10 áo dài sai trái, phi thực tế, khó hoàn chỉnh nhất: Khánh Vân khỏi chấm chỉ cần loại thẳng
Chính sự sáng tạo quá mức cần thiết đã khiến những mẫu thiết kế dành cho Khánh Vân xa rời thực tế, không đảm bảo tính khả thi.
Những mẫu thiết kế cuối cùng của cuộc thi tìm kiếm Trang phục dân tộc cho Khánh Vân tại Miss Universe 2020 đang dần được hé lộ, mỗi khán giả yêu sắc đẹp chắc chắn đã tự chọn cho mình một sự lựa chọn ưng ý nhất khi mỗi bản vẽ là một câu chuyện, một ý tưởng khác nhau.
Công bằng mà nói, cuộc thi năm nay đã hoàn toàn giải mã những hoài nghi khi cho rằng việc ấn định sẵn đề tài áo dài sẽ trở nên nhàm chán và hạn chế trong việc tìm tòi ý tưởng, khán giả đã thật sự đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với sự xuất hiện của Kén em, Lạc vũ, Ô mê trô.
“Kén em” đang là một trong những thiết kế được đánh giá sẽ đi rất xa tại cuộc thi năm nay.
Sẽ có 2 trường hợp dẫn đến việc các mẫu thiết kế khiến khán giả hoài nghi về bài toán từ công đoạn bản “sketch” cho đến lúc ra lò. Thứ nhất các “bản vẽ” đó quá mức vượt tầm so với độ tuổi của những cậu bé tập tô, tập vẽ. Trường hợp này giống với thiết kế Sơn Tinh Thủy Tinh năm ngoái vì tại thời điểm gửi bài dự thi tác giả đang học lớp 11.
Một thách thử quá lớn cho cậu bé lớp 11 khi phiên bản đời thường của “Sơn Tinh Thủy Tinh” khác xa một trời một vực so với bản vẽ gửi dự thi.
Thứ hai là việc áp đặt rất nhiều những xu hướng bắt trend đưa vào từng bản vẽ, hoặc có thể sự đột phá sáng tạo chưa có điểm dừng khiến các họa tiết đi quá giới hạn cho phép trước khi nghĩ đến việc tôn vinh một bộ trang phục dân tộc. Thiết kế “Bàn thờ” từng tốn rất nhiều bút mực của truyền thông chỉ vì nó quá lạ và quá khác biệt. Mặc dù nhận được nhiều lượt tương tác nhưng rõ ràng bàn thờ không phải là một sự lựa chọn để làm trang phục dân tộc.
“Bàn thờ” trở thành đề tài bàn tán xôn xao của dư luận tại mùa giải tìm kiếm Trang phục dân tộc cho Hoàng Thùy.
Qua hơn 200 thiết kế được gửi về tại cuộc thi năm nay, cùng điểm lại 10 thiết kế có nguy cơ rớt khỏi Top 16 vì không đảm bảo tính khả thi cũng như ý nghĩa, câu chuyện xa rời thực tế.
Thuật ngữ “đi đường quyền”, hình ảnh cô Minh Hiếu chỉ mang tính chất “bắt trend” chứ không hề phản ánh rõ được văn hóa, tinh hoa dân tộc Việt. Và đương nhiên “Đi đường quyền” không phải là sự lựa chọn của một cuộc thi nếu rõ chủ đề “Việt Nam – Tuyệt tác đường cong”.
Sẽ là thách thức rất lớn trong việc đưa được họa tiết ngọn lửa đang bùng cháy tại thiết kế “Bánh chưng bánh giầy”. Rõ ràng nếu không truyền tải đủ hiệu ứng đó thì đây là một thiết kế bị lỗi, hoàn toàn mất thu hút.
Bỏ qua việc sẽ rất khó khăn trong việc di chuyển cả trên sân khấu và trong hậu trường. Những hình ảnh động vật, muông thú không phải là sự lựa chọn tối ưu cho chủ đề năm nay. “Mẹ thiên nhiên” không phải là một thiết kế để trình diễn.
“Thị thơm” là một thiết kế khá kì công trong việc tô màu và phối họa tiết nhưng tất cả những hình ảnh hoa lá sẽ rất khó khi được in ấn trên chất liệu vải. Thậm chí phần khung xe đạp bất cân đối không khả thi trong khi ra thành phẩm.
Chưa đến thời điểm để các bộ trang phục dân tộc của Việt Nam phải mang con trâu lên sân khấu. “Hương quê” đang bị đánh giá đi quá giới hạn của đề tài đặt ra tại cuộc thi năm nay.
