1 trẻ chết, 3 trẻ khác ốm vì nhiễm khuẩn sau khi chơi với vật nuôi
Theo chuyên gia, rửa tay với xà phòng trong ít nhất 20 giây sau khi tiếp xúc với động vật là việc làm tối quan trọng để tránh nhiễm khuẩn.
Trẻ có thể chạm vào bề mặt hoặc động vật bị nhiễm vi khuẩn E.Coli và sau đó đưa tay vào miệng – Ảnh minh họa: Shutterstock
Cơ quan Dịch vụ Nhân sinh và Sức khỏe Hạt San Diego (Mỹ) đưa ra thông cáo cho hay 4 trẻ em, từ 2 đến 13 tuổi, đã đến chơi ở hội chợ của hạt từ ngày 8 – 15.6 và có triệu chứng nhiễm E.Coli sản sinh độc tố từ ngày 10 – 16.6. Cậu bé 2 tuổi chết vào ngày 24.6 do biến chứng của nhiễm khuẩn.
NYTimes đưa tin, hội chợ có hơn 2.900 động vật và nhiều hoạt động, bao gồm các cuộc đua lợn và chương trình chăn nuôi, chơi với bê, thỏ, bồ câu và dê. Sau sự việc đáng tiếng, hội chợ đã đóng cửa, tạm thời không để công chúng tiếp cận với động vật.
Bác sĩ Robert Glatter tại Bệnh viện Lenox Hill ở Manhattan (Mỹ), cho biết hình thức lây truyền E.Coli phổ biến nhất là đường phân – miệng.
Cụ thể, trẻ có thể chạm vào bề mặt hoặc động vật bị nhiễm vi khuẩn E.Coli và sau đó đưa tay vào miệng. Ông Glatter nhấn mạnh việc rửa tay sau khi tiếp xúc với động vật là tối quan trọng.
Video đang HOT
Vị bác sĩ này chia sẻ trên NYTimes: “Nếu đến thăm sở thú, phải có chất khử trùng tay, nhưng tốt hơn là dùng xà phòng và nước, rửa tay nên được thực hiện trong ít nhất 20 giây”. Trẻ em thường mắc E.Coli từ thực phẩm – ví dụ như ăn thịt bò xay chưa nấu chín – hơn là từ động vật.
Trẻ nhỏ và người lớn tuổi có nguy cơ bị nhiễm trùng xâm lấn cao hơn. Tuy nhiên, ngay cả thanh thiếu niên, trẻ em khỏe mạnh đều có thể bị nhiễm trùng dẫn đến thiếu máu và suy thận đe dọa tính mạng.
Các triệu chứng nhiễm E.Coli bao gồm co rút bụng nghiêm trọng, tiêu chảy hoặc ra máu và nôn mửa. Các triệu chứng có thể xảy ra kèm hoặc không kèm sốt.
Theo Thanh niên
Biến mọi nhóm máu thành nhóm máu O nhờ vi khuẩn trong ruột
Các nhà khoa học tại trường Đại học British Columbia (Canada) đã tìm ra phương pháp có thể biến nhóm máu A, B, AB thành nhóm máu O - nhóm máu phù hợp với tất cả mọi bệnh nhân cần truyền máu.
Nhóm O được coi là nguồn máu quý nhất vì nó có thể truyền cho cả 3 nhóm máu còn lại
Theo các nhà khoa học, máu của con người chúng ta được chia làm nhiều nhóm (khoảng 40 nhóm), tùy thuộc vào một số chất carbohydrat và protein đặc thù trên hồng cầu. Vì những lý do chưa được khám phá, máu của mỗi nhóm có thể có kháng thể chống lại những nhóm máu kia. Do đó, sẽ rất nguy hiểm khi truyền máu khác nhóm vì kháng thể trong máu của người nhận có thể phá hủy máu được truyền.
Những trăn trở và ước mơ của ngành y
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay có tới 40% dân số trên hành tinh có nhóm máu O, tuy nhiên nguồn cung vẫn đang bị thiếu hụt rất nhiều. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, tình trạng thiếu hụt nguồn nhóm máu "phổ thông" này đang trở nên phổ biến, khiến cho việc cứu chữa bệnh nhân gặp nhiều khó khăn.
Hầu hết, các nhóm máu đều được đánh dấu bởi kháng nguyên gắn với nó. Ví dụ, nhóm máu A có kháng nguyên A, nhóm máu B có kháng nguyên B, và nhóm máu AB có cả 2 kháng nguyên trên. Trong khi đó, nhóm máu O lại không có kháng nguyên nào, nên các bác sĩ liệt nó vào danh sách nhóm máu "phổ thông". Và từ trước đến nay, nguyên lý truyền máu cũng đã rất đặc biệt bởi một người không thể nhận máu có kháng nguyên lạ, thậm chí có thể coi nhóm máu truyền này như một mầm bệnh gây nguy hiểm cho người được truyền máu. Hơn nữa, người có nhóm máu AB có cả 2 kháng nguyên sẽ nhận được tất cả các nhóm máu khác, nhưng không thể truyền ngược lại, còn người có nhóm máu O có thể truyền cho bất cứ nhóm nào, nhưng chỉ nhận máu từ người có nhóm máu O.
