêu tả của hội chứng Stockholm - một hội chứng tâm lý khi con tin dần trở nên có tình cảm với kẻ bắt cóc. Dẫu fan của bộ phim vẫn biện hộ rằng thông điệp của phim là "tình yêu vượt qua mọi rào cản ngoại hình" thì ý tưởng về việc một cô gái trẻ ăn nằm, yêu mến một con quái vật (hay trong bản phim của Disney thì trông khá giống sư tử) vẫn đem lại nhiều cảm giác lợn cợn, khó nuốt.
The Shape of Water có một nữ chính gu "siêu mặn" lại thích đánh bắt thủy hải sản
Cái tên tiếp theo có phần "nặng đô" hơn một chút, chính là bom tấn The Shape of Water (tựa Việt: Người Đẹp Và Thủy Quái) của đạo diễn lừng danh Guillermo del Toro 2017 đã đại thắng với giải thưởng Phim xuất sắc nhất tại Oscar.
Bộ phim kể về một cô gái câm đem lòng yêu thương, đồng cảm với một sinh vật lưỡng cư mang giới tính đực được bắt từ sông Amazon và bị giam cầm trong phòng thí nghiệm. "Tổng tài" này sau đó vì quá đói bụng còn ăn thịt luôn một con mèo nhà hàng xóm của nữ chính.
Nhan sắc của "nam chính"
Một trong những cao trào của phim là khi nữ chính có màn hôn hít, "tò tí te" với nhân vật thủy quái này trong bồn tắm. Bộ phim kết thúc khi cả hai có cái kết hạnh phúc trọn đời bên nhau khiến nhiều khán giả cảm động chảy nước mắt trong khi nhiều người thì hết cả hồn trong suốt 123 phút phim.
Hình ảnh nữ chính mô tả "cái ấy" của thủy quái
Vì tạo hình của nhân vật thủy quái trông vẫn có đủ tay chân và nhiều khả năng là cả... cơ quan sinh dục, câu chuyện của The Shape of Water vẫn có thể được coi là nhẹ nhàng. Đáng chú ý, có công ty sản xuất đồ chơi người lớn đã nhanh trí "bắt trend" và sản xuất sản phẩm lấy cảm hứng từ nhân vật này khiến ai cũng khiếp sợ.
Bee Movie - bộ phim hoạt hình trẻ em thì mê, người lớn thì "ghê"
Mang tiếng là một bộ phim hoạt hình dành cho trẻ em, thế nhưng Bee Movie (tựa Việt: Ong Vàng Phiêu Lưu Ký - tin được không?) là một trong những cơn ác mộng của người lớn khi đã hiểu biết nhiều về cuộc sống và tình dục.
Phim kể về một con ong vô tình quen biết một người phụ nữ và đem lòng yêu cô ấy, thậm chí còn tưởng tượng những phút giây đầm ấm bên nhau. Cô gái nọ cũng giúp con ong này đi kiện loài người vì dám dùng mật ong mà không trả tiền cho loài ong. Loài người tuyên bố loài ong thắng và con người sẽ không được dùng mật ong nữa. Vì thừa mứa mật ong nên loài ong chẳng cần phải làm việc, thế là hoa cỏ chết hết. Con ong nọ và người phụ nữ lại lên đường giải cứu các loài thực vật.
Một vài hình ảnh rất mang tính liên tưởng của bộ phim
Câu chuyện của Bee Movie thực chất sẽ rất thú vị và sáng tạo nếu như bộ phim không sở hữu rất nhiều phân đoạn đáng quan ngại về mối tình cảm thiếu-trong-sáng giữa người và loài ong. Nhiều khán giả sau khi xem phim đã phải hét lên rằng đây chính là một bộ phim nhân-thú đội lốt hoạt hình trẻ con, chưa nói đến kịch bản hết sức "nổ não". Dẫu sao, Bee Movie cho đến nay đã được coi là một trong những tác phẩm kinh điển khi nhắc tới nhóm phim ảnh kỳ quặc của Hollywood.
The Pincess and the Frog với nụ hôn "hoá kiếp" đi vào lịch sử cổ tích
Tiếp nối chủ đề hoạt hình, lại một tác phẩm nữa đến từ nhà Disney vướng vào cuộc tình lâm li bi đát giữa người và thú.
