1 phút múa chén cực xịn của BB Trần, S.T Sơn Thạch, Thiên Minh… trên sân khấu Anh Trai Chông Gai
Sau khi hoàn thành tiết mục chính, đội Chín Muồi đã biểu diễn tặng thêm cho khán giả màn hoà tấu nhạc cụ và múa chén gây trầm trồ.
Tối 7/9, tập 10 của Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai chính thức lên sóng, những màn biểu diễn đầu tư, truyền tải nhiều thông điệp tích cực của dàn anh trai nhanh chóng trở thành chủ đề bàn tán trên mạng xã hội. Ở phần biểu diễn tiết mục nhóm, đội Chín Muồi của BB Trần, Kay Trần, Bùi Công Nam, Tăng Phúc, Neko Lê, S.T Sơn Thạch, Thiên Minh, Liên Bỉnh Phát đã có tiết mục mãn nhãn, khiến các anh tài khác cũng phải trầm trồ khen ngợi. Đặc biệt, không chỉ tập luyện để hát giọng Huế, nhóm của các anh tài này còn dành thời gian học nhạc cụ, múa chén để mang những nét văn hoá nghệ thuật đặc trưng của Huế lên sân khấu Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai .
Dù thời gian chuẩn bị cho tiết mục không có nhiều nhưng Tăng Phúc đã đi học thêm đánh đàn tranh, Bùi Công Nam học đàn nguyệt còn phần biểu diễn đánh đàn tì bà giao cho Neko Lê. Sau khi hoàn thành trọn vẹn phần thi, dàn anh tài của Chín Muồi còn “tặng kèm” khán giả thêm một đoạn cùng biểu diễn đánh đàn và múa chén tầm 1 phút. Song song với màn “flex” kỹ năng chơi nhạc cụ của 3 thành viên thì BB Trần, S.T Sơn Thạch, Kay Trần, Liên Bỉnh Phát cùng biểu diễn múa chén. Chỉ mới làm quen với loại hình nghệ thuật này trong thời gian ngắn nhưng ai cũng biểu diễn rất gì và này nọ. Các nghệ sĩ khiến khán giả trường quay thích phú và phấn khích, họ nhận về 3210, một điểm số khiến MC cũng phải trầm trồ và vỡ oà.
Clip: Đội Chín Muồi “flex” tài chơi nhạc cụ, múa chén, hát giọng Huế khi biểu diễn Mưa Trên Phố Huế
S.T Sơn Thạch múa chén điêu luyện dù không có quá nhiều thời gian chuẩn bị
Bùi Công Nam được giao cho học thêm đàn nguyệt vừa học múa chén
Các nghệ sĩ được khen ngợi vì truyền tải được màu sắc, văn hoá đặc trưng ở Huế
Dàn anh tài diện áo dài tím, kết màn bằng động tác múa chén
Nói về tiết mục Mưa Trên Phố Huế của nhóm, Kay Trần chia sẻ: “Điều khó khăn nhất của tụi em chính là tụi em toàn là dân miền Tây không à. Nên rất khó khăn trong việc tập hát sao cho ra giọng Huế. Nếu có sai sót mong khán giả bỏ qua”.
Nghệ sĩ Hồ Nga – người hỗ trợ cho tiết mục này cũng dành lời khen ngợi: “Mình rất xúc động khi thấy các bạn trẻ – là thế hệ mới mà hướng về nghệ thuật dân gian. Đó là cái điều vô cùng hạnh phúc. Mình không thể nói điều gì hơn là các bạn đã cố gắng hết sức mình và làm rất tốt. Mình rất xúc động vì điều đó”.
Hình ảnh chiếc nón lá quen thuộc tại Huế được dàn dựng trên sân khấu
Tiết mục này mang về điểm số dẫn đầu 4 tiết mục của phần biểu diễn nhóm
Kết thúc 8 màn trình diễn ấn tượng trong tập này, Nhà Trẻ đã giành chiến thắng và 4 Anh Tài phải nói lời chia tay chương trình gồm Đăng Khôi (Nhà Cá Lớn), Neko Lê (Nhà Chín Muồi) Phạm Khánh Hưng và Nguyễn Trần Duy Nhất (Nhà Mứt Gừng).