Nếu chúng ta có thể loại bỏ tất cả các kháng nguyên gắn vào các tế bào máu thì có thể biến tất cả các nhóm máu khác thành nhóm máu O, và điều này quá lý tưởng cho cuộc sống khi chúng ta có nguồn dự trữ máu dồi dào. Đây cũng từng là ước mơ khám phá của rất nhiều thế hệ các nhà khoa học.
Trước đó, năm 1982, một nhóm các nhà khoa học đã tìm thấy một loại enzyme trong hạt cà phê có thể loại bỏ kháng nguyên B và biến nhóm máu B thành nhóm O, nhưng nó chỉ hoạt động trong điều kiện được kiểm soát nghiêm ngặt, và cũng không hiệu quả. Đến năm 2017, một nhóm các nhà khoa học khác cũng tạo ra nhóm máu O bằng cách đưa tế bào ung thư vào tiền tế bào hồng cầu, nhưng nhận thấy có vẻ không được an toàn.
Bất ngờ với vi khuẩn trong đường ruột
Trong quá trình nghiên cứu để tìm ra phương pháp hiệu quả và an toàn trong việc truyền máu cho bệnh nhân, nhà sinh hóa Steven Wizards từ Đại học British Columbia đã quyết định hướng đi cho mình và cộng sự đó là tìm ra loại enzyme mới. Nhóm của ông tin rằng, trong ruột người có chứa loại enzyme này bởi chúng có thể tiếp thu cả glycoprotein giàu đường và chất nhầy.
Trong khi đó, chất nhầy trong ruột người lại giống với kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu. Nhóm máu cũng được phân loại theo các loại đường trên mặt tế bào hồng cầu, và nhóm O lại không có đường nên nhờ phân tích đường tiêu hóa của con người, các nhà khoa học đã tìm ra loại enzyme an toàn, hiệu quả và kinh tế cho bệnh nhân.
Trong ruột người có cùng loại đường như trên bề mặt các tế bào máu và các enzyme vi khuẩn đã được tìm thấy trong đường ruột đã làm nhiệm vụ tách bỏ đường của thức ăn để hỗ trợ tiêu hóa. Tiếp đó, các nhà khoa học phân lập enzyme đường ruột và sử dụng nó để tách đường trong tế bào máu hiệu quả hơn bất kỳ enzyme nào. Nhóm nghiên cứu đã tách DNA của các vi khuẩn đường ruột ăn chất nhầy từ phân người, sau đó họ cấy nó sang vi khuẩn E.Coli để xem vi khuẩn được chỉnh sửa này có khả năng phân giải kháng nguyên A hay không. Và họ đã thành công.
Thành công bước đầu là vậy, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn đang đặt ra trước mắt Steven cùng các cộng sự, bởi ông và nhóm nghiên cứu của mình phải chứng minh lâm sàng được phương pháp của mình là an toàn, trước khi phương pháp này được đưa vào áp dụng trong các bệnh viện. Nếu điều này trở thành sự thật và thực sự an toàn thì đây có thể là một bước ngoặt lớn vô cùng quan trọng trong lịch sử của ngành y học nhân loại.
Các nhóm máu được đánh dấu bởi kháng nguyên gắn với nó. Máu nhóm A có kháng nguyên A, nhóm B có kháng nguyên B và nhóm AB có cả 2 kháng nguyên. Trong khi đó, máu nhóm O không có kháng nguyên nào. Nguyên lý truyền máu là một người không thể nhận máu có kháng nguyên lạ vào cơ thể, bởi hệ thống miễn dịch sẽ tiêu diệt toàn bộ tế bào máu có kháng nguyên lạ, coi chúng như mầm bệnh. Điều này có nghĩa, máu nhóm AB có cả 2 kháng nguyên sẽ nhận được tất cả các nhóm máu khác, nhưng không thể truyền lại cho bất kỳ nhóm máu nào ngoài AB. Ngược lại, nhóm máu O có thể truyền cho bất kể nhóm máu nào, nhưng chỉ có thể nhận lại từ người có nhóm máu O.
Theo anninhthudo
Hơn 130 người nhập viện nghi ngộ độc : Do độc tố vi sinh Sau khi có kết quả xét nghiệm mẫu thức ăn và mẫu bệnh phẩm, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng đã xác định được nguyên nhân khiến hơn 130 người nhập viện tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) vào ngày 12/5. Chiều 23/5, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết đơn vị đã có kết quả xét nghiệm mẫu thức ăn và...