“1 tuần tôi đi 3 đám tang, người mất đều mắc bệnh liên quan đến nghề nghiệp”
Đại biểu Bùi Thị An cho hay, việc chăm sóc sức khỏe cho người bị tai nạn lao động được quy định, tai nạn lao động có thể gây chết người, bị thương, xây xát, nhưng vấn đề bị bệnh nghề nghiệp sau đó là vấn đề lớn, bởi 10 năm, 20 năm sau bệnh mới phát tác.
Vấn đề tai nạn lao động, sức khỏe người lao động được bàn trong buổi thảo luận về Dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại nghị trường Quốc hội sáng nay (25/5).
2 ngày 3 vụ tai nạn lao động
Theo đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, từ kỳ họp thứ 8 đến nay, trong khi Quốc hội đang xem xét Dự thảo Luật VSATLĐ thì tại Hà Nội và một số địa phương khác xảy ra các sự cố tai nạn lao động nghiêm trọng (TNLĐ), không chỉ đối với người lao động mà đối với cả những người khác, người đi qua đường hoặc di chuyển trong khi vực thi công các công trình xây dựng.
“Gần đây, có trường hợp chỉ trong 2 ngày xảy ra 3 sự cố gây nguy hiểm, thậm chí làm chết người đi đường, không liênquan đến người lao động hay người sử dụng lao động, điều này gây hoang mang và bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành đều quy định cá nhân có quyền bất khả xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của mình.
Chỉ vì sơ suất, bất cẩn trong tổ chức lao động đã khiến cho sức khỏe, tính mạng của công dân bị suy giảm, bị tước đoạt, gây nên nỗi đau khổ cho nhiều gia đình và là gánh nặng cho xã hội. Vì vậy, Luật ATVSLĐ không chỉ quan tâm đến ATLĐ đối với người lao động, người sử dụng lao động mà phải quan tâm đến cả những người khác có liên quan” – đại biểu Khánh nhấn mạnh.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh – đoàn TP Hà Nội
Nữ đại biểu cho rằng, Dự thảo Luật ATVSLĐ hiện nay mới chỉ tập trung quy định bảo đảm ATVSLĐ của người sử dụng lao động, người lao động mà chưa quy định việc đảm bảo VSATLĐ đối với những người có liên quan.
Đại biểu Khánh đề nghị, trong thời gian tới, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra cho rà soát lại các điều khoản để bổ sung các quy định đảm bảo ATVSLĐ đối với những người có liên quan. Đề nghị sửa đổi Luật không chỉ để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm cho người lao động, người sử dụng lao động mà còn cho cả những người khác.
Tham gia góp ý về Dự thảo Luật ATVSLĐ, đại biểu Trương Minh Hoàng – đoàn Cà Mau- đề cập đến Khoản 1, Điều 12 với các hành vi bị nghiêm cấm. Đó là cấm người sử dụng lao động buộc người lao động phải làm việc hoặc không được rời bỏ nơi làm việc khi phát hiện thấy có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ hoặc buộc người lao động trở lại làm việc khi các nguy cơ đó chưa được khắc phục.
“Vừa qua có trường hợp người lao động thấy nguy cơ nhưng người quản lý không cho nghỉ và tai nạn đã xảy ra. Tôi đề nghị là ai thấy cũng được, khi có nguy cơ thì không được yêu cầu làm việc” – đại biểu Hoàng cho hay.
Video đang HOT
Trong khi đó, bàn về TNLĐ tại nhà, đại biểu Lưu Thành Công – đoàn Vĩnh Long – cho rằng, người sử dụng lao động hiện nay gần như đang khoán trắng cho người lao động, khi TNLĐ xảy ra thì người sử dụng lao động đứng ngoài cuộc, không có trách nhiệm, không thực hiện bồi thường.
Theo đại biểu Công, “người lao động yếu thế cần có pháp luật bảo vệ” nên trong Dự thảo Luật cần quy định cụ thể đối với người sử dụng lao động, phải kiểm tra đảm bảo yêu cầu thì mới chấp nhận giao việc tại nhà cho người lao động. Trường hợp xảy ra TNLĐ thì người sử dụng lao động phải thực hiện trách nhiệm bồi thường đối với người lao động, theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, đề nghị quy định về bồi thường tổn thất tinh thần khi TNLĐ xảy ra mà nguyên nhân hoàn toàn do người sử dụng lao động.