Rating truyền hình gấp 6 lần của Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai so với đối thủ
Có nhiều "Anh tài" xúc động khi nhờ chương trình, họ mới thay đổi được định kiến của công chúng, được nhiều người đón nhận và ủng hộ hơn.
Nhưng thành công của Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai không dừng lại ở việc giúp cá nhân được toả sáng, tổng thể chương trình mở ra một góc nhìn khác của công chúng về một gameshow giải trí.
Trong tháng 7/204, "địa hạt" chương trình truyền hình thực tế bùng nổ khi hàng loạt show lên sóng, trong đó có Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai. Dễ dàng nhận ra cú lội ngược dòng, vươn lên so kè không hề kém cạnh của Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai trong những tập gần đây so với đối thủ. Thành công của Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai không dừng lại ở minh chứng về lượt view, lượt rating, top trending, lượt tương tác hay top mà còn là rating, giá quảng cáo và vị trí trong lòng công chúng.
Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai và "những con số biết nói"
Theo nguồn tin của chúng tôi:
- Tập 5 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai đạt top 1 rating VTV3 (7,43) trong khung giờ phát sóng.
- Trong cả 4 khu vực Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, rating của Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai đều vượt qua chương trình đối thủ. Có những nơi rating cao gấp 6 lần, 1,5 lần, có khu vực show đối thủ hoàn toàn mất tích trên bảng top 10 rating cao nhất.
- Tập 5 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai đạt 3,4 triệu view, lọt vị trí 39 trong top trending (ghi nhận vào ngày 17/8).
- Các clip hậu trường, clip tiết mục có đính kèm hashtag Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai đạt hơn 6 tỷ view trên các nền tảng.
Ngoài ra, các chỉ số công khai được ghi nhận vào đến ngày 17/8 như sau:
- Tập 6 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai đạt 2,5 triệu view, đang vào top 39 trending YouTube.
- Tổng 6 tập đạt hơn 29 triệu view.
- 4 tiết mục của Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai là Những Kẻ Mộng Mơ, Dẫu Có Lỗi Lầm, Trống Cơm, Chợt Nghe Em Về... đang đứng ở vị trí 6, 7,8,9 trong top thịnh hành của YouTube.
- Theo thống kê của Kompa, tiết mục Trống Cơm đứng thứ 3 trong top 10 chủ đề được quan tâm nhất trên mạng xã hội từ 22/7 - 28/7.
- Album của vòng công diễn 1 đứng đầu trên nền tảng Apple Music và iTunes...
- Fanpage chính thức đã có khoảng hơn 218 nghìn người theo dõi. Kênh TikTok chính thức của chương trình cũng sở hữu hơn 150 nghìn người theo dõi.
- Trong 1 tập phát sóng của Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai xuất hiện 20 nhãn hàng nổi tiếng xuất hiện với hơn 30 lượt quảng cáo trong các khoảng thời gian 10 giây, 15 giây.
...
Ở những chương trình truyền hình thực tế, rating là một chỉ số quan trọng, đây là một đơn vị đo lường khán giả truyền hình, dùng để thể hiện lượng khán giả bình quân trên 1 phút của một phương tiện truyền thông tính bằng % dân số. Rating như công cụ đánh giá phản hồi vì độ chính xác tương đối cao. Đồng thời, các công ty truyền thông cũng dùng nó để tiếp nhận nhận xét từ phía cộng đồng. Những sản phẩm có rating cao còn giúp cho nhà sản xuất và công ty truyền thông chèn thêm quảng cáo, việc này giúp cho họ tăng thêm lợi nhuận và đồng thời giúp tăng độ nhận diện thương hiệu cho nhãn hàng được quảng cáo. Việc Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai liên tục đứng top đầu rating trên sóng VTV3 đã phần nào chứng minh độ uy tín, lòng tin của khán giả cũng như các đối tác với chương trình.
Chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai được phát sóng "khung giờ vàng", tập 5 vừa qua đạt top 1 rating
Còn nhớ thời điểm cuối tháng 6/2024, khi Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai lên sóng tập đầu tiên, lượt người xem trực tiếp là 34 nghìn người, trong khi đó số lượt xem realtime của đối thủ ở cùng thời điểm là 234 nghìn người. Tuy nhiên, đến những tập gần đây, số người xem trực tiếp của các chương trình đã chạm ở mức ngang bằng nhau. Thành tích nổi bật nhất là vào tập 2 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai đã tăng lên hơn 200 nghìn người, gần gấp 10 lần ở tập 1, con số này tiếp tục duy trì ở những tập sau đó. Điều này tiếp tục là minh chứng thể hiện sức bậc vượt trội của chương trình, tạo nên một cú lội ngược dòng cực ngoạn mục.