Điểm nổi bật của thiết kế này chính là hiệu ứng cá tung lưới, nhưng rõ ràng đây là một ý tưởng rất khó để thực hiện. Chưa kể việc các bạn trẻ tay ngang sẽ lúng túng trong công tác thêu dệt.
Nếu may mắn được lọt vào Top 16, “Hoạt sắc sinh hương” chắc chắn sẽ khác hoàn toàn bản gốc bởi quá nhiều chi tiết con cò xung quanh không mang lại hiệu ứng về tính thẩm mỹ.
“Mắt biếc” chất chứa quá nhiều thông điệp đến mức khó cảm nhận được.
Khán giả lo ngại rất nhiều về việc “Lưỡng long triều nhật” sẽ trở thành bản sao tiếp theo của Sơn Tinh Thủy Tinh khi ra thành phẩm. Đặc biệt là họa tiết 2 con rồng quá kì công và đồ sộ so với tác giả trẻ Lương Đức Minh.
Dám đưa vấn đề liên quan đến dịch Covid-19 vào cuộc thi năm nay chứng tỏ khả năng bắt trend nhanh nhạy của các bạn trẻ. Tuy nhiên, đây là một thiết kế khá sơ sài cả về hiệu ứng lẫn chi tiết.
Sở dĩ khán giả lo ngại về việc tính khả thi khi ra thành phẩm một mặt cũng để khán giả có cái nhìn khách quan và đúng đắn nhắn cho cuộc chiến sắp tới. Vì hơn hết trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam không chỉ thể hiện ở bản vẽ hoặc bản phác thảo.Hãy cùng theo dõi để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhất về hành trình chuẩn bị của Khánh Vân tại cuộc thi Miss Universe 2020.
335 áo dài tràn ngập nón lá: Khánh Vân đừng đi vào vết xe đổ của Nguyễn Loan - Hoàng Thùy!
Mặc dù những mẫu thiết kế "Hoa sen", "Dáng ngọc" gây ấn tượng với khán giả bởi hàng loạt hình ảnh chiếc nón lá được đính kết công phu và rất kì công nhưng Khánh Vân phải cân nhắc về yếu tố trình diễn.
Ngay từ lúc cuộc thi tìm kiếm Trang phục dân tộc cho Khánh Vân tại Miss Universe 2020 hé lộ chủ đề tôn vinh tà áo dài truyền thống, rất nhiều khán giả đã mong chờ những mẫu thiết kế được kết hợp chặt chẽ về bố cục và nhuần nhuyễn trong việc xử lý họa tiết của 2 hình tượng mang yếu tố văn hóa rất cao đó là áo dài và nón lá.
Nón lá và tà áo dài đã gắn liền với đời sống văn hóa của người Việt, từng trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm thơ ca, âm nhạc. Ở cái nhìn của góc độ thời trang, xuyên qua lăng kính nghệ thuật hình tượng chiếc nón lá "nghiêng nghiêng" vừa toát lên sự đoan trang rất đỗi bình dị.
Đó chính là một trong những lí do khán giả vẫn thường xuyên bắt gặp hình tượng nón lá xuất hiện tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế, không quá phô trương màu mè nhưng lại chuyên chở đầy đủ những giá trị rất riêng của Việt Nam.
Loan Nguyễn toát ra một phong thái tự tin và đầy tự hào khi diện trên mình thiết kế "Hồn việt" - trang phục dân tộc được lấy cảm hứng từ tà áo dài và nón lá tại cuộc thi Miss Universe 2017. Thế nhưng, sân khấu nhỏ và thiếu sáng phần nào làm giảm đi vẻ đẹp của "Hồn Việt".
Hiểu được những thế mạnh trong việc chuyển tải thông điệp văn hóa cũng như tính hiệu ứng mà nón lá mang lại, tại cuộc thi tìm kiếm Trang phục cho Khánh Vân năm nay xuất hiện những mẫu thiết kế ấn tượng và cực kì công phu khi mô phỏng chiếc nón lá dưới nhiều góc độ khác nhau. Thậm chí việc táo bạo về ý tưởng xếp lớp, đổi mới về kĩ thuật tạo hình đã khiến khán giả đã mắt và dành trọn lời khen cho những đứa con tinh thần mang tên: "Dáng ngọc", "Sen vàng".
"Dáng ngọc" vẫn bám sát đúng chủ đề "Tuyệt tác đường cong", nhưng tà áo dài kết hợp với hệ thống những chiếc nón lá phía sau tạo cảm giác thích thú. Mặc dù đang ở phương diện của bản vẽ chưa ra thành phẩm nhưng khán giả dành lời khen cho sự kiên cố, không tạo cảm giác rời rạc.
