1 quốc gia suốt 7 năm đi học không chấm điểm, đi thi không xếp hạng Giỏi hay Kém, nhưng cấp 2 đã biết về đầu tư và tự tính thuế
Điểm đặc biệt trong giáo dục của quốc gia này là trẻ em không bị chấm điểm hay xếp hạng trong suốt 7 năm, thậm chí việc so sánh học sinh với nhau bị cấm, nhằm tránh tạo áp lực và cảm giác thua kém.
Chi phí học tập gần như được trợ cấp, còn phát nhiều đồ dùng
Na Uy, một trong những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, nổi tiếng không chỉ với chất lượng cuộc sống mà còn với hệ thống giáo dục tiên tiến, giàu tính nhân văn. Quốc gia này dành ngân sách lớn cho giáo dục, coi đó là nền tảng phát triển bền vững.
Tại Na Uy, giáo dục tiểu học và trung học là bắt buộc đối với tất cả trẻ em. Đây được coi là giai đoạn quan trọng để hình thành nhận thức và xây dựng nền móng kiến thức cơ bản trước khi bước vào các cấp học cao hơn. Nền giáo dục của Na Uy không chỉ tập trung vào việc truyền đạt tri thức mà còn đặc biệt quan tâm đến sự phát triển toàn diện và cảm xúc của mỗi học sinh.
Tại đây, chính phủ Na Uy trợ cấp gần như toàn bộ chi phí học tập, bao gồm cả các khoản liên quan đến đồ dùng học tập, bữa ăn, và các hoạt động ngoại khóa. Ở nhiều trường học, trẻ em thậm chí được cung cấp miễn phí từ balô, sách vở, đến máy tính xách tay hoặc máy tính bảng dành riêng cho việc học, tùy theo chính sách của từng trường.
Không áp lực thi cử, không chấm điểm suốt 7 năm tiểu học
Điểm đặc biệt trong giáo dục tiểu học của Na Uy là trẻ em không bị chấm điểm hay xếp hạng trong suốt 7 năm, từ 6 đến 13 tuổi. Hệ thống chấm điểm chỉ được áp dụng từ lớp 8 trở đi, ở cấp trung học. Việc so sánh học sinh với nhau bị cấm, nhằm tránh tạo áp lực và cảm giác thua kém. Ngay cả những học sinh có nhu cầu đặc biệt hoặc khuyết tật cũng được học tập cùng các bạn đồng trang lứa, không phân biệt.
Thay vì dựa vào điểm số, giáo viên tại Na Uy đưa ra những nhận xét cá nhân để đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh. Cách tiếp cận này giúp trẻ em tập trung vào việc cải thiện bản thân thay vì chạy theo thành tích.
Đồng thời, hệ thống giáo dục Na Uy không có khái niệm “trường chuyên lớp chọn” hay áp lực thi cử nặng nề. Trong suốt năm học, học sinh chỉ phải tham gia một kỳ thi vào cuối năm. Bảng xếp hạng, nếu có, chỉ mang tính chất tham khảo để các em tự đánh giá năng lực, không nhằm mục đích cạnh tranh.
Đặc biệt, tất cả môn học đều được coi trọng như nhau. Giáo dục không thiên vị các môn học như Toán hay Khoa học mà khuyến khích học sinh khám phá thế mạnh và sở thích cá nhân. Các lớp học được thiết kế để giáo viên và học sinh cùng nhau tìm ra thiên hướng của từng em, đồng thời mọi khả năng đều được công nhận.
Trong trường hợp học sinh hoàn thành bài tập ở mức độ khó, giáo viên sẽ giao thêm các bài tập nâng cao. Ngược lại, nếu gặp khó khăn, học sinh có thể quay lại với các bài tập dễ hơn mà không bị đánh giá thấp. Giáo viên cũng sẵn sàng hỗ trợ thêm tại lớp, giúp các em củng cố kiến thức một cách tự nguyện.
Khuyến khích vận động thể chất, đề cao tự giác của mỗi học sinh
Video đang HOT
Là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, Na Uy khuyến khích người dân, đặc biệt là trẻ em, tham gia vào các hoạt động ngoài trời. Tinh thần này cũng được áp dụng trong hệ thống giáo dục. Trẻ em thường xuyên được khuyến khích chạy nhảy, vận động để phát triển thể chất và tinh thần.
