1 triệu quả cam Vinh sẽ được dán tem truy xuất nguồn gốc
Tính đến thời điểm hiện tại, Nghệ An có khoảng 10 đơn vị đăng ký dán tem truy xuất nguồn gốc. Theo đó, sẽ có trên 1 triệu quả cam Vinh được dán tem, để đảm bảo truy xuất nguồn gốc.
Năm 2007, lần đầu tiên cam Vinh – đặc sản của Nghệ An được dán tem truy xuất nguồn gốc, đây là kết quả của quá trình xây dựng chỉ dẫn địa lý, nâng tầm thương hiệu cam Vinh trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Việc sử dụng logo và hệ thống nhận diện thương hiệu đã được bảo hộ độc quyền là giải pháp để người tiêu dùng nhận biết sản phẩm sạch, an toàn, rõ nguồn gốc. Ảnh: Lê Tập
Đến nay, Nghệ An có khoảng 10 đơn vị đăng ký dán tem truy xuất nguồn gốc cam Vinh gồm: Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Xuân Thành; HTX Nông nghiệp cây ăn quả 1/5; Công ty Nông công nghiệp 3/2; Công ty TNHH MTV Sông Con; HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ cây ăn quả Xuân Hợp; Công ty TNHH nông nghiệp CNC Phương Thảo và Công ty CP trang trại nông sản Phủ Quỳ; HTX Dịch vụ tổng hợp Tấn Thanh; Công ty Nông nghiệp CNC Phủ Quỳ; HTX sản xuất kinh doanh cam Phùng Huyền…
Video đang HOT
Cam Vinh là sản phẩm đầu tiên được dán tem truy xuất nguồn gốc. Ảnh: Lê Tập
Theo bà Thái Thị Hồng Liên – Phó Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Nghệ An, vụ cam này đã có 10 đơn vị đăng ký in, dán tem điện tử truy xuất cam Vinh với số lượng hơn 1 triệu chiếc tem, đồng nghĩa với hơn 1 triệu quả cam Vinh đảm bảo chất lượng sẽ được dán tem, giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất được nguồn gốc cũng như giá cả.
Để đạt hiệu quả, các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tránh tình trạng hàng hóa không đảm bảo chất lượng cũng dán tem và sử dụng tem giả.
Theo Danviet
TT-Huế: Trúng đậm cá cơm, bắt 4-5 tạ/ngày, thu nhập 1 triệu/người
Gần một tháng nay, nhiều ngư dân xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) liên tục trúng đậm cá cơm. Loại cá này mang lại nguồn thu đáng kể cho ngư dân trong năm. Theo nhiều ngư dân Lộc Vĩnh, năm nay cá cơm xuất hiện khá nhiều.
Từ đầu tháng đến nay, có nhiều thuyền trúng đậm cá cơm, mang lại thu nhập khá cao. Trung bình mỗi trộ đánh bắt của ngư dân thu về trên dưới 1 tạ cá cơm, mỗi ngày 4-5 tạ cá/thuyền...
Ngư dân Lộc Vĩnh đánh bắt cá cơm chủ yếu xung quanh vùng biển cảng Chân Mây (huyện Phú Lộc) bằng những con thuyền có công suất 12-24CV, thậm chí là thuyền chèo bằng tay, thúng chai. Họ dùng lưới tấp (nhiều nơi gọi là lưới xăm), loại lưới có mắt rất nhỏ dài khoảng 1.000 mét để đánh bắt.
Phân loại cá cơm bán cho thương lái.
Trung bình mỗi ngày, ngư dân sẽ vào ra con nước đánh bắt cá cơm khoảng 3 trộ (lần). "Tùy theo con nước mà tụi tui chọn thời điểm đánh bắt. Thông thường đi từ sáng sớm. Đánh bắt cá cơm chủ yếu dùng lưới tấp. Địa điểm đánh bắt xung quanh vịnh Chân Mây, xuôi thuyền theo con nước cách bờ vài trăm sải tay người lớn", ông Nguyễn Văn Dũng (thôn Bình An 1) chia sẻ.
Cá cơm của ngư dân được thương lái mua tại bãi với giá 15-20 nghìn đồng/kg, hoặc phơi khô, chế biến mắm. "Đánh bắt loại cá này mỗi thuyền phải có 7-8 thành viên vì đặc thù của loại lưới tấp phải cần nhân lực để kéo. Cá cơm thường xuất hiện theo đàn nên khi đánh bắt, ngư dân cần vận dụng kinh nghiệm. Cá xuất hiện nhiều khi gió nồm thổi nhẹ từng cơn từ biển vào, thuyền mô trúng mánh có khi thu về cả mấy tạ cá/trộ. Hiện nay, đang vào mùa cá cơm nên mang lại nguồn thu nhập đáng kể, trung bình mỗi người có thể kiếm được khoảng 1 triệu đồng/ngày", ông Dũng cho biết.
Ngư dân thu mẻ lưới tấp toàn cá cơm trên biển Cảnh Dương.
Xã Lộc Vĩnh hiện có khoảng 20 chiếc thuyền đang hành nghề lưới tấp, ngoài ra có hàng chục loại thuyền có công suất lớn nhỏ khác đáng đánh bắt cá cơm. Ông Lê Công Minh, Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh cho biết: "Ngư dân đánh bắt cá cơm ở các thôn Bình An 1, Bình An 2, Cảnh Dương. Loại cá này đang vào mùa vụ đánh bắt. Do chưa hết mùa vụ nên chưa thể thống kê đầy đủ sản lượng. Tuy nhiên, cá cơm đang mang lại thu nhập khá cho ngư dân".
Theo ông Võ Giang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, thời điểm này đang vào vụ cá Bắc và cũng là mùa cá cơm. Loại cá này xuất hiện ở khu vực ven bờ, tùy vào vùng biển và phân bố theo mùa. Thông thường cá cơm xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 4 dương lịch năm sau.
Theo Tin: L.Thọ; Ảnh: M. Tuệ (Báo Thừa Thiên Huế)
Nông dân mắc màn cho cả ngàn cây cam, sâu bọ cũng phải "bó tay" Để bảo vệ, phát huy bền vững thương hiệu Cam Tổng đội, người trồng cam trên địa bàn huyện Thanh Chương (Nghệ An) đang có nhiều giải pháp để có cam sạch, trong đó có việc "mắc màn" cho cam. Nhiều diện tích cam ở xã Thanh Đức (Thanh Chương) được "mắc màn" để phòng tránh sự xâm hại của sâu bọ. Ảnh:...