10 bể bơi tự nhiên đẹp nhất thế giới
Australia nổi tiếng với các bể bơi tự nhiên ở biển Greenly, Mona Vale, Bondi Iceberg còn đến Mexico du khách đừng bỏ qua Ik Kil cenote.
Bể bơi tự nhiên ở biển Greenly, Australia
Ở miền nam Australia, bể bơi tự nhiên có màu nước xanh trong như ở vùng đầm phá này hình thành nhờ vô số các khối đá bao quanh. Khách được bơi lội tự do mà không sợ quá sâu hay quá nông, dù bơi ở nước biển nhưng an toàn hơn vì xa vùng sóng lớn, tránh được các đám khách chơi lướt sóng. Ảnh: All about adventure
Mona Vale, Australia
Một trong những thiên đường của khách mê bể bơi tự nhiên ở Australia là Mona Vale, nằm ở phía bắc Sydney. Đây là một bể bơi được quây lại ngay mũi đất phía bắc bờ biển Mona Vale, dài khoảng 30 m, bên cạnh còn có bể nhỏ cho trẻ em và bao quanh là những con sóng lớn vỗ bờ.
Bondi Iceberg, Australia
Cách Sydney 15 phút lái xe và nằm ở bờ biển phía đông nam giáp biển Tasman là bể bơi Bondi Iceberg. Địa điểm có một bể bơi công cộng dài cỡ 50 m, dùng nước biển tự nhiên đã tồn tại hơn một thế kỷ giờ đây có thêm bể cho trẻ em, quán bar và bãi biển nhỏ để khách thư giãn. Khách bơi lội ở đây được trải nghiệm cảm giác mạnh với những con sóng lớn liên tục đập vào bể.
Video đang HOT
La Grotta della Poesia, Italy
Ở Roca Vecchia có một bể bơi tự nhiên La Grotta della Poesia, hay còn gọi là “Hang Thơ” do từng có truyền thuyết kể về một hoàng tử rất thích tắm ở vùng nước này là người mê làm thơ. Nằm cách thành phố Lecce khoảng 30 phút di chuyển, La Grotta della Poesia nổi bật với màu nước xanh trong vắt của biển Adriatic, là điểm đến lý tưởng để giải nhiệt mùa hè.
To Sua Ocean Trench, đảo Upolu, Samoa
Nằm ở giữa Hawaii, Mỹ và New Zealand, quốc đảo Samoa có vô số bãi biển, vịnh đầm nhưng không nơi nào đặc biệt như To Sua Ocean Trench. Đây là một bể bơi tự nhiên hình thành từ một hố sâu 30 m ở đảo Upolu. Để xuống bể bơi khách thường phải leo xuống bằng thang, nhiều người mạo hiểm có thể leo giữa thang nhảy xuống để bơi lặn.
Blue Lagoon, Iceland
Blue Lagoon là một trong những điểm du lịch và là khu spa nước nóng thu hút nhiều khách nhất ở Iceland. Hồ nằm ở Grindavik thuộc bán đảo Reykjanes, miền tây nam Iceland. Nước ở Blue Lagoon nóng lên tự nhiên do dòng dung nham chảy ngầm dưới lòng đất, rất giàu khoáng chất như silicat và lưu huỳnh nên tắm ở đây có thể giúp con người tránh được một số bệnh ngoài da.
Ik Kil cenote, Mexico
Nằm ở bán đảo Yucatan, bể bơi tự nhiên này hình thành từ một hố sụt nằm trong Vườn quốc gia địa chất Ik Kil, cách Chicken Itza không xa. Bể bơi sâu 40 m và bao quanh là hệ thực vật chủ yếu cây dây leo nhiệt đới rất xanh mát.
Bể bơi tự nhiên ở đảo Maré, New Caledonia, Pháp
Nằm trên đảo Maré, thuộc quần đảo New Caledonia, nam Thái Bình Dương có một bể bơi tự nhiên được gọi là Natural Aquarium vì môi trường như một bể thủy sinh khổng lồ. Đến đây du khách được bơi lội tự do theo những đàn cá nhiều màu và cả các rạn san hô hiếm có.
Termas de Polques, Sol de Maana, Bolivia
Cánh đồng Sol del Maana ở tỉnh Sud Lipez là điểm đến có địa hình địa chất kỳ lạ do phủ đầy các mạch nước ngầm, ao bùn và lỗ phun khí trên diện tích hơn 10 km2. Ngoài khám phá, chụp hình du khách còn được thư giãn trong các bể nước nóng tự nhiên tên là Termas de Polques với nhiệt độ tới 40 độ C.