Tuy nhiên, việc đánh giá một chương trình có đang đi đúng hướng và thành công hay không không chỉ thể hiện qua những con số xem online. Rating và bảng giá quảng cáo mới chính là những thông số quan trọng nhất chứng minh vị thế của các chương trình. Những thông tin này thường được các agency trao đổi với nhau để chốt quảng cáo. Theo thông báo đơn giá quảng cáo của Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, các nhãn hàng sẽ phải chi trả số tiền từ hơn 68 triệu đồng tới hơn 136 triệu đồng chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng cho thời lượng quảng cáo từ 10 giây đến 30 giây khi muốn xuất hiện trong chương trình. Chỉ tính riêng trong tập 5 của chương trình có hơn 20 nhãn hàng xuất hiện với thời lượng khác nhau, ước tính tổng chi phí có thể lên đến 3,2 tỷ đồng.
Nhiều tiết mục của chương trình vào top thịnh hành, hút hàng triệu lượt xem
Tại sao Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai thành công?
Sau khi đi qua 6 tập phát sóng, khán giả không khó để tìm câu trả lời cho câu hỏi: "Tại sao Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai thành công?". Cú bứt phá thay đổi cục diện này chính là sự tổng hợp nhiều lý do, khía cạnh. Trước tiên, yếu tố khiến chương trình ghi điểm với công chúng chính là "phiên bản gốc" chứ không phải vai mượn chất liệu hay ý tưởng, Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai là phiên bản Việt hóa từ show truyền hình ăn khách Call Me By Fire của Trung Quốc. Theo format cuộc thi, 33 nghệ sĩ nam trên 30 tuổi sẽ tạo nên chân dung chân thực nhất của mỗi người, vượt qua giới hạn an toàn, chinh phục những thử thách chông gai, khẳng định thế mạnh bản thân. Chương trình sẽ có 15 tập, sau đó chọn lựa ra 17 "Anh tài" để thành lập 1 gia tộc.
Thứ hai, chương trình chạm đến cảm xúc của khán giả vì sự chân thành, không quá ồn ào thị phi mà mọi thứ vừa vặn để khiến khán giả bàn tán, chiêm nghiệm. 33 anh tài tham gia mùa đầu tiên gồm có: NSND Tự Long, Hồng Sơn, Bằng Kiều, BB Trần, Duy Khánh, Thanh Duy, Trương Thế Vinh, Thiên Minh, Tăng Phúc, Tuấn Hưng, Đăng Khôi, Bùi Công Nam, Kiên Ứng, S.T Sơn Thạch, Jun Phạm, Rhymastic, Phạm Khánh Hưng, HuyR, Nguyễn Trần Duy Nhất, Tiến Luật, Liên Bỉnh Phát, Thành Trung, (S)TRONG (Trọng Hiếu), Phan Đinh Tùng, Đinh Tiến Đạt, Neko Lê, Đỗ Hoàng Hiệp, Cường Seven, Quốc Thiên, Hà Lê, Kay Trần, Binz và SOOBIN.
Họ là những người có xuất phát điểm từ nhiều nghề nghiệp khác nhau, có người là ca sĩ, diễn viên hài, rapper, cựu danh thủ, võ sĩ... Mỗi người mang đến chương trình một câu chuyện khác nhau, ở họ chỉ có một điểm chung là mong muốn được toả sáng, phá giới hạn bản thân, được ca hát một cách nghiêm túc và mong khán giả công nhận. Thông qua những chia sẻ trên sân khấu, lẫn các video tập luyện ở hậu trường, khán giả phần nào thấu hiểu hơn những góc khuất trong cuộc đời người nghệ sĩ. Ngoài ra, việc cùng sinh hoạt ở nhà chung còn gửi gắm thông điệp về một lối sống tích cực, chan hoà giữa người với người.
