10 bộ phim đắt đỏ nhất lịch sử điện ảnh thế giới
Loạt phim “Cướp biển Caribbean” chiếm tới ba vị trí trong danh sách top 10 những bộ phim có ngân sách cao nhất mọi thời đại.
*Các con số được tính thêm yếu tố lạm phát và tương đương giá trị tiền USD tại thời điểm 2017
10. Pirates of the Caribbean: Dead Man’s Chest (2006) – 267 triệu USD: Sau khi tập phim mở màn The Curse of the Black Pearl phá vỡ lời nguyền dành cho dòng phim cướp biển vào năm 2003, hãng Disney quyết định chi bạo cho phần hai Dead Man’s Chest – Chiếc rương tử thần. Đó là canh bạc thắng lợi khi bom tấn kể tiếp chuyến phiêu lưu của Jack Sparrow (Johnny Depp), Will Turner (Orlando Bloom) và Elizabeth Swann (Keira Knightley) thu về hơn 1 tỷ USD tại phòng vé. Số tiền mà “nhà chuột” bỏ ra cho dự án tại thời điểm 2006 là khoảng 225 triệu USD. Ảnh: Disney.
9. Waterworld (1995) – 270 triệu USD: Số tiền mà Universal cấp cho bom tấn lấy bối cảnh hậu tận thế khi phần lớn Trái đất đã nằm dưới mặt nước vào năm 1995 là 172 triệu USD, tương đương 270 triệu USD vào lúc này. Song, bất chấp sự có mặt của ngôi sao Kevin Costner, Waterworld thất bại trong việc lôi kéo khán giả tới rạp. Ngoài ra, quá trình thực hiện gặp nhiều trắc trở khiến ngân sách dự án vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Ảnh: Universal.
8. John Carter (2012) – 275 triệu USD: Disney thêm một lần nữa đánh cược khi muốn biến loạt tiểu thuyết về người hùng sao Hỏa John Carter thành thương hiệu điện ảnh mới. Nhưng cả giới phê bình lẫn công chúng đều thờ ơ với tác phẩm có ngôi sao trẻ Taylor Kitsch sắm vai chính. John Carter lụn bại tại phòng vé khi chỉ thu hơn 280 triệu USD và khiến Disney thua lỗ hàng chục triệu USD. Ảnh: Disney.
7. Harry Potter and the Half-Blood Prince (2009) – 279 triệu USD: Nếu như cuốn tiểu thuyết cuối Harry Potter and the Deathly Hallows không bị “cưa đôi” trên màn ảnh, đó hẳn là tác phẩm đắt giá nhất của loạt phim điện ảnh chuyển thể. Danh hiệu cuối cùng thuộc về phần sáu Hoàng tử lai. Thành tích phòng vé 934 triệu USD sau đó hoàn toàn khiến Warner Bros. và J.K. Rowling hài lòng. Ảnh: Warner Bros.
6. Avengers: Age of Ultron – 283 triệu USD (2015): Quy tụ hàng loạt siêu anh hùng nổi tiếng, cộng thêm trí tuệ nhân tạo Ultron (James Spader) cần sự can thiệp mạnh mẽ của kỹ xảo, Age of Ultron đến nay là tác phẩm đắt đỏ nhất của Marvel Cinematic Universe (MCU). Song, nhiều khả năng nó sẽ phải sớm nhường lại danh hiệu đó cho phần ba của loạt Avengers. Theo tính toán ban đầu, kinh phí sản xuất của Infinity War (2018) có thể lên tới 400 triệu USD bởi sự góp mặt của cả nhóm Avenger, Vệ binh dải ngân hà, lẫn nhiều nhân vật phản diện. Ảnh: Disney.
Video đang HOT
5. Tangled (2012) – 286 triệu USD: Tác phẩm 3D của xưởng Walt Disney là phim hoạt hình có ngân sách cao nhất từ trước tới nay. Một nguồn tin nội bộ cho rằng chỉ riêng kinh phí để tạo ra mái tóc của nàng Rapunzel đã chiếm tới gần 80 triệu USD. Tangled rất được giới phê bình và công chúng yêu mến. Song, doanh thu của bộ phim chỉ xấp xỉ 600 triệu USD. Ảnh: Disney.