Bệnh nghề nghiệp đeo đẳng cả đời!
Nhấn mạnh đến vấn đề bệnh nghề nghiệp của người lao động, đại biểu Trần Thanh Hải – Chủ tịch Liên đoàn Lao động TPHCM cho rằng cần đặt lên hàng đầu nguyên tắc ưu tiên các biện pháp phòng ngừa và loại trừ, kiểm soát các vấn đề tai nạn lao động vì TNLĐ, phải kiểm soát được bệnh nghề nghiệp vì nó đeo đẳng người lao động đến suốt cả cuộc đời, là gánh nặng của gia đình người lao động và cả xã hội.
Đại biểu Trần Thanh Hải – đoàn TPHCM (ảnh: Việt Hưng)
“Trước hết, phải khẩn trương hơn trong việc công bố bệnh nghề nghiệp, dự án luật đã có tiếp thu, quy định danh mục những bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH ban hành, tuy nhiên với quy định như vậy vẫn chưa hợp lý vì việc rà soát, bổ sung bệnh nghề nghiệp chỉ căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội là xem xét nước ta hiện nay như bối cảnh năm 1976 (quy định về 8 bệnh nghề nghiệp). Sau 38 năm qua, quy mô nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển mình rất lớn nhưng cũng chỉ công bố thêm 21 bệnh nghề nghiệp nâng tổng số các bệnh nghề nghiệp lên 29 trong khi tổ chức lao động quốc tế đã ban hành danh mục 54 nhóm với 105 bệnh nghề nghiệp, Pháp có 88 bệnh nghề nghiệp, Trung Quốc có 102 bệnh nghề nghiệp” – đại biểu Hải góp ý.
Về việc khám sức khoẻ cho người lao động, theo đại biểu Hải, doanh nghiệp không tự giác thực hiện thì cũng khó ép. Năm 2014 chỉ có trên 1,1 triệu người lao động được khám sức khoẻ định kỳ, giảm đến 46,5% so với 2013. Ông Hải đề nghị, cần bổ sung người sử dụng lao động có nghĩa vụ khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, đồng thời cần phải giám sát việc thực hiện.
“Khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp, với các bệnh nặng nhọc, nguy hiểm, đề nghị khám ít nhất 1 năm 1 lần, việc này được thực hiện rất ít trong thời gian vừa qua. Trong 20 năm qua, trung bình chỉ có có 101.000 người được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp…” – đại biểu Hải dẫn chứng.
Cũng bàn về vấn đề bệnh nghề nghiệp, đại biểu Bùi Thị An – đoàn Hà Nội- cho hay, việc chăm sóc sức khỏe cho người bị TNLĐ được quy định, TNLĐ có thể gây chết người, bị thương, xây xát, nhưng vấn đề bị bệnh nghề nghiệp sau đó là vấn đề lớn, bởi không phải là 1 ngày 2 ngày, 1 – 2 năm, mà là 10 năm, 20 năm sau bệnh nghề nghiệp mới phát tác, người lao động mới phát hiện mình bị ung thư; hoặc nếu người lao động nhiễm độc chì thì chất độc hại này sẽ phân hủy trong cơ thể người lao động suốt cuộc đời… Đề nghị cần phải có quy định cụ thể để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị TNLĐ.
“Trước khi đến hội trường tôi nhận được phản ánh của cử tri về việc rất đau lòng là 1 tuần phải đi 3 đám tang của người thân và bạn bè. Những người mất đều ở tuổi rất trẻ, người thì bị ung thư phổi, người thì ung thư dạ dày… Nguyên nhân được xác định là đều có liên quan tới việc bị tích tụ bệnh từ nghề nghiệp từ lâu nhưng không xác định được, bây giờ phát hiện ra thì đã quá muộn. Riêng việc này đã làm bao gia đình tan nát, người chết, hao tốn tiền của, kinh tế gia đình lụi bại…” – đại biểu Bùi Thị An thông tin.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Sớm thực hiện thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc trên xe lưu động (!?)
