1 triệu bản kê khai tài sản, chỉ 5 trường hợp được xác minh
Trước sự việc có 1 triệu bản kê khai tài sản nhưng chỉ có 5 trường hợp được xác minh, 1 trường hợp bị xử lý vì không trung thực, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho biết, biện pháp này thuộc diện hiệu quả thấp trong phòng, chống tham nhũng.
Theo ông Phí Ngọc Tuyển, Phó cục trưởng Cục Phòng chống Tham nhũng (Thanh tra Chính phủ), tính hiệu quả của kê khai tài sản đối với phòng, chống tham nhũng đã được đặt ra từ lâu. “Nếu hỏi số liệu trong kê khai tài sản đã trung thực hay chưa? Theo tôi là chưa thực sự trung thực nên vẫn còn nhiều việc phải làm”, ông Tuyển nói.
Quan chức về hưu xây biệt thư khủng khiến dư luận xôn xao.
Để biết rõ hiệu quả của kê khai tài sản trong phòng, chống tham nhũng, ông Tuyển cho hay, hiện nay đang chia làm 3 nhóm giải pháp: Nhóm tương đối hiệu quả, nhóm trung bình và nhóm hiệu quả thấp. Kê khai tài sản được xếp vào nhóm có hiệu quả thấp.
Video đang HOT
Giải thích thêm về vấn đề này, ông Trần Đức Lượng – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ – cho biết, kê khai tài sản là một trong những biện pháp phòng ngừa tham nhũng được nhiều nước áp dụng nhưng cũng có nhiều nước không đánh giá cao biện pháp này. Ở Việt Nam, kê khai tài sản không phải là vấn đề mới. Đối với cán bộ, công chức, ngay từ khi kê khai lý lịch đã có nội dung đề cập đền hoàn cảnh kinh tế.
Nhưng đến năm 1998, khi có Pháp lệnh Phòng chống tham nhũng mới quy định thành quy phạm pháp luật, xác định rõ đối tượng, chủ thể phải kê khai, nội dung phải kê khai và quản lý như thế nào. Đến khi có Luật Phòng chống tham nhũng và gần đây là Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi, Việt Nam tiến thêm một bước nữa là phải công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai.
Theo ông Lượng nhiều chuyên gia đưa ra khuyến nghị thu hẹp lại đối tượng và công khai rộng rãi hơn. Còn nếu càng nhiều đối tượng phải kê khai thì càng khó quản lý.
Về hiệu quả của kê khai tài sản trong phòng, chống tham nhũng, Phó Tổng thanh tra Chính phủ cũng cho biết, biện pháp này thuộc nhóm hiệu quả thấp. Chính vì vậy, Chính phủ đã giao cho Thanh tra Chính phủ tiếp tục nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc này.
Ông Lượng cũng cho biết, đơn vị này cũng rất băn khoăn vì trong 1 triệu bản kê khai tài sản mà chỉ có 5 trường hợp được xác minh, 1 trường hợp bị xử lý vì không trung thực. Tuy nhiên, cái khó của thanh tra là không có thẩm quyền trực tiếp xác minh. “Vì không có thẩm quyền xác minh nên chúng tôi cũng không dám khẳng định các bản kê khai đó là trung thực hết”, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng nói.
Quang Phong
Theo Dantri
Tạm đình chỉ công tác nhà sư nghi lộ ảnh "nhạy cảm" trên facebook
Giữa tháng 9/2014, trên trang mạng facebook lan truyền một số hình ảnh "nhạy cảm" được cho là của một nhà sư ở TP Cần Thơ với một cô gái. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo VN TP Cần Thơ đã tạm đình chỉ công tác 3 tháng đối với nhà sư này.
Nhà sư liên quan đến những tin đồn trên là đại đức T.M.N, thành viên Ban Trụ trì chùa Khánh Quang (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Liên quan đến vụ việc, ngày 7/10, Hòa thượng Đào Như, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ cho biết, khi xảy ra vụ việc, ông đang đi dự Đại hội phật tử mặt trận Trung ương nhưng đã gọi điện thoại về giao cho Ban Tăng sự làm việc, xử lý. Ban Tăng sự đã gửi văn bản qua Ban Tôn giáo TP Cần Thơ để báo cáo vụ việc.
"Trước mắt Ban Tăng sự đã tạm thời đình chỉ một số công việc có liên quan đến đại đức T.M.N. trong 3 tháng. Hiện tại chúng tôi đang rà soát lại chuyện đó thực hư như thế nào và ngày 9/10 này chúng tôi sẽ họp và đưa ra quyết định cuối cùng"- Hòa thượng Đào Như nói.
Ông Lê Hùng Yên - Trưởng Ban Tôn giáo TP Cần Thơ - tiếp xúc với PV ngày 7/10.
Cùng ngày, trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Hùng Yên - Trưởng Ban Tôn giáo TP Cần Thơ - cho biết, Ban Tôn giáo có nhận công văn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ thông tin về việc có dư luận về đại đức T.M.N, tên thường gọi là sư P. (sinh năm 1981) có những hình ảnh "nhạy cảm" trên Facebook. Trước những thông tin trên của dư luận, Giáo hội Phật giáo đã có quyết định tạm đình chỉ một số công việc đối với đại đức T.M.N để xác minh làm rõ sự thật.
Ông Yên cũng cho biết thêm, hiện tại trên Facebook cá nhân có tên H.M - nguồn phát tán những hình ảnh "nhạy cảm" nghi là của đại đức T.M.N - đã khóa nên việc xác minh cần có thời gian. "Nếu khi Giáo hội Phật giáo xác định nội dung trên trang Facebook cá nhân là đúng sự thật thì lúc đó mới khẳng định sư P. có vi phạm giáo luật. Còn hiện tại chưa thể khẳng định điều gì, vì vụ việc đang trong thời gian xác minh"- ông Yên nói thêm.
Phạm Tâm
Theo Dantri
Thiếu đất sản xuất, dân triệt phá rừng phòng hộ Nhường đất cho dự án Hồ chứa nước Nước Trong, người dân thiếu đất sản xuất và lâm vào cảnh đói khổ. Cũng từ đó, người dân ồ ạt phá rừng phòng hộ kiếm kế sinh nhai và lấy đất để sản xuất chống đói. Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện, tại khu vực rừng phòng hộ thuộc lô 2, khoảnh...