10 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm chủng từ năm 2018
Theo quy định, vắc-xin tả không còn trong danh mục tiêm chủng bắt buộc với trẻ nhỏ.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư “Quy định danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế bắt buộc”, có hiệu lực từ 1.1.2018.
Theo đó, bệnh truyền nhiễm và vắc-xin thực hiện tiêm bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), áp dụng cho các trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi, bao gồm 10 bệnh: viêm gan vi rút B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b, bệnh sởi, viêm não Nhật bản B, Rubella.
Bộ Y tế quy định 10 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm chủng từ năm 2018.
Các đối tượng tiêm 10 vắc-xin nêu trên được miễn phí do ngân sách nhà nước mua trong đó, có 2 vắc-xin được chỉ định tiêm bắt buộc cho các bé sơ sinh (viêm gan vi rút B sơ sinh tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vắc-xin lao tiêm 1 lần cho trẻ trong vòng 1 tháng đầu sau sinh).
Video đang HOT
Theo danh mục này, vắc-xin tả không còn trong danh mục tiêm chủng bắt buộc với trẻ nhỏ.
Bộ Y tế cũng quy định rõ về lịch tiêm chủng quy định cho mỗi loại vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc với 8 bệnh: bạch hầu, bại liệt, ho gà, rubella, sởi, tả, viêm não Nhật Bản, bệnh dại. 8 vắc-xin sinh phẩm này được sử dụng cho những người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch.
So với quy định cũ, danh sách này đã giảm 13 bệnh (viêm gan vi rút A, viêm gan vi rút B, lao, quai bị, thương hàn, sốt vàng, thủy đậu, Rota vi rút, uốn ván, viêm màng não do não mô cầu, viêm phổi do phế cầu;viêm màng não do vi khuẩn Hib…) không còn trong danh mục tiêm bắt buộc.
Việc xác định phạm vi và đối tượng sử dụng vắc-xin thuộc danh mục quy định bắt buộc do sở y tế xem xét quyết định hoặc chỉ đạo của Bộ Y tế trên cơ sở tình hình dịch bệnh, điều kiện cung ứng vắc xin, nguồn lực của địa phương.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, danh mục các bệnh và vắc-xin, sinh phẩm bắt buộc với trẻ em và người có nguy cơ mắc được điều chỉnh cho phù hợp vơi mô hình bệnh tật, các yếu tố gây dịch tại Việt Nam.
“Các bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng là những bệnh thuộc diện bắt buộc phải tiêm để duy trì miễn dịch cộng đồng”, ông Phu nói.
Tiêm chủng bắt buộc là để tăng cường miễn dịch cho đối tượng được tiêm và đồng thời bảo vệ cho cả cộng đồng. Nếu vẫn còn những đối tượng không được tiêm chủng thì bệnh vẫn có thể tiếp tục lưu hành trong cộng đồng và có thể lây cho những đối tượng chưa có miễn dịch, nhất là những đối tượng chưa đủ tuổi để tiêm chủng.
Theo Danviet
Từ 1.6 người dân không cần "dùng giấy" khi đi tiêm chủng cho con
Đây là nhờ Bộ Y tế ứng dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia trên toàn quốc.
Ngày 24.3, Bộ Y tế đã tổ chức khai trương hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, từ khi triển khai công tác tiêm chủng mở rộng, hơn 30 năm nay đã có hàng trăm triệu liều vắc xin được tiêm miễn phí cho trẻ em và phụ nữ. Vắc xin đã góp phần loại bỏ bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh và giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ.
Tuy nhiên, việc quản lý chính xác đối tượng tiêm chủng là một thách thức. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,7 triệu trẻ em ra đời cần được tiêm chủng và có nhiều trẻ trong độ tuổi tiêm chủng vẫn chưa được tiêm.
Các dữ liệu về trẻ tiêm chủng sẽ được lưu một cách có hệ thống trên mạng (Ảnh minh họa DL)
Do đó, hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia nhằm quản lý, lưu trữ một số lượng lớn thông tin tiêm chủng của trẻ em ở độ tuổi tiêm chủng trên tất cả các trạm y tá cấp phường xã, quận huyện và tỉnh, thành phố. Điều này giúp ngành y tế nắm được trẻ nào đến độ tuổi tiêm chủng, trẻ nào chưa tiêm để kịp thời tuyên truyền, nhắc nhở... Hệ thống cũng giúp người dân dễ dàng đăng ký tiêm chủng, nhắn tin nhắc phụ huynh đưa con đi tiêm chủng đúng lịch, tra cứu lịch sử tiêm chủng của người thân. Lịch sử tiêm chủng của người dân sẽ được lưu suốt cuộc đời
Từ năm 2016 đến nay, hệ thống đã được triển khai thí điểm tại 5 tỉnh, thành phố với kết quả 100% xã phường đã nhập hệ thống thông tin của hơn 700.000 trẻ em trong 2 năm gần nhất, trên 1.400 đơn vị đã tham gia nhập dữ liệu và sử dụng hệ thống.
Thứ trưởng Long cho biết, các đơn vị tham gia công tác tiêm chủng từ trung ương đến địa phương triển khai áp dụng phần mềm quản lý tiêm chủng quốc gia từ 1.6. Khi đó, người dân khi đưa con đi tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ không cần phải mang theo giấy tờ, sổ sách.
Theo Danviet
"Vào từng ngõ, gõ từng nhà" giúp hội viên nông dân chống lao Với phương châm "vào từng ngõ, gõ từng nhà", Tổ phòng chống lao tại Hội Nông dân (ND) của 17 tỉnh, thành phố đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong hoạt động phòng, chống bệnh lao cho hội viên nông dân. Vận động hơn 3.500 người đi khám Ngày 18.12, tại Hà Nội, Trung ương Hội NDVN tổ chức hội nghị...