Bể bơi tự nhiên ở biển Magpupungko, Siargao, Philippines
Một trong những nơi được du khách check-in nhiều nhất trên Instagram khi đến Siargao là bể bơi tự nhiên ở biển Magpupungko. Tới đây khách được ngâm mình trong làn nước xanh màu ngọc bích quyến rũ bao quanh là những khối đá khổng lồ nằm sát bờ biển.
Samoa đình chỉ dự án cảng Trung Quốc
Mataafa, Thủ tướng đắc cử của Samoa, tuyên bố sẽ đình chỉ dự án cảng 100 triệu USD với Trung Quốc vì cho rằng không cần thiết.
Fiame Naomi Mataafa, lãnh đạo phe đối lập, người sắp trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của quốc đảo Samoa ở Thái Bình Dương, hôm 20/5 cho hay bà vẫn muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, nhưng có nhiều vấn đề cấp bách hơn cần giải quyết so với dự án cảng biển 100 triệu USD.
Một tàu hàng đang dỡ container ở cảng Matautu, cảng đang được mở rộng nhờ vốn tài trợ của Nhật Bản, tại Apia, thủ đô Samoa, hôm 12/7/2019. Ảnh: Reuters
Dự án xây dựng cầu cảng ở Vịnh Vaiusu là vấn đề gây chia rẽ ở Samoa. Nó đóng vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử hồi tháng 4, khi lãnh đạo lâu năm Tuilaepa Sailele Malielegaoi để mất đa số ghế trong nghị viện.
Dự án cũng có thể châm ngòi cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Thái Bình Dương, khi Mỹ và đồng minh đang e ngại trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực.
Fiame, người dự kiến nhậm chức Thủ tướng sau khi Tòa án Tối cao Samoa hồi đầu tuần ra phán quyết bác bỏ nỗ lực thách thức kết quả bầu cử, cho hay quốc đảo hiện có nhiều nhu cầu cấp bách cần giải quyết hơn là xây dựng cảng mới.
"Samoa là một nước nhỏ. Số cảng biển và sân bay hiện tại đang đáp ứng đủ nhu cầu của chúng tôi", Fiame nói. "Rất khó để nghĩ rằng chúng tôi cần xây cảng quy mô cỡ này khi còn nhiều dự án cấp bách hơn cần chính phủ ưu tiên".
Lập trường của bà đi ngược lại với Tuilaepa, người mà Bắc Kinh coi là đồng minh thân cận trong hơn hai thập kỷ làm lãnh đạo.
"Những khoản nợ của chính phủ Samoa với Trung Quốc là vấn đề khiến cử tri bức xúc", bà Fiame nói. Bà thêm rằng chính phủ Samoa luôn muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với cả Trung Quốc và Mỹ.
Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Samoa, quốc gia có 200.000 dân, với khoản nợ lên tới 160 triệu USD. Số nợ này chiếm 40% tổng nợ nước ngoài của đảo quốc này.
Trong các cuộc họp quốc hội trước đây, Tuilaepa thường xuyên gọi dự án cầu cảng Vaiusu "do Trung Quốc tài trợ" sẽ tạo ra nhiều việc làm, tăng cường thương mại và du lịch. Thiết kế cảng và thỏa thuận tài trợ chưa được tiết lộ.
Dự án đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng với Trung Quốc, nhằm đón đầu thời điểm biên giới quốc tế mở cửa lại, theo bài báo trích lời Tuilaepa hồi tháng 1. Bộ Ngoại giao Trung Quốc và văn phòng ông Tuilaepa không phản hồi yêu cầu bình luận.
Chính phủ của bà Fiame có thể được thành lập sớm nhất vào 21/5, dù đối mặt chậm trễ do nhiều thách thức pháp lý.
Hồi đầu tháng, Trung Quốc đã ủng hộ một dự án nâng cấp đường băng tại Kiribati, một trong những quốc đảo xa xôi nhất Thái Bình Dương, vốn có quan hệ tốt với Mỹ.
Thông điệp đón năm mới của các nguyên thủ quốc gia trên thế giới Khoảnh khắc giao thừa 2021 đang tới gần, các nguyên thủ quốc gia trên thế giới đã bắt đầu gửi những lời chúc tốt đẹp nhất của mình tới toàn bộ người dân. Năm 2020, thế giới đã hứng chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch COVID-19. Theo đó, trong thông điệp chào năm mới, lãnh đạo các quốc gia trên...