10 bộ phận trên cơ thể trẻ sơ sinh bố mẹ tốt nhất không nên đụng chạm thường xuyên để tránh tổn thương trẻ
Có một số bộ phận ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ nên hạn chế chạm vào để tránh gây ra những tổn thương không đáng có cho trẻ.
Đối với trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ luôn cảm thấy hạnh xen lẫn tò mò, họ muốn chạm vào trẻ, muốn ôm hôn thật nhiều. Tuy nhiên, sự nồng nhiệt yêu thương của bố mẹ có thể khiến trẻ sơ sinh bị tổn thương, bởi cơ thể của trẻ vẫn còn rất yếu ớt. Có một số bộ phận ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ nên hạn chế chạm vào để tránh tổn thương trẻ.
1. Không chạm mạnh vào thóp của trẻ
Thóp trẻ sơ sinh là điểm mềm trên đầu, là chỗ xương chưa che kín hết hộp sọ. Đôi khi bạn sẽ cảm nhận thóp trẻ sơ sinh đang “phập phồng”. Tuy chiếm một diện tích nhỏ nhưng lại là bộ phận quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ.
Thóp nhô cao, trũng xuống, quá to, quá nhỏ, thóp không đóng hoặc đóng sớm đều là những triệu chứng khác thường và cần điều trị ở trẻ.
Thóp trẻ sơ sinh rất mềm, bạn không nên dùng vật dụng cứng gõ vào thóp của trẻ. Nếu bạn vô ý đụng trúng thóp của trẻ, bạn cần quan sát nếu trẻ có dấu hiệu nôn ói, khóc lóc vật vã trong thời gian dài thì cần đưa đến bệnh viện khám.
2. Không cắt tỉa lông mi của trẻ
Nhiều mẹ nghe theo kinh nghiệm truyền miệng của người khác, cho rằng thường xuyên cắt tỉa lông mi của trẻ sẽ khiến sẽ sở hữu lông mi dài và đẹp như cánh quạt.
Thực tế, lông mi của trẻ được quyết định bởi gene di truyền của bố mẹ. Không hề có chuyện cắt tỉa lông mi sẽ giúp trẻ sơ hữu lông mi đẹp và dài khi trưởng thành. Nếu bạn run tay khi cắt tỉa lông mi của trẻ, lông mi sẽ rơi vào mắt khiến mắt trẻ bị viêm nhiễm.
3. Không hôn môi trẻ
Hôn vào môi trẻ là hành động bố mẹ thường làm để bày tỏ tình yêu thương. Bạn nên nhớ, bạn có thể hôn vào má trẻ, nhưng không nên hôn vào môi trẻ.
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch rất yếu, khi bạn hôn môi trẻ, bạn đang trực tiếp đưa vô số vi khuẩn nguy hiểm vào khoang miệng của trẻ.
Video đang HOT
4. Không tự ý chích nanh sữa của trẻ
Nanh sữa là những điểm nhỏ màu trắng trên lợi của trẻ sơ sinh. Nhiều mẹ thường nhầm lẫn đây là biểu hiện trẻ dậy thì sớm, nhưng thực chất đây là một loại tổn thương lành tính hay gặp ở niêm mạc miệng trong thời gian ngắn ở trẻ sơ sinh.
Nanh sữa không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, theo thời gian, nanh sữa sẽ tự động biến mất. Bố mẹ không nên tự ý chích nanh sữa của trẻ để tránh tổn thương niêm mạc và gây viêm nhiễm.
5. Không cấu véo má của trẻ
Đôi má phúng phính của trẻ sơ sinh là nơi nhiều người thích cấu véo nhất. Bạn nên ngừng ngay hành động này, bởi bộ phận vùng mặt của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Nếu bạn thường xuyên cấu véo mặt của trẻ sơ sinh, sẽ gây viêm tuyến nước bọt, và dẫn đến tình trạng chảy nước bọt ở trẻ.