Thẩm tra dự thảo luật Tạm giữ, tạm giam, Chủ nhiệm UB Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện yêu cầu cần có sự đổi mới về phương thức thi hành án tử hình, nghiên cứu phương án bố trí các xe thi hành án tử hình lưu động (thi hành bằng tiêm thuốc độc).
Khắc phục tình trạng giam giữ quá tải, tử vong, trốn trại
Chiều 23/5, dự thảo luật Tạm giữ, tạm giam được trình Quốc hội. Tờ trình của Chính phủ nêu rõ, việc thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc. Quy định về chế độ quản lý giam giữ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam chưa cụ thể với các vấn đề như thăm gặp thân nhân, người bào chữa của người bị tạm giữ, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tạm giữ, tạm giam....
Chế độ ăn, mặc, ở, khám chữa bệnh đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế; chưa có quy định về chế độ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người đồng tính hoặc người có khiếm khuyết về giới tính.
Việc quản lý người bị kết án tử hình gặp nhiều khó khăn do chưa có cơ chế phù hợp; tổ chức bộ máy.
Từ thực tế này, Bộ Công an đã được Chính phủ giao soạn thảo luật để tháo gỡ những khó khăn, hạn chế, bất cập, bảo đảm hiệu quả công tác quản lý giam giữ phục vụ có hiệu quả cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, đồng thời nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, phù hợp với quy định của Hiến pháp.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện: "Bức cung, nhục hình chủ yếu xảy ra trong quá trình điều tra, nhất là giai đoạn tiền khởi tố đối với người bị tạm giữ, tạm giam".
Tán thành với cách đặt vấn đề của cơ quan soạn thảo, Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhấn mạnh, theo Hiến pháp, quyền công dân chỉ bị hạn chế bởi luật. Việc xây dựng luật này nhằm khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập đã nêu, nhất là tình trạng chết, bức cung, nhục hình, vi phạm quyền con người xảy ra ở Nhà tạm giữ, Trại tạm giam trong thời gian qua...
Một nguyên tắc được cơ quan thẩm tra nhấn mạnh là các quy định của dự án Luật cần phải được xây dựng trên cơ sở tổng kết thực tiễn, bảo đảm khắc phục cơ bản tình trạng giam giữ quá tải, chết, bức cung, nhục hình, vi phạm quyền con người, trốn trại, đưa vật cấm vào buồng giam...
Về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam, UB Tư pháp tán thành với nhiều quy định thể hiện trong dự thảo luật Chính phủ trình. Vì những người bị tạm giữ, tạm giam chưa bijcoi là có tội nên ngoài việc hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền tự do đi lại, cư trú, quyền bầu cử, ứng cử.... thì các quyền khác của họ phải được bảo đảm, như quyền được sống, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, chăm sóc y tế, quyền được tiếp cận thông tin, quyền được gặp luật sư, người bào chữa, người thân...
Cơ quan thẩm tra nhận xét, các điều luật quy định về các quyền của người bị tạm giữ, tạm giam còn tản mát, có tính chất liệt kê, chưa đầy đủ. Do đó, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện cho rằng nên thiết kế luật theo hướng chỉ quy định hạn chế một số quyền của người bị tạm giữ, tạm giam, còn các quyền khác nếu không bị hạn chế thì vẫn được bảo đảm thực hiện. Những nội dung liên quan đến việc hạn chế quyền cần thể hiện rõ ràng, cụ thể ngay trong luật chứ không giao Chính phủ cụ thể hóa trong những văn bản dưới luật.
Bức cung, nhục hình chủ yếu xảy ra khi tạm giam, tạm giữ
Về mô hình quản lý hệ thống nhà tạm giữ, tạm giam - vấn đề chưa được đề cập rõ trong tờ trình, UB Tư pháp yêu cầu nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức theo hệ thống dọc do Tổng cục Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ như đối với hệ thống trại giam hiện nay. Cơ quan thẩm tra cũng nhấn mạnh nguyên tắc bảo đảm minh bạch, rõ trách nhiệm giữa cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam và cơ quan điều tra, có sự kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan này trong việc chấp hành pháp luật tạm giữ, tạm giam, nhất là bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, sự tôn trọng về nhân phẩm, danh dự của người bị tạm giữ, tạm giam.