3. Spider-Man 3 (2007) – 298 triệu USD: Khi Avengers: Infinity War (2018) còn chưa ra mắt, Spider-Man 3 là tác phẩm siêu anh hùng đắt đỏ nhất. Bộ phim của đạo diễn Sam Raimi chứa đựng hàng loạt nhân vật nổi tiếng như Người Nhện (Tobey Maguire), New Goblin (James Franco), Sandman (Thomas Haden Church), Venom (Topher Grace)… và nhiều cảnh hành động mãn nhãn. Nhưng cũng chính sự đông đúc đó khiến tác phẩm mất điểm và bị coi là “cú bước hụt” của loạt Spider-Man đầu thế kỷ XXI, dẫn đến việc Sony tái khởi động thương hiệu bằng The Amazing Spider-Man chỉ sau đó sáu năm. Ảnh: Sony.
3. Titanic (1997) – 298 triệu USD: Để kể lại bi kịch của con tàu Titanic, đạo diễn James Cameron đã tiêu tốn của nhà sản xuất khoảng 200 triệu USD vào năm 1996. Con số đó tương đương với gần 300 triệu USD của năm 2017. Tuy nhiên, Titanic đã trở thành huyền thoại trong làng điện ảnh với doanh thu lên tới hơn 2 tỷ USD, đồng thời biến Leonardo DiCaprio và Kate Winslet trở thành những ngôi sao hạng A. Kỷ lục phòng vé của Titanic phải tới năm 2009 mới bị phá vỡ bởi một siêu phẩm khác của chính James Cameron là Avatar. Ảnh: Fox.
2. Pirates of the Caribbean: At World’s End (2007) – 347 triệu USD: Chứng kiến Dead Man’s Chest kiếm được hơn 1 tỷ USD, Disney tiếp tục bỏ ra 300 triệu USD cho phần ba của Cướp biển Caribbean mang tên At World’s End. Kịch bản có hơi lộn xộn nhưng bom tấn của Gore Verbinski được đặc biệt đánh giá cao bởi trường đoạn hành động mãn nhãn ngoài đại dương kéo dài tới hơn 30 phút ở gần cuối phim. Chỉ tiếc là At World’s End rốt cuộc chỉ mang về cho “nhà chuột” 963 triệu USD. Ảnh: Disney.
1. Pirates of the Caribbean: On Stranger Tides (2011) – 403 triệu USD: Nhưng tiềm năng của Pirates of the Caribbean và gã cướp biển Jack Sparrow vẫn là rất lớn. Disney chi số tiền kỷ lục 378,5 triệu USD (tương đương hơn 400 triệu USD lúc này) để thực hiện phần bốn On Stranger Tides. Kỹ xảo của bom tấn thực sự mãn nhãn, nhưng nội dung phim lại tỷ lệ nghịch với điều đó. Nhiều fan và nhà phê bình đồng thuận rằng đây là tập kém nhất của thương hiệu Cướp biển Caribbean. Với phần năm mới ra mắt mang tên Salazar’s Revenge – Salazar báo thù, Disney cũng tiếp tục chi bạo. Nhưng số tiền dành cho dự án “chỉ là” 230 triệu USD. Ảnh: Disney.
Theo Zing
Cướp biển Caribbean 5: Nhạt cũng có cái "thú" của nhạt!
Đạo diễn đã cố gắng tái hiện lại bầu không khí đã từng làm Cướp biển vùng Caribbean trở nên rực rỡ nhưng không thành.
Pirates of the Caribbean: Salazar Báo Thù là phần phim thứ 5 và cũng là phần mới nhất của loạt phim về Cướp biển vùng Caribbean. Loạt phim đã mang tên tuổi Johnny Depp lên hàng ngũ sao có số tiền cát-sê cao nhất thế giới và cũng cướp đoạt đi khỏi anh hình ảnh một diễn viên xuất chúng.
Johnny Depp được kỳ vọng sẽ hồi sinh cho phần mới nhất này
Trong phần phim mới nhất này, Johnny Depp vẫn nắm giữ vai trò chủ đạo. Gần như mọi câu chuyện, nhân vật đã xuất hiện trong các phần trước đó đều được đạo diễn Joachim Rnning và Espen Sandberg đưa trở lại trong phần phim này. Những gương mặt, những nhân vật đã quen thuộc với khán giả trong các phần cướp biển trước đều quay trở lại.
Có lẽ đạo diễn muốn tạo ra bầu không khí đã khiến Cướp biển vùng Caribbean trở thành một trong những bộ phim ăn khách nhất. Thế nhưng cuối cùng, câu chuyện cũng diễn ra một cách nhàn nhạt với không có chút điểm nhấn nào. Và Johnny Depp, vẫn giống như những phần trước đây, một chút quái gở, một chút gây cười và ít đi hành động.