Ở từng tập phát sóng, hình ảnh người đàn ông ở độ tuổi hơn 30 được khắc hoạ rõ nét, ở họ có ấm áp trong hành xử, quyết đoán trước những thử thách, và có cả những giọt nước mắt mềm yếu khi nhắc đến gia đình hay phải nói lời tạm biệt. Có thể cho rằng Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai rất kỳ lạ, nếu ở các gameshow khác có người chơi được yêu thích thì cũng có bị ghét, khán giả chỉ chờ đến ngày họ ra về nhưng ở đây thì khác, ai rời cuộc chơi cũng là một sự tiếc nuối. "Anh tài" khóc, khán giả cũng khóc... Đây chính là một thành công của chương trình, thành công trong việc dùng những chất liệu tự nhiên nhất, không sắp đặt, không cố đẩy lên cao trào theo hướng tiêu cực, dùng trái tim để chạm đến trái tim, dùng chân thành đổi lấy chân thành.
Rất nhiều cung bậc cảm xúc của người đàn ông thể hiện qua những tình huống của chương trình
Thứ 3, phải dành một lời khen cho việc Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai truyền tải những câu chuyện thế hệ, không chỉ qua cách giao tiếp giữa những "Anh đại" như Hồng Sơn, Bằng Kiều, Tự Long với những đàn em mà còn là cách họ lồng ghép trong những tiết mục phục vụ công chúng. Nếu ở chương trình đối thủ, khán giả của họ chủ yếu là người trẻ thì ở Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, già trẻ đều có thể thấu cảm được. Từ việc đưa ra những chủ đề, chọn lựa bài hát, màn xử lý lên ý tưởng sân khấu, biểu diễn của các "Anh trai" đều là sự giao thoa giữa cũ và mới, quá khứ và hiện tại.
Đơn cử ở tiết mục Trống Cơm, những giai điệu thân thuộc bỗng dưng được sáng tạo trở nên mới mẻ hơn, cập nhật xu hướng hơn nhưng cũng không hề đánh mất đi màu sắc truyền thống vốn có. Là một trong những người góp phần làm nên sức hút của tiết mục, NSND Tự Long nói: "Chương trình đã cho chúng ta sáng tạo nhưng không quá 50% để cho ra một tác phẩm mới. Chúng ta làm một ca khúc, làn điệu truyền thống nhưng cần có sự giao thoa, kết hợp giữa truyền thống và đương đại, để ca khúc của chúng ta được người già, trung niên, người trẻ vẫn có thể lắng nghe. Những gì thuộc về dân tộc thì ta hãy giữ lấy sau đó phát triển, cách điệu, khoa trương và cuối cùng là thăng hoa.
Ca khúc Trống Cơm làm về văn hoá. Văn hoá là bản chất, văn hoá là cội nguồn, văn hoá là dân tộc. Câu chuyện văn hoá mà chúng tôi muốn kể chính là tiếp nối giá trị truyền thống, muốn những người trẻ ngày hôm nay hiểu hơn, tiếp cận hơn, để thêm yêu vốn cổ của dân tộc. Những gì chúng tôi làm vẫn giữ lại nguyên sơ những nét văn hoá đấy. Chúng tôi muốn làm mới giai điệu của Trống Cơm nhưng không mất đi bản sắc dân tộc. Đối tượng của chúng tôi có thể là thế hệ 6x, 7x nhưng cũng có thể là 2000, 2030... nhưng họ vẫn thích nghe Trống Cơm, và chúng tôi làm giàu kho tàng văn hoá Việt Nam".
Không chỉ dừng lại ở tính chất một gameshow mang tính giải trí, ở chương trình còn lan toả lòng yêu nước, sự tự hào về những đóng góp của thế hệ đi trước. Điều này được thể hiện qua tiết mục Áo mùa đông & Trở về của đội Duy Khánh. Sau khi nhận đề bài này, các "Anh tài" đã nhờ sự tư vấn của NSND Tự Long và được đàn anh giải thích: "Người hậu phương luôn muốn gửi gắm cái đẹp, ấm áp ra tiền tuyến. Người ở trận tuyến có sức mạnh khi mặc áo được gửi từ hậu phương, cảm nhận được tình yêu của gia đình, làng quê, giúp họ chắc tay súng để diệt quân thù. Những tấm áo không chỉ là hơi ấm mà được thấm máu của người ra chiến trường, để màu cờ Tổ quốc luôn được đỏ tươi".
