10 bài thuốc tiêu sưng, giảm đau từ cây mua
Mua là loài cây bụi, mọc hoang xen kẽ với cây sim, trên đồi núi, ven đường…Toàn bộ cây mua đều có thể sử dụng làm thuốc.
1. Đặc điểm và công dụng chữa bệnh của cây mua
Cây mua còn có tên là mua bà, dã mẫu đơn, sơn thạch lựu, địa như… Tên khoa học là Melastoma candidum D. Don; thuộc họ Mua (Melastomaceae).
Cây mua cao khoảng 1m, thân, cành và lá có lông nhám màu nâu, mọc dày sần sùi; lá mọc đối, phiến lá hình bầu dục, mặt trên ráp, mặt dưới nhiều lông mềm; có 5-7 gân nổi rõ, mép nguyên. Hoa to có phấn, màu hồng tím, thường mọc 2-3 đóa ở đầu cành. Quả hình trứng, có lông. Để làm thuốc, thu hái toàn bộ cây dùng riêng hoặc phối hợp với những vị thuốc khác dưới dạng thuốc sắc.
Toàn bộ cây mua đều có thể sử dụng làm thuốc.
Theo Đông y:
- Thân, cành và lá mua: Có vị chua, chát; tính mát. Có tác dụng hoạt huyết tiêu thũng (làm tan máu ứ, hóa tích trệ, tiêu sưng); trừ phong thấp; thanh nhiệt giải độc, cầm máu, trị tiêu chảy và đi lỵ.
- Quả mua: Có vị nhạt, tính bình; dùng chữa tử cung xuất huyết, phụ nữ thiếu sữa.
- Rễ mua: Có vị chát, tính bình. Có tác dụng kiện Tỳ chỉ tả, chỉ huyết hóa ứ. Dùng chữa chứng tiêu hóa kém, đau dạ dày, tả lỵ, tiện huyết, nục huyết, kinh nguyệt quá nhiều, phong thấp, chấn thương tụ máu đau nhức, …
Video đang HOT
2. Bài thuốc từ cây mua trong phòng chữa bệnh
- Chữa vết thương phần mềm tụ máu và sưng tấy: Lá mua tươi giã nát, chế thêm chút giấm, chưng nóng, đắp vào nơi tổn thương.
- Chữa ngộ độc sắn: Cành lá hoặc rễ mua tươi 80-100g. Sắc nước uống.
- Giảm đau khớp gối : Cành lá mua 25g, dây kim ngân 12g; sắc với nước, chia 2 làn uống trong ngày.
Rễ mua khô chữa phong tê thấp, đầu gối sưng đau.
- Tử cung xuất huyết: Quả mua 20g, sao đen, sắc với nước uống.
- Kinh nguyệt ra máu quá nhiều: Rễ mua khô 50g, sắc với nước, chia uống trong ngày.
- Chữa phong tê thấp : Rễ mua khô 50g, hạ khô thảo 15g, rượu 50ml; sắc kỹ với nước, chia 2 lần uống trong ngày.
- Chữa tắc tia sữa: Lá mua tươi 50g, thịt lợn nạc 100g; hầm lên ăn.
- Thiếu sữa:Quả mua 20g (có thể thêm xuyên sơn giáp 9g, thông thảo 6g), chân giò lợn 1 cái; hầm chín, chia ăn trong ngày.
- Chữa lỵ trực khuẩn, viêm ruột cấp : Rễ mua khô 120g, nước 600ml; sắc còn 100ml, uống hết một lần hoặc chia thành 2 phần uống trong ngày.
- Chữa nhọt ở vành tai hoặc ống tai ngoài (nhĩ ung): Lá mua tươi 30g, tai lợn một cái; sắc nước uống.
Tại sao khoai sọ là 'thần dược của nhà nghèo'?
Khoai sọ là loại củ quen thuộc có giá trị dinh dưỡng cao gấp 1,5 lần khoai tây, được coi là thần dược cho sức khỏe nhưng ít người biết đến.
Loại củ này tuy bề ngoài nhiều lông và trông xấu xí, giống như khối u nhỏ nhưng lại có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao. Khoai sọ vị ngọt cay, tính bình.
Khoai sọ chứa các chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, vitamin b1, vitamin b2, vitamin c, canxi, phốt pho, sắt. Dưới đây là những tác dụng bất ngờ mà khoai sọ đem lại, khiến nó được mệnh danh là "thần dược của nhà nghèo".
Khoai sọ được coi là thần dược của nhà nghèo. (Nguồn: Sohu)
Bổ lá lách, dạ dày
Lá lách giúp sản sinh ra các tế bào máu, lưu trữ máu và tạo ra các kháng thể có khả năng chống lại virus, còn dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn. Nếu lá lách và dạ dày khỏe mạnh, cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và máu nhằm duy trì sự phát triển của cơ thể.
Các chất dinh dưỡng trong khoai sọ khi được hấp thụ vào cơ thể, sẽ đi vào lá lách, dạ dày, tác dụng nuôi dưỡng hai bộ phận quan trọng này của cơ thể. Vì vậy, đối với những người muốn nâng cao chức năng lá lách và dạ dày thì nên sử dụng loại thực phẩm này trong bữa ăn của mình để bồi bổ cơ thể.
Tiêu sưng, ngăn ngừa khối u
Khoai sọ chứa loại protein có tính nhầy, sau khi cơ thể hấp thụ có thể sản sinh globulin miễn dịch, làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Nếu ăn thường xuyên sẽ có tác dụng phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm, giúp sống thọ.
Khoai sọ là thực phẩm tính kiềm, có thể trung hòa tính axit trong cơ thể, cân bằng axit - kiềm, nhờ đó ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, khối u.
Hỗ trợ tiêu hóa, bồi bổ người suy nhược cơ thể
Khoai sọ giàu chất dinh dưỡng như chất xơ, sắt, canxi, phốt pho, vitamin B1, B2. Những chất này có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra, chất xơ trong khoai sọ là loại rất dễ tiêu hóa, giúp tăng cảm giác thèm ăn.
Đối với những người cơ thể suy nhược, thiếu năng lượng, ăn khoai sọ sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Đặc biệt là người trung niên và người cao tuổi, sức đề kháng yếu hơn, thể trạng không ổn định, ăn khoai sọ thường xuyên sẽ có lợi cho sức khỏe.
Bảo vệ răng
Khoai sọ giàu chất dinh dưỡng, thường xuyên ăn khoai sọ có thể bảo vệ răng. Nguyên tố Flour trong khoai sọ giúp bảo vệ và tái tạo men răng, ngăn ngừa sâu răng gây hại cho sức khỏe răng miệng.
Ngoài ra, khoai sọ còn có một số tác dụng khác như giảm béo, chống lão hóa da, tăng lưu thông máu, tốt cho tim mạch. Có nhiều món được chế biến từ khoai sọ thơm ngon và bổ dưỡng như cháo khoai sọ thịt băm, canh khoai sọ hầm xương.
Đau khớp gối có nên đi bộ không? Nhiều người khi có biểu hiện đau đầu gối thường cho rằng do tuổi tác, thoái hóa. Tuy nhiên, đau khớp gối còn do nhiều nguyên nhân khác. Khi bị đau khớp gối có nên đi bộ không? Đau khớp gối do nhiều nguyên nhân Đau khớp gối là một bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mức độ nghiêm trọng...