"Sen vàng" sẽ trở nên đơn điệu và nhạt nhòa nếu như thiếu đi phần khung được đính kết từ những chiếc nón lá đội ngược thể hiện sự cá tính, phá cách của người phụ nữ hiện đại.
"Điệu Đồng Dao" đã đưa tuổi thơ của hàng vạn con người Việt trở lại cũng như quảng bá rộng rãi với bạn bè quốc tế hơn về chiếc nón lá, truyền thống trồng lúa nước lâu đời của Việt nam. Những chiếc nón lá với bố cục đối xứng cùng họa tiết mưa rơi cực kì lạ mắt.
"Nón em" không phải là một thiết kế quá kì công vào táo bạo về ý tưởng. Nhưng cảm hứng về những đóa hoa sen nở rộ tỏa ngát hương thơm được kết hợp cùng tà áo dài trắng tinh khôi nhẹ nhàng, thướt tha đúng chuẩn nét đẹp của người con gái Việt.
Điểm nổi bật nhất của thiết kế "Sen vàng" nằm ở việc đính kết những chiếc nón lá thành biểu tượng bản đồ Việt Nam.
Mặc dù còn non nớt trong kĩ thuật tạo khối, nhưng "Hội an huyền diệu" cũng đã phần nào tái hiện được phố cổ phồn hoa đô hội, lung linh huyền ảo về đêm.
Không cần phải sử dụng quá nhiều hình tượng chiếc nón, nhưng "Hoa sen" lại là một trong những ứng cử viên gần như chắc suất Top 16 khi đi đúng đề tài và hiệu ứng vô cùng hút mắt.
Thiết kế "Nón việt" gây sự chú ý khi tạo được hiệu ứng đóng mở "nón trong nón" rất đặc biệt.
Mặc dù rất hoan nghênh tính sáng tạo của các nhà thiết kế trẻ tương lai, ban tổ chức cũng không gò bó về câu chuyện ý tưởng nên rất nhiều mẫu thiết kế được nhấn nhá, đính kết tỉ mỉ với những chiếc nón lá nối tiếp nón lá. Tuy nhiên, nếu ra thành phẩm và may mắn một trong số những "bản vẽ" trên được chọn theo chân Khánh Vân đến với Miss Universe 2020 phải cực kì lưu ý về tính khả thi trong quá trình vận chuyển.
Để có được những giây phút tỏa sáng trên sân khấu, Lệ Hằng đã phải mất rất nhiều thời gian trong quá trình vận chuyển từng kiện hàng của thiết kế "Nàng Mây".
Bên cạnh khó khăn trong việc vận chuyển nếu như không may Miss Universe được tổ chức bên kia bán cầu, để gây ấn tượng với ban giám khảo thì những bộ trang phục dân tộc phải đảm bảo tốt yếu tố trình diễn. Trong khi đó 2 đại diện gần đây của Việt Nam đã phải chịu thiệt thòi khi sân khấu đêm bán kết ở mùa giải Miss Universe 2017 và Miss Universe 2019 quá hẹp ảnh hưởng không nhỏ đến việc pose dáng và không có cơ hội thả dáng và truyền tải hết thông điệp của trang phục.
Sân khấu Bán kết Miss Univese 2019 quá nhỏ nên Hoàng Thùy không có nhiều không gian cũng như thời gian trình diễn trang phục dân tộc "Cà phê phin sữa đá".
Mặc dù dành trọn sự ưu ái cho những thiết kế đột phá nhưng Khánh Vân phải cân nhắc thật kĩ trước những sự lựa chọn cho hành trình sắp tới.
Mặc dù tất cả các thiết kế vẫn đang ở phương diện bản vẽ, và khán giả vẫn háo hức chờ đợi những mẫu thiết kế tiếp theo được hé lộ, nhưng rõ ràng nón lá có một sức hút rất đặc biệt khi kết hợp cùng tà áo dài truyền thống. Hi vọng Khánh Vân sẽ tìm ra một thiết kế xứng tầm để thi đấu tại Miss Universe 2020.
10 National Costume cho Khánh Vân siêu đẹp nhưng sai đề nghiêm trọng, xác định rớt khỏi Top 16 Không bám sát chủ đề Việt Nam - Tuyệt tác đường cong, Khánh Vân phải cân nhắc thật kĩ 10 mẫu thiết kế sau đây. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có hơn 200 mẫu thiết kế của cuộc thi tìm kiếm Trang phục dân tộc cho Khánh Vân được hé lộ. Điều khiến khán giả đi từ bất ngờ này đến...