10 bài thuốc dân gian hỗ trợ trị bệnh gút
Theo y học cổ truyền, gút ( thống phong) thuộc chứng tý. Bệnh do phong, hàn và thấp làm ảnh hưởng đến công năng của can, thận và tỳ gây khí trệ huyết ứ và đàm trọc ách trở sinh bệnh.
Cành dâu khô sắc lấy nước thêm đường phèn làm thành cao uống chữa thống phong.
Biểu hiện bệnh gút: Người bệnh đau khớp đột ngột, thường vào lúc nửa đêm, có khi phát sốt, tại khớp sưng, nóng, đỏ, cự án; lưỡi đỏ, rêu vàng, dày. Mạch huyền, hoạt sác. Phép trị: Trừ thấp thanh nhiệt, tiết trọc thông lạc.
Bài thuốc hỗ trợ trị bệnh gút theo kinh nghiệm dân gian
Bài 1: Cành dâu 1kg, đường phèn 500g. Trước hết, đem cành dâu sắc lấy nước, thêm đường phèn vào làm thành cao, mỗi buổi sáng uống nửa thìa, hòa vào nước sôi, uống ấm.
Bài 2: Lá vừng tươi 60g. Lá vừng rửa sạch, băm nhỏ, sắc nước uống, mỗi ngày 2 – 3 lần.
Lưu ý: Về mùa đông không có lá vừng có thể thay bằng thân cây vừng. Đơn thuốc này có thể đề phòng viêm khớp tái phát.
Bài 3: Cỏ hy thiêm 12g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2-3 lần.
Bài 4: Cỏ hy thiêm 90g, cam thảo 10g. Nghiền cả hai vị thành bột, mỗi lần uống 6g với nước sôi để ấm, ngày uống 3 lần.
Bài 5: Kê huyết đằng 10-15g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2 – 3 lần.
Video đang HOT
Bài 6: Đậu tương 50g, lá ngô 30g, đào nhân 15g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2 – 3 lần. Đây là một nghiệm phương bí truyền trong dân gian, hiệu quả điều trị rất tốt.
Bệnh gút (thống phong) làm ảnh hưởng đến công năng của can, thận và tỳ.
Bài 7: Lá vừng 30g, mộc qua 15g, bạch quả (còn gọi ngân hạnh) 12g. Sắc nước uống, mỗi ngày 1 – 2 lần.
Bài 8: Vỏ mướp 30g, ý dĩ nhân 30g, gừng khô 3g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2 – 3 lần.
Bài 9: Lá lốt phơi khô 5 – 10g, nếu dùng lá tươi thì 15 – 30g sắc với 2 chén nước đặc tới khi còn 1/2 chén để uống sau khi ăn tối. Dùng liên tục 10 ngày.
Bài 10: Lá lốt, lá vòi voi, rễ bưởi bung, cỏ xước tươi cắt nhỏ mỗi vị 30g, sao vàng và cho vào ấm sắc với 3 chén nước tới khi còn lại 1 chén thì chia làm 3 lần uống 1 ngày. Dùng liên tục trong 1 tuần.
Theo thoidai
6 nhóm người này dù thèm đến mấy cũng đừng ăn rau muống luộc hay xào vì có thể sinh trọng bệnh
Vào những ngày hè oi bức, rau muống xào hay luộc là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của các gia đình Việt. Nhưng ít ai biết loại rau này có thể gây hại cho một số đối tượng.
Không ai có thể phủ nhận mức độ bổ dưỡng của rau muống đối với cơ thể. Trong loại rau "giá rẻ" này có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A... Đây chính là những axit amin cần thiết cho cơ thể, rất tốt cho những người thiếu máu, người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm.
Ngoài ra, loại rau này còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa rôm sảy, mụn nhọt, kích thích tiêu hóa...
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), rau muống có thể khiến tình trạng của một số bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế để tránh các tác dụng phụ, những nhóm người dưới đây không nên động vào rau muống, dù là món luộc hay xào.
Nhóm người không nên ăn rau muống được vị lương y chỉ ra là:
1. Người bị viêm khớp
Nếu đang bị đau xương khớp, bạn không nên ăn rau muống bởi nó có thể khiến cho chỗ đau càng thêm khó chịu, bức bối.
2. Người bị bệnh gút
Rau muống là loại rau chứa hàm lượng đạm rất cao nên nó không phải là món ăn lý tưởng cho những người bị bệnh, nhất là người đang mắc bệnh gút bởi nhóm đối tượng này cần phải tránh ăn loại thực phẩm có chứa lượng đạm cao.
Rau muống là loại rau chứa hàm lượng đạm rất cao nên nó không phải là món ăn lý tưởng cho những người bị bệnh gút.
3. Người bị sỏi thận
Trong loại rau quen thuộc này có chứa hàm lượng oxalate cao, chất này được hấp thụ vào cơ thể sẽ kết tủa ở thận, tạo sỏi nên những người bị sỏi thận không nên ăn.
4. Người bụng dạ yếu, dễ dị ứng
Cũng theo lương y Sáng, rau muống thường chứa loại ký sinh trùng sán lá ruột lớn rất phổ biến có tên là Fasciolopsis buski. Loại ký sinh trùng này có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ.
Đặc biệt, nó có thể bám vào thành ruột, gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng. Chính vì vậy, nếu là người có bụng dạ yếu tốt nhất bạn không nên ăn rau muống để tránh rước họa vào thân.
5. Người mới phẫu thuật
Lương y Sáng khuyên những người có mụn nhọt mới vỡ hoặc vết thương mới bị, mới phẫu trị không nên dùng vì sẽ bị lồi thịt.
6. Người đang uống thuốc Đông y
Đang uống thuốc Đông y, dù thèm mấy cũng không nên ăn rau muống vì có thể gây giã thuốc, làm mất hết tác dụng quý báu của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.
Đang uống thuốc Đông y, dù thèm mấy cũng không nên ăn rau muống vì có thể gây giã thuốc.
Ăn rau muống thế nào cho đúng?
Bàn về cách ăn rau muống đúng nhất để đảm bảo sức khỏe, lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, khi ăn rau muống, bạn cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch rau và ngâm nước muối loãng. Ngoài ra, nên tránh ăn rau muống tươi sống hoặc chưa được chế biến chín hẳn kẻo có thể mắc các bệnh đường ruột như: sán lá gan, đầy bụng, khó tiêu, dị ứng... Khi ăn rau muống, nên chọn những cây rau có cọng nhỏ vì sẽ giòn, ngon hơn những cây rau muống cọng to.
Theo Helino
Măng tây cực độc với người mắc bệnh này Măng tây là loại thực phẩm cao cấp được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu. Nhiều người đã "nghiện" loại rau này ngay từ lần đầu ăn vì măng có vị thơm, cắn vào có cảm giác giòn, ngọt ngọt, chát chát. Nên hạn chế sử dụng măng đóng hộp vì mất nhiều dinh dưỡng và muối. Người ta có thể...