Các khảo sát chỉ ra rằng các hoạt động ngoài trời không chỉ cải thiện sức mạnh cơ bắp, xương mà còn tăng cường khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, bệnh tim hay béo phì. Điều này không chỉ tạo nên một thế hệ khỏe mạnh hơn mà còn giúp trẻ em trở nên năng động và tự tin hơn.
Một giá trị cốt lõi trong giáo dục Na Uy là tinh thần tự giác và tự do. Trẻ em được dạy về quyền lợi, trách nhiệm của mình ngay từ khi còn nhỏ. Thậm chí, các em có quyền khiếu nại với nhân viên xã hội nếu cảm thấy quyền lợi bị xâm phạm. Các bậc phụ huynh tại Na Uy được khuyến khích tôn trọng sự độc lập của con cái, tránh can thiệp quá mức vào cuộc sống cá nhân của trẻ.
Tương tự, nội quy trường học cũng không áp đặt các quy định quá khắt khe như cấm mang điện thoại hay cấm nói chuyện riêng. Thay vào đó, các em được khuyến khích tự ý thức về trách nhiệm của mình, từ việc học tập đến các mối quan hệ xã hội.
Đặc biệt, Na Uy rất chú trọng đến lòng tự trọng của học sinh. Giáo viên tại đây thường không đặt câu hỏi một cách đột ngột hay yêu cầu học sinh đứng lên trả lời trước lớp nếu các em chưa sẵn sàng. Trong trường hợp câu trả lời không chính xác, học sinh cũng không bị khiển trách hay làm mất mặt trước bạn bè. Cách tiếp cận này giúp các em tự tin hơn và không sợ mắc lỗi khi học tập.
Học tập là hành trình cả một đời
Người Na Uy tin rằng học tập là một hành trình suốt đời, không bị giới hạn bởi tuổi tác. Dù ở độ tuổi nào, nếu cảm thấy thiếu sót về kỹ năng hoặc kiến thức, họ sẵn sàng tham gia các khóa học để bổ sung. Điều này không chỉ giúp người dân hoàn thiện kỹ năng mà còn mở ra cơ hội sở hữu thêm các bằng cấp thông qua hệ thống giáo dục bậc cao.
Doanh nghiệp tại Na Uy cũng rất ủng hộ tinh thần này. Nhân viên được phép nghỉ làm một phần hoặc toàn bộ tối đa 3 năm để tham gia các khóa học nghề hoặc chương trình giáo dục nâng cao. Chính sách này giúp người lao động không chỉ phát triển bản thân mà còn tạo ra lợi ích lâu dài cho tổ chức.
Hệ thống giáo dục của Na Uy không chỉ trang bị kiến thức mà còn nuôi dưỡng nhân cách, cảm xúc và sức khỏe toàn diện cho học sinh. Những giá trị cốt lõi như bình đẳng, tự do, và tôn trọng được lồng ghép vào mọi khía cạnh của giáo dục, tạo nên một môi trường học tập thân thiện và lành mạnh.
Cầm 50.000 đồng vào canteen Nhân văn, "sốc" nhẹ trước những gì nhận về!
Các "thần dân" Nhân văn vào confirm chất lượng cơm canteen của trường mình nào!
Cơm canteen là một phần không thể thiếu trong hành trang học tập của mỗi sinh viên. Không chỉ là thứ để lấp đầy "chiếc bụng đói" sau những giờ học căng thẳng, cơm canteen còn là ký ức đáng nhớ thời đại học. Trong hình dung của nhiều người, cơm canteen thường rẻ, đơn giản và hương vị đôi khi không bằng cơm nhà. Tuy nhiên, không phải cơm canteen nào cũng như vậy đâu.
Nếu trước đó, chúng ta đã có dịp ghé qua canteen trong khu Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) ở số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy (Hà Nội) - nơi hội tụ của các trường thành viên như trường Đại học Ngoại ngữ, trường Đại học Công nghệ, trường Đại học Kinh tế..., thì lần này chúng ta sẽ "đột nhập" canteen của một ngôi trường cũng thuộc VNU nhưng ở mạn Thanh Xuân, đó chính là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn xem có gì đặc sắc nhé.