Khi nhận được sự góp ý từ Tự Long, thủ lĩnh của Nhà Xương Rồng là Duy Khánh cho biết như được truyền được cảm hứng mạnh mẽ, hiểu rõ hơn về những thời khắc lịch sử của đất nước. "Tôi thấy mình được khai sáng nhiều thứ, hình dung cảnh ông cha ta ngày xưa, thấy bản thân dâng lên niềm tự hào", Duy Khánh chia sẻ. Và đội Duy Khánh chinh phục khán giả, vươn lên dẫn đầu chính bằng việc mang vẹn nguyên những cảm xúc tự hào, tự tôn dân tộc thông qua lời ca tiếng hát, vũ đạo để gửi đến khán giả.
Tiếp theo, một yếu tố cũng góp phần quan trọng giúp Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai thay đổi "bàn cờ" chính là giá trị nhân văn. Ở tập 6, Jun Phạm mang đến câu chuyện về những bệnh nhi mắc bệnh tim và luôn có khao khát được sống thông qua tiết mục Nếu Một Mai Tôi Bay Lên Trời. Nam ca sĩ đã mời "người thật việc thật" là em bé Lê Trí Kha, bé từng trải qua 2 cuộc phẫu thuật tim để giành lại sự sống, nhờ vào sự hỗ trợ của Quỹ Nhịp Tim Việt Nam. Trên sân khấu, Trí Kha chia sẻ ước mơ trở thành bác sĩ để có thể "nuôi mẹ và bà".
Jun Phạm chia sẻ: "Jun muốn làm concept này một phần vì thông tin sẽ đến với nhiều khán giả đại chúng hơn. Thực ra quỹ nhịp tim này không đòi hỏi mọi người phải quyên góp, nếu mọi người muốn quyên góp thì đó là tấm lòng của mọi người. Họ đã là một cái quỹ rồi, họ cũng có đầy đủ chi phí, chỉ có điều là những thông tin về các em bị bệnh tim bẩm sinh, nếu như những gia đình nghèo khó, họ không có điều kiện để biết những em bé bị bệnh tim bẩm sinh nếu không được cứu kịp thời thì các em sẽ không sống lâu được. Và chỉ một cuộc điện thoại thôi, các gia đình nghèo khó có thể liên hệ được quỹ nhịp tim Việt Nam và quỹ sẽ đài thọ 100% chi phí mổ tim cho các bé".
Jun Phạm đưa bé Lê Trí Kha - một em bé từng trải qua 2 lần mổ tim lên sân khấu
Và đúng những gì Jun Phạm kỳ vọng, sau chương trình, rất nhiều nhà hảo tâm đã biết đến quỹ Quỹ Nhịp Tim Việt Nam để góp sức, nhiều em bé không may mắc bệnh đã có cơ hội phẫu thuật, như được sinh ra thêm một lần nữa. Vượt xa một gameshow giải trí thông thường, xin được nhấn mạnh lần nữa, Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai thật sự đóng góp những giá trị nhất định cho xã hội.
Quỹ mổ tim được nhiều mạnh thường quân biết đến sau tiết mục của Jun Phạm
Đại diện nhà sản xuất từng chia sẻ về thông điệp của họ khi quyết định làm chương trình: "Cảm giác của tôi và 33 anh tài cùng cả ê-kíp là cực kỳ hạnh phúc và tự hào vì những thông điệp, cảm xúc chân thành, tình yêu và kỳ vọng chúng tôi gửi gắm vào từng tiết mục đã được khán giả đón nhận rất tích cực. Khi làm chương trình, chúng tôi đều có chung một tinh thần quyết tâm là cứ làm tốt nhất những gì mình có thể để cống hiến một hành trình thật tuyệt vời, thật cảm xúc. Đây là giá trị lớn nhất mà chúng tôi hướng đến. Rất may mắn là khán giả đã đồng cảm và thương yêu chúng tôi".
Hy vọng Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai sẽ giữ vững phong độ trong lòng công chúng
Anh Trai "mỏ hỗn" nhất show Chông Gai Một đoạn clip mà anh trai này "phán xét" 7749 người. Trước khi đến với Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, Neko Lê đã quá nổi tiếng là một hot streamer với các video reaction thu hút đông đảo sự chú ý của netizen với phong cách "mỏ hỗn" không kiêng dè hay "vuốt đuôi" ai. Đặc biệt, các tập reaction của Neko...