Hoạt động giám sát, khảo sát của UB Tư pháp cho thấy, hiện nay tại mỗi tỉnh có 1 trại tạm giam, mỗi huyện có 1 nhà tạm giữ, có những trại tạm giam, nhà tạm giữ luôn trong tình trạng quá tải, nhưng cũng có trại tạm giam, nhà tạm giữ lại không có đủ số lượng theo quy mô xây dựng. UB Tư pháp nhắc, cần nghiên cứu mô hình hoàn thiện hơn để sử dụng cho hiệu quả.
Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện cũng chưa đồng ý với hướng quy định thực hiện chung chung một chế độ về ăn, ở, mặc, sinh hoạt, chữa bệnh của người bị tạm giữ, tạm giam giống như người đang chấp hành án phạt tù. Một số ý kiến khác cho rằng, luật quy định biện pháp kỷ luật cùm chân đối với người vi phạm nội quy của cơ sở giam, giữ là chưa phù hợp với tinh thần Hiến pháp.
Về quản lý, chế độ đối với người bị kết án tử hình bị tạm giam, UB Tư pháp tàn thành mô hình như hiện tại vì bảo đảm được yêu cầu phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; tạo điều kiện cho công tác bảo đảm an ninh, trật tự của các cơ sở giam giữ; đồng thời cũng tạo thuận lợi cho thân nhân của người bị thi hành án tử hình tiếp nhận xác để an tang.
"Tuy nhiên, với việc duy trì mô hình này thì công tác thi hành án tử hình cần có sự đổi mới về phương thức, theo đó nghiên cứu phương án bố trí các xe thi hành án tử hình lưu động nhằm tránh phát sinh tốn kém cho ngân sách nhà nước trong việc tổ chức thi hành án tử hình như trên thực tế vừa qua" - báo cáo thẩm tra thể hiện.
Liên quan đến tình trạng bức cung, nhục hình gây bức xúc dư luận thời gian qua, UB Tư pháp nhận định, việc này chủ yếu xảy ra trong quá trình điều tra, nhất là giai đoạn tiền khởi tố đối với người bị tạm giữ, tạm giam. Mặc dù việc bức cung, dùng nhục hình không phải do người quản lý tạm giữ, tạm giam gây ra, nhưng các vụ việc đó lại xảy ra trong Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.
Để tăng cường công tác chống bức cung, nhục hình, UBTP đề nghị Chính phủ nghiên cứu quy định ngay trong dự án Luật về việc thiết kế hệ thống các phòng hỏi cung, các hình thức giám sát, kiểm tra, kiểm sát việc hỏi cung, quyền giám sát việc hỏi cung của người quản lý tạm giữ, tạm giam; việc trích xuất bị can, bị cáo, người bị tạm giữ để lấy lời khai; việc kiểm tra sức khỏe người bị tạm giữ, tạm giam trước và sau trích xuất; trách nhiệm của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam khi có bức cung, nhục hình trong giai đoạn tạm giữ, tạm giam.... để bảo đảm căn cứ pháp lý cụ thể cho việc tổ chức thực hiện. Nhất là trong việc xác định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền trong tạm giữ, tạm giam.
Từ năm 1998 đến hết năm 2014, các trại tạm giam, nhà tạm giữ trên toàn quốc đã tiếp nhận và quản lý giam giữ hơn 2 triệu lượt người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Hiện tại, toàn quốc có 83 trại tạm giam, 734 nhà tạm giữ và 224 buồng tạm giữ thuộc các đồn biên phòng ở nơi biên giới, hải đảo xa trung tâm hành chính cấp huyện. Các trại tạm giam, nhà tạm giữ này đang trực tiếp quản lý giam giữ gần 48.000 người bị tạm giam, 1.000 người bị tạm giữ.
P.Thảo
Theo dantri
Từ 1/1/2016, nhiều thay đổi về chế độ BHXH Từ ngày 1/1/2016, Luật Bảo hiểm Xã hội (BHXH) sửa đổi năm 2014 có hiệu lực thi hành Từ 1/1/2016 có nhiều thay đổi về BHXH (Ảnh internet). Theo tin tức từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Luật Bảo hiểm Xã hội (BHXH) sửa đổi năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016. Theo đó có những quy...