1 người ở Vĩnh Cửu bị chó dại cắn
Sáng 28-11, ông Đ.K.Q., 73 tuổ.i, ngụ thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để chích huyết thanh kháng dại sau khi bị con chó dại cắn vào tay.
Nhân viên y tế chuẩn bị chích huyết thanh cho ông Q. Ảnh: Hạnh Dung
Ông Q. cho biết, gia đình ông có nuôi 2 con chó, trong đó có 1 con chó cỏ 2 tuổ.i. Cả 2 con chó đều được gia đình nuôi, xích tại nhà, không thả rông.
Cách đây vài ngày, 2 con chó giành ăn và cắn nhau, con chó cỏ bị con chó to hơn cắn đứt lưỡi, sau đó, không ăn uống được gì, lừ đừ. Ngày 26-11, ông Q. đút sữa cho chó uống thì bị chó cắn vào ngón tay cái. Sau khi cắn, ông Q., con chó đã chế.t. Gia đình báo cáo cơ quan chức năng lấy mẫu đầu chó đi xét nghiệm cho kết quả con chó dương tính với virus dại.
Đến nay, ông Q. đã tiêm một mũi vaccine phòng dại và tiêm huyết thanh kháng dại. Ông được bác sĩ hẹn tiêm 2 mũi vaccine phòng dại tiếp theo vào các ngày 29-11 và 3-12.
Đối với con chó còn lại ở nhà, gia đình ông Q. cũng đã báo cáo cơ quan chức năng để xử lý, phòng ngừa bệnh dại có thể lây lan.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng chống bệnh dại, tay chân miệng, sốt xuất huyết
Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, xử lý triệt để ổ dịch, không để bùng phát hoặc phát sinh mới các ổ dịch, nhất là các bệnh truyền nhiễm có số mắc, t.ử von.g cao.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà mới có Công văn số 1354/UBND-KGVX chỉ đạo các đơn vị chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
Theo đó, UBND TP yêu cầu Sở Y tế giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh ngay từ cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế; phối hợp chặt chẽ với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương chủ động phân tích tình hình dịch và đán.h giá nguy cơ đề xuất, triển khai các biện pháp phòng chống dịch phù hợp, kịp thời.
Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, xử lý triệt để ổ dịch, không để bùng phát hoặc phát sinh mới các ổ dịch, nhất là các bệnh truyền nhiễm có số mắc, t.ử von.g cao.
Cụ thể, đối với bệnh dại, UBND TP yêu cầu đảm bảo đủ và tăng cường khả năng tiếp cận của người dân với vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại; tăng cường sự phối hợp với ngành nông nghiệp giám sát chặt chẽ các trường hợp bị chó, mèo nghi dại cắn, hướng dẫn tiêm phòng và xử lý ổ dịch kịp thời.
Đối với Bệnh sốt xuất huyết, các đơn vị cần thực hiện mạnh mẽ chiến dịch truyền thông phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 14 (ngày 15/6/2024).
Muỗi Aedes aegypti đôi khi mang cả hai virus sốt xuất huyết và Chikungunya. Nguồn: SKĐS.
Tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy) phòng chống sốt xuất huyết. Tuyên truyền để người dân hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng, chủ động tham gia thu dọn vật dụng phế thải chứa nước đọng, nơi bọ gậy, muỗi phát triển, đậy kín nắp và thả cá vào bể, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt. Xác định các điểm có nguy cơ cao và tổ chức phun hóa chất chủ động theo quy định của Bộ Y tế.
UBND TP cũng yêu cầu giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tay chân miệng;, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh, lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.
Phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục, nhất là các trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng lớp học và có đủ ánh sáng; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể; theo dõi chặt chẽ sức khỏe học sinh, phát hiện kịp thời những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh và thông báo cho cơ sở y tế để phối hợp xử lý kịp thời.
Đối với các Bệnh được dự phòng bằng vaccine (sởi, ho gà, bạch hầu...), cần đẩy mạnh triển khai kế hoạch tiêm chủng năm 2024, thực hiện tốt tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng; tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Tăng cường hoạt động giám sát, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh; triển khai xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh. Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng bệnh và vận động các gia đình đưa tr.ẻ e.m đi tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch, đủ mũi tiêm.
Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, kịp thời điều trị, cấp cứu người bệnh, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, t.ử von.g và thực hiện tốt kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế, tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổ.i, khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật.
Chủ động, phối hợp cung cấp và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các khuyến cáo phòng bệnh cho người dân. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở để khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi để bảo vệ sức khỏe.
UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện trong phòng, chống dịch...
Triệu chứng của sốt xuất huyết Dengue
Theo SKĐS, khi bị sốt xuất huyết Dengue, sau thời kỳ ủ bệnh, người bệnh thường trải qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn đầu tiên là sốt (thường là sốt cao) dẫn tới mất nước, cơ thể mệt mỏi, rã rời, bắt đầu xuất hiện các nốt ban đỏ và một vài trường hợp bị xuất huyết gây chả.y má.u cam hoặc chả.y má.u chân răng...
- Giai đoạn thứ hai: biểu hiện là sốt giảm dần, có thể là hết sốt nhưng các nốt ban lại mọc dày thêm, hiện tượng ngứa, khó chịu xuất hiện và cơ thể mệt mỏi nặng hơn, một số người có thể rơi vào trạng thái li bì, không muốn ăn uống. Những trường hợp nặng hơn có thể vẫn tiếp tục chả.y má.u cam, thậm chí cả tiểu ra má.u, kin.h nguyệ.t kéo dài, rong kinh (phụ nữ). Lúc này, nếu không được khắc phục kịp thời, có thể rơi vào tình trạng xuất huyết não, xuất huyết dạ dày, viêm gan, viêm cơ tim,... và nguy hiểm nhất là có thể sốc sốt xuất huyết Dengue.
- Giai đoạn thứ ba: cơ thể hồi phục dần, lúc này, các nốt ban sẽ không nổi thêm nữa và vết cũ mờ dần đi, sự khó chịu theo đó cũng giảm, cơ thể bớt mệt mỏi và cảm giác muốn ăn, thèm ăn, ăn thấy ngon miệng.
Nên làm gì để hạn chế sốc xuất huyết Dengue?
Khi bị sốt xuất huyết Dengue, người bệnh có thể trải qua nhiều giai đoạn với những triệu chứng, dấu hiệu riêng. Trong đó, có những giai đoạn các triệu chứng lâm sàng thoái