Thậm chí chính Johnny Depp từng phàn nàn rằng càng ngày sự điên rồ của nhân vật thuyển trưởng Jack Sparrow càng nhạt dần. Thế nhưng nam diễn viên kỳ cựu vẫn toàn tâm toàn ý tập trung cho vai diễn.
Brenton Thwaites - nam phụ mới nhất của bộ phim
Câu chuyện phim bắt đầu bằng việc cậu bé Henry đã tìm đến chiếc thuyền bị nguyền rủa "Người Hà Lan bay" - nơi có Will Turner - cha của cậu bé đang bị giam cầm. Không thể cứu cha, Henry nhận ra chỉ có Jack Sparrow mới có khả năng tìm ra chiếc đinh ba thần kỳ nhờ la bàn đặc biệt của mình và từ đó phá bỏ lời nguyền của chiếc thuyền Người Hà Lan bay.
Nhiều năm sau, Henry (Brenton Thwaites) làm việc trên một con tàu chiến của Hoàng gia Anh. Trong một cuộc đụng độ cướp biển, con tàu đã gặp phải tàu ma của thuyền trưởng Salazar. Hắn giết toàn bộ mọi người trên tàu và chỉ tha cho mình Henry với mục đích chuyển lời đến Jack Sparrow rằng Salazar đã báo thù.
Và từ đó, gần như cả đại dương đã đi tìm Jack Sparrow với mong muốn có thể tìm thấy cây đinh ba thần thánh và chiếm đoạt được quyền năng của nó.
Salazar đóng vai trò phản diện chính và là kẻ thù của thuyền tưởng Jack Sparrow
Ở phần 5, Salazar đóng vai trò là nhân vật phản diện chính của bộ phim. Quá khứ của Salazar cũng như mối thù giữa hai người cũng được đạo diễn huỵch toẹt luôn trong phần giữa của bộ phim. Khi được giải phóng khỏi "Tam giác quỷ", con tàu zoombie của Salazar trở thành nỗi khiếp sợ của tất cả tàu cướp biển trong vùng và khiến cho thuyền trưởng Hector Barbossa (Geoffrey Rush) phải hạ mình liên kết để tìm Jack Sparrow.
Nhân vật nữ chính trong phần này là Carina Smyth (Kaya Scodelario), người phụ nữ ham thích tìm hiểu khoa học nên luôn bị kết tội là phù thủy. Trùng hợp thay, Carina có khả năng giải được tấm bản đồ đi đến nơi tất cả mọi người cùng muốn đến và từ đó Carina trở thành một phần của đoàn thuyền.
Màn thủy thủ ma chạy trên mặt nước khá hay ho và thú vị
Đoạn gần cuối phim, nhân vật này còn có một cao trào kịch bản khá thú vị nhưng vô nghĩa. Vì hầu như tất cả khán giả đều đã đoán trước được ra và đến phút cuối cũng không mang lại chút chuyển biến nào cho cốt truyện.
Sự xuất hiện của Kaya Scodelario trong phim mờ nhạt tới mức khán giả tin rằng đạo diễn chỉ cho cô xuất hiện nhằm tô điểm thêm cho bộ phim có quá nhiều nhân vật nam , ngoài ra không có vai trò gì hơn.
Kaya Scodelario đóng vai trò như vật trang trí trong phim
Kết thúc lại, Pirates of the Caribbean: Salazar Báo Thù làm tốt vai trò của một bom tấn giải trí, với những sự phiêu lưu bất ngờ và thú vị trên biển. Thế nhưng thậm chí phần phim này còn giảm bớt đi nhiều những cảnh hành động, đối đầu, cướp bóc, chém giết đặc trưng. Việc đưa lại những diễn viên cũ đã làm cho Pirates of the Caribbean: Salazar Báo Thù trở nên gần gũi với khán giả hơn, nhưng dường như không thể cứu được thêm phần kịch bản.
Hai diễn viên trẻ mới xuất hiện trong phần này cũng chưa thể hiện được gì nhiều. Phần chính vẫn thuộc về những diễn viên kỳ cựu. Những màn tấu hài trong phim khá thú vị và cũng hơi ...bậy bạ.
Theo Danviet
Dàn 'siêu thuyền' trong loạt bom tấn 'Cướp biển Caribbean' Nhắc tới "Pirates of the Caribbean", bên cạnh hàng loạt vị thuyền trưởng và tay cướp biển sừng sỏ, những con tàu trên đại dương cũng là điểm nhấn ấn tượng của loạt bom tấn. Trailer bom tấn 'Cướp biển Caribbean 5: Salazar báo thù' Phần năm của loạt phim "Pirates of the Caribbean" là cuộc đối đầu giữa Jack Sparrow và thuyền...