The Pincess and the Frog miêu tả cuộc tình giữa công chúa và hoàng tử ếch
Câu chuyện cổ tích này cũng nổi tiếng không kém, kể về một cô gái phải hôn một con cóc nhằm giúp nó biến trở lại thành người. Câu chuyện gốc bao gồm việc cô gái phải thực sự đặt một cái hôn nồng thắm lên chiếc miệng khoét đến tận mang tai của con cóc, tuy nhiên may mắn thay bản hoạt hình của Disney đã có thêm những sáng tạo mới để mọi thứ "dễ nuốt" hơn.
Cụ thể, bộ phim hoạt hình The Princess and the Frog (tựa Việt: Công Chúa Và Chàng Ếch) năm 2009 đã tiện tay biến luôn nữ chính thành cóc để cùng nam chính phiêu lưu bốn bể. Tuy nhiên, cho dù nữ chính có biến thành ếch thì tâm tính của cô vẫn được giữ nguyên. Chính vì vậy, việc xu hướng tính dục của cô chuyển từ người thành loài lưỡng cư vẫn là một trong những thắc mắc lớn của khán giả.
King Kong và câu chuyện tình đơn phương không khiến nhiều người cảm động cho lắm
Trái với hình ảnh của quái vật King Kong trong những bộ phim bom tấn Hollywood nặng kỹ xảo ngày nay, khán giả đã từng được thấy một phiên bản King Kong kinh điển từ năm 1976. Trong bộ phim này, quái vật Kong đã đem lòng si mê một người phụ nữ xinh đẹp, quyến rũ. Tất nhiên là cô gái này thì không có chút tình cảm đôi lứa nào với một con quái vật cao như tòa nhà.
Xuyên suốt bộ phim, Kong vừa phải chiến đấu chống lại sự tấn công của loài người, vừa nỗ lực bảo vệ cô gái mình yêu quý. Thế nhưng chỉ đến cuối phim, cô gái này mới nhận ra được sự quan tâm và tình yêu của Kong dành cho mình. Bộ phim khi ra mắt cũng đã khiến nhiều người quan ngại vì mối tình đặc biệt giữa người - quái vật, chưa kể còn có phân cảnh Kong đang định cởi đồ nữ chính ra cho một màn "ân ái" đặc biệt nào đó nhưng cô đã nhanh trí chạy thoát.
Cho đến bây giờ, mặc dù King Kong là một bộ phim kinh điển với tình tiết được đánh giá cao, nhiều người vẫn không khỏi nhăn mặt khi nghĩ đến câu chuyện tình kỳ lạ giữa một cô gái nóng bỏng và một con vượn khổng lồ.
Howard the Duck khai phá một "mảng tối" của Vũ trụ Marvel
Cái tên cuối cùng trong danh sách thuộc về một nhân vật đặc biệt nhà Marvel - Howard the Duck (tựa Việt: Chú Vịt Howard). Howard là một sinh vật ngoài hành tinh (nhưng trông rất giống con vịt) vô tình lạc đến Trái Đất, sau đó gặp Beverly - một cô gái trẻ đã dắt anh về nhà.
Những hình ảnh xem xong chỉ muốn quên đi ngay lập tức
Cảnh phim sau đó khiến nhiều khán giả kinh hồn bạt vía: Cô gái Beverly nọ bắt đầu cởi dần quần áo, để lộ thân hình nóng giãy và mời gọi một con vịt lên giường với mình. Cả hai bắt đầu tâm sự và thậm chí còn đặt lên môi nhau cái hôn nồng cháy (nhưng trái tim khán giả thì lạnh toát), trước khi bị phá đám bởi các nhân vật khác.
Nhân vật này xuất hiện lại trong loạt phim Guardians of the Galaxy nhưng trông tởm hơn nhiều
Phân đoạn này được nhiều người miêu tả là rất "thú tính", nếu không nói là đáng sợ. Mãi về sau trong bộ phim Guardians of the Galaxy, khán giả lại được gặp lại nhân vật này nhưng trông đã có phần nhàu nhĩ hơn.
Mãi Bên Em: bản tình ca đẫm nước mắt đến từ nhà sản xuất A Star Is Born Một chuyện tình lãng mạn nhưng đau thương, ngọt ngào nhưng đầy day dứt mang tên Mãi Bên Em (Tựa gốc: Endless) sẽ ghé lại màn ảnh tháng 8. Bạn đã sẵn sàng cùng người thương đến rạp hay chưa? Đến từ nhà sản xuất A Star Is Born, Mãi Bên Em (Tựa gốc: Endless) mang màu sắc của một bộ phim tình...