10 bài thuốc trị bí tiểu
Đông y gọi bí tiểu tiện là lung bế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lung bế có thể là do thấp nhiệt, do huyết lâm, thạch lâm, hoặc do các cơ quan lân cận chèn ép làm cho niệu đạo bị bế tắc.
Đông y gọi bí tiểu tiện là lung bế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lung bế có thể là do thấp nhiệt, do huyết lâm, thạch lâm, hoặc do các cơ quan lân cận chèn ép làm cho niệu đạo bị bế tắc. Do vậy, cần có các phương thuốc giúp cho thanh nhiệt lợi thấp, thông tiểu, chống viêm, bài thạch…
Thông thường các bài thuốc Đông y chữa chứng bí tiểu khi cơ thể bị nhiệt, chức năng thận yếu hoặc hỗ trợ điều trị khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn, viêm đường tiết niệu, các bệnh về thận có triệu chứng bí tiểu: Khi mắc bệnh có thể áp dụng một trong các bài thuốc đơn giản sau:
Bài 1: Lấy củ sắn dây cạo sạch vỏ, thái ra từng miếng phơi khô, đem sấy cho giòn. Sau đó giã nhỏ, đem rây thật mịn và hòa với đường uống. Dùng trong 10 ngày.
Bài 2: Bầu đất 30g, râu ngô 20g, mã đề 20g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng 10 ngày.
Mã đề.
Bài 3: Búp tre, rau má, mỗi thứ 20g, để tươi, rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, thêm nước gạn uống ngày 2 lần. Uống 1 tuần.
Bài 4: Hoa súng 15g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 10g, rau má 10g, rau diếp cá 10g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng 10 ngày.
Bài 5: Kim anh tử 1,5kg, đường trắng vừa đủ dùng. Cách chế biến: Kim anh tử rửa sạch, nấu thành cao, cho thêm đường trắng, trộn đều, chữa chứng đái dắt ở trẻ em. Mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 2 lần.
Rau má.
Bài 6: Lá bìm bìm, lá mảnh cộng, dùng tươi, lượng bằng nhau 50g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, 10 ngày là một liệu trình.
Bài 7: Rễ cỏ tranh, râu ngô, bông mã đề, củ sả, đậu đen, lượng bằng nhau, tất cả rửa sạch, phơi khô, cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng trong 1 tuần.
Video đang HOT
Râu ngô.
Bài 8: Bồ công anh, mã đề, rau má, râu ngô, cam thảo dây, mía dò, rễ cỏ tranh, lượng bằng nhau, sắc uống ngày 2 – 3 lần. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 750ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng trong 1 tuần.
Bài 9: Lấy 20 cái kê nội kim (mề gà) lột lấy lớp da vàng trong mề gà, rang cho cháy và tán thành bột mịn, chia làm 4 lần để uống. Mỗi ngày uống vài lần với nước sôi để nguội. Ngoài ra cần ăn thêm các loại hoa quả như chanh, cam hoặc đậu xanh nấu, trứng gà tươi. Kiêng ăn các loại cay nóng như ớt, hạt tiêu…
Bài 10: Lấy một miếng bí xanh bằng cái bát con, gọt bỏ vỏ ngoài, giã vắt lấy nước và hòa thêm chút muối để uống, hoặc gọt vỏ ăn sống, hoặc luộc bí xanh ăn và uống cả nước. Dùng trong 10 ngày.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
12 bài thuốc chữa bệnh cực hay từ quả mướp
Mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh.
Bộ phần nào trên cây mướp cũng có thể dùng để chữa bệnh
Mướp là một loại quả vừa ngon, bổ, lại mát cho bữa ăn mùa hè. Mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa bệnh rất tốt cho sức khỏe của chúng ta.
Theo Đông y, mướp vị ngọt, tính mát, có công dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt hóa đàm, lương huyết giải độc, thông sữa, thường dùng chữa các chứng như, ho suyễn nhiều đờm, viêm đường tiết niệu, mụn nhọt, ung thũng, sản phụ sữa không thông, táo bón...
Theo y học hiện đại, trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C... Và điều đặc biệt là tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Dưới đây là những bài thuốc hay từ quả mướp:
Chữa kinh nguyệt không thông, không đều
Dùng 1 quả mướp khô đốt tồn tính, tán bột, uống ngày 10g vào lúc sáng sớm đói bụng. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Mướp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Lợi sữa
Dùng 1 quả mướp tươi, 10g muối ăn, nấu sôi với 1 lít nước, cho sản phụ uống đến khi sữa ra nhiều. Có thể nấu mướp với chân giò lợn để ăn với cơm hàng ngày. Ăn liền 5 ngày.
Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu
Mướp 200g, rửa sạch, cho 350ml nước nấu nhừ cho ít mật ong mà ăn, ngày ăn 2 lần. 10 ngày một liệu trình.
Giải nhiệt ngày hè
Mướp: 500 g rửa thật sạch, cắt nhỏ, ép lấy nước (dùng máy ép là tốt nhất) rồi hòa với đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.
Chữa viêm họng
Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần.
Chữa ho, hen kéo dài
Lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml.
Chữa sốt cao, đau đầu
Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 - 10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2 - 3 lần trong ngày.
Trị nổi mề đay
Lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết lở, nổi.
Trị mồ hôi chân quá nhiều
Lấy mướp già đốt thành tro, tản rắc ở trong giày, chân trần không tất đi vào giày liên tục 15 ngày.
Giảm nếp nhăn
Lấy quả mướp, hoặc lá hoặc dây mướp thật non, giã nát rồi vắt lấy nước. Nước này bôi mặt ngày vài lần, không những có thể giữ cho da đẹp mà còn giúp trị các bệnh như da tàn nhang, viêm lỗ chân lông, da đỏ và sần.
Trị đại tiện ra máu do trĩ
Phương pháp 1: Hoa mướp 30g, nấu nước uống, mỗi ngày 1 lần.
Phương pháp 2: Mướp tươi 250g cắt khúc, thịt lợn nạc 200g cắt miếng, thêm lượng nước thích hợp nấu canh ăn.
Lưu ý: Những người có tì vị kém, đau bụng, đi phân nát, liệt dương thì không nên dùng mướp thường xuyên.
Theo Lao Động
Món ăn bài thuốc chữa chứng xuất tinh sớm Đông y cho rằng, chứng xuất tinh sớm có liên quan mật thiết đến tim, lách, gan, thận. Nếu tim, lách hư tổn, thận khí không đủ, can kinh thấp nhiệt dẫn đến tâm hỏa quá vượng, dương hỏa đốt nóng, không đủ sức níu giữ, do đó xuất hiện xuất tinh sớm, tức khi giao hợp, người nam xuất tinh quá sớm,...