6. Không rung lắc trẻ
Vùng cổ của trẻ sơ sinh rất yếu ớt, không có khả năng chống đỡ nên không thể cố định bộ não.
Nếu bạn bế trẻ sơ sinh và rung lắc dữ dội, sẽ gây ra tình trạng xấu là chấn động não, xuất huyết, thậm chí khiến bộ não của trẻ tổn thương vĩnh viễn.
7. Không bẻ thẳng các ngón tay của trẻ
Tay của trẻ sơ sinh thường có hình dạng nắm tròn thành nắm đấm. Nếu không tác động ngoại lực, tay của trẻ sẽ không duỗi thẳng như tay người lớn.
Trẻ mới sinh do có cơ co phát triển, bởi vậy bàn tay của trẻ sẽ có xu hướng nắm cuộn tròn. Nếu bạn bẻ thẳng các ngón tay của trẻ, điều này sẽ dẫn đến tình trạng là trật khớp hoặc gãy tay. Tốt nhất bạn không nên kéo duỗi các ngón tay của trẻ để tránh tổn thương cơ co ở trẻ sơ sinh.
8. Không giật mạnh cuống rốn của trẻ
Trước và sau khi sinh ra, cuống rốn là bộ phận quan trọng đối với trẻ. Khi trẻ mới chào đời, bác sĩ sẽ cắt dây rốn và thắt cuống rốn. Khoảng 10 ngày sau, cuống rốn sẽ có màu đen, khô và rụng.
Nhiều mẹ bởi nóng vội không thể đợi cuống rốn của con rụng, nên đã dùng tay giật mạnh. Điều này giống như một vết sẹo chưa lành, bị ngoại lực tác động dẫn đến viêm nhiễm. Hành động của mẹ có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng rốn ở trẻ.
9. Không cấu véo ngực của bé gái
Bé gái mới chào đời sẽ có dấu hiệu là tuyến vú sưng phồng, đây là hiện tượng bình thường và một thời gian sau sẽ biến mất. Nếu bố mẹ trêu đùa và cấu véo ngực của bé gái, điều này sẽ khiến trẻ bị đau, thậm chí dẫn đến tình trạng xấu là viêm tuyến vú.
10. Không cấu véo tinh hoàn của bé trai
Nhiều cha mẹ thích trêu ghẹo bằng cách búng, hoặc cấu véo tinh hoàn của bé trai. Điều này có thể ảnh hưởng xấu và gây tổn thương nghiêm trọng đến tinh hoàn của bé.
Chăm sóc trẻ đòi hỏi sự tận tâm và cẩn trọng trong mọi hành động. Các bậc cha mẹ không nên đùa quá trớn để tránh những tổn thương không đáng có đối với trẻ nhỏ.
Theo Sohu
Bé trai 10 tháng tuổi người lạnh toát và ra đi trong giấc ngủ, đằng sau đấy là lời cảnh báo về sai lầm mà nhiều cha mẹ có thể sẽ mắc phải
Sự ra đi của bé trai này chính là lời cảnh báo cho các cha mẹ về tư thế ngủ an toàn cho trẻ sơ sinh.
Bé trai 10 tháng tuổi Mikhael Sufyan Muhammad Syafiq được tìm thấy đã chết trong cũi sau khi bị một người trông trẻ cho ngủ trong tư thế úp mặt xuống. Theo tờ News Straits Times, khi được tìm thấy bé đã không còn ý thức gì.
Mẹ của bé, chị Nur Syazwanie Mustaffa, 27 tuổi đau khổ cho biết cho biết đứa con 10 tháng tuổi của cô được tìm thấy nằm úp mặt và bất tỉnh trong chiếc nôi tại nhà của người giữ trẻ: "Tôi đã suy sụp khi thấy mặt và cơ thể con trai mình chuyển sang màu xanh. Bản năng làm mẹ của tôi mách bảo rằng rằng con đã ra đi thật rồi".