1. Hình thức ăn cùng mức giá
Bình thường, chúng ta đã quá quen với hình thức "order" cơm canteen xong thì trả tiền trực tiếp luôn. Tuy nhiên, các "thần dân" Nhân văn lại có hình thức khác. Theo đó, các bạn sinh viên sẽ mua "vé ăn" trước ở ngoài cổng, rồi sau cầm thẻ đó vào lấy đồ ăn. Sẽ có các mức giá 20k - 25k - 30k - 35k - 40k - 50k, tùy thuộc vào sức ăn của mỗi người mà sẽ chọn mua suất ăn phù hợp.
Được biết, 20k là mì tôm trứng và mì tôm xúc xích. Nếu không muốn ăn cơm, các bạn có thể ăn phở, trong đó phở gà có giá 30k, còn phở bò là 35k.
Cơm canteen sẽ được bán theo hình thức mua thẻ cơm.
Nếu không muốn ăn cơm thì bạn có thể ăn mỳ tôm hoặc phở.
2. Chất lượng vệ sinh
Theo đánh giá, không gian bên trong canteen khá sạch sẽ, thoáng đãng. Thức ăn ở đây được đặt ở các khay riêng biệt, có khoảng một chục món ăn gồm đủ các món từ luộc, chiên, xào, rán, kho...
Được biết, thực phẩm được nhà bếp nhập từ nông trại của công ty và được sơ chế ngay tại chỗ nên đảm bảo thực phẩm luôn tươi mới.
Chất lượng vệ sinh rất sạch sẽ.
Các món ăn sẽ được đặt ở từng khay riêng biệt.
3. Lượng thức ăn
Để có đánh giá tổng quan, chúng tôi gọi 3 suất ăn ở các mức giá: 25k - 35k - 50k. Muốn ăn món nào, các bạn có thể trực tiếp order với nhân viên nấu ăn. Suất 25k gồm các món: Thịt rang, thịt băm, đậu phụ sốt, đỗ xào và rau bắp cải xào... Dù là suất rẻ nhất nhưng đánh giá tổng quan thì khá đầy đặn, các bạn sinh viên có sức ăn không quá lớn hoàn toàn có thể lấp đầy bụng chỉ bằng một suất ăn này.
Với các suất còn lại, tiền càng cao thì tương đương với việc lượng thức ăn càng nhiều. Nếu chọn suất 50k, bạn phải có sức ăn rất khỏe mới có thể ăn hết vì lượng thức ăn thật sự khá lớn. Về cơ bản, đa phần các bạn sinh viên chỉ cần chọn ăn suất 30 - 35k là có thể ăn no vô tư, đủ sức để học tập đến chiều.
Muốn ăn món nào, các bạn có thể trực tiếp order với nhân viên nấu ăn.
Có đa dạng món ăn để cho sinh viên lựa chọn.
4. Chất lượng món ăn
Theo đánh giá tổng quan, các món ăn tại canteen Nhân văn đều khá ngon miệng, hợp vị. Với mức giá như vậy, các nhân vật trải nghiệm của chúng tôi đều thừa nhận "không thể đòi hỏi" hơn nữa. Thậm chí, có nhiều giảng viên nước ngoài, sinh viên ngoại quốc cũng đến canteen để ăn. Điều đó đã kiểm chứng phần nào về độ "ngon' của canteen Nhân văn.
Trông rất ngon đúng không?
Tóm lại, canteen Nhân văn có không gian thoáng đãng, chất lượng món ăn đều từ mức khá trở nên. Và ngay cả khi "hầu bao" của bạn có phần khiêm tốn thì cầm 30.000-50.000 đồng vào canteen Nhân văn, bạn vẫn có thể ăn no căng bụng nhé. Các bạn trẻ Nhân văn vào confirm chất lượng cơm canteen của trường mình nào!
Tiếp viên hàng không ở Việt Nam nhận lương bao nhiêu? Ngoài mức lương cơ bản, tiếp viên hàng không ở Việt Nam còn nhận nhiều trợ cấp khác như phụ cấp theo giờ bay, chặng bay, phụ cấp về tiền ăn, tiền trang điểm... Không chỉ trên thế giới, tại Việt Nam, tiếp viên hàng không luôn là một nghề hấp dẫn nhiều bạn trẻ. Công việc này đòi hỏi những yêu cầu...