Theo như người trông trẻ, cô đã đặt đứa Mikhael ngủ úp mặt sau khi tắm cho bé xong. Sau khi để Mikhael ở đó trong 30 phút, cô đi vào để kiểm tra thì phát hiện bé đã qua đời. Tất cả liền vội vàng đưa Mikhael đến đơn vị cấp cứu của bệnh viện Sungai Buloh (Malaysia), nhưng bác sĩ tuyên bố rằng Mikhel đã qua đời.
Em bé 10 tháng tuổi Mikhael Sufyan Muhammad Syafiq được tìm thấy nằm úp mặt và bất tỉnh trong chiếc nôi tại nhà của người giữ trẻ.
Cô Nur cho biết mình cũng đã dặn người giữ trẻ nên theo dõi Mikhael cẩn thận hơn vì bé đang bị cúm.
"Ở nhà, Mikhael ngủ nghiêng hoặc úp mặt, nhưng chúng tôi không dùng nôi. Người giữ trẻ đã yêu cầu tôi mang một cái nôi đến nhưng tôi từ chối".
Báo cáo ban đầu tiết lộ rằng Mikhael chết do chất nhầy trong phổi khiến bé bị khó thở, ngoài ra còn có xuất huyết trong ruột của bé nhưng không có yếu tố tội phạm nào được tìm thấy trong vụ việc.
Các lưu ý an toàn cho giấc ngủ của trẻ cha mẹ nên nhớ:
Trước khi trẻ được một tuổi, chúng có nguy cơ đột tử không rõ nguyên nhân trong giấc ngủ. Điều này là do trẻ không thể tự lật người được nếu bị không may bị nằm sấp mặt xuống. Tất cả những người chăm sóc NÊN phải biết về nguy cơ này, điều quan trọng là tạo ra môi trường ngủ an toàn nhất có thể cho trẻ.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cha mẹ cần nhớ đến:
1. Loại bỏ hết những vật hay chất liệu mềm quanh chỗ trẻ ngủ
Hãy chắc chắn rằng cũi hoặc nôi của em bé không có chăn, gối mềm hoặc đồ chơi nhồi bông. Tất cả những thứ này đều là mối nguy hiểm không phải ai cũng biết. Khăn trải giường và chăn trẻ em cũng có thể gây ra nguy hiểm nếu bạn không cẩn thận. Hãy luôn đảm bảo đặt trẻ ngủ trên bề mặt phẳng và không có nếp gấp.
2. Chọn trang phục ngủ phù hợp
Ảnh minh họa
Mới gần đây, một đứa trẻ ba tuổi đã bị nghẹt thở trong khi đang ngủ. Rất may, bé đã sống sót nhưng cha mẹ hãy thử tưởng tượng những gì sẽ xảy ra nếu sự cố này liên quan đến một em bé vẫn còn kém phát triển chức năng vận động.
Trong một trường hợp khác, một em bé bốn tháng tuổi chết ngạt trong chính chiếc nôi của mình. Những trường hợp như thế này cho thấy tầm quan trọng của việc không mặc quần áo quá rộng hoặc quấn trẻ trong các loại vải lớn. Nghẹt thở ở trẻ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không chỉ trong bữa ăn.
3. Loại bỏ tất cả những nguy hiểm tiềm ẩn xung quanh
Ngay cả các phụ kiện tương chừng vô hại như điện thoại di động và đèn cũng có thể gây nguy hiểm. Một đứa trẻ 16 tháng tuổi đã từng bị siết cổ đến chết trong chiếc cũi của mình sau khi bé giật mạnh chiếc đèn treo tường.
Nguồn: Parent
Mẹ ăn gì cho trẻ sơ sinh dễ ngủ và tăng cân đều Giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng với sự phát triển của bé. Bé ngủ ngon, ngủ đủ giấc còn giúp mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi. Thời gian đầu đời, bé phụ thuộc dinh dưỡng hoàn toàn vào sữa mẹ. Do đó, mẹ ăn gì cho trẻ sơ sinh dễ ngủ cũng là một vấn đề mà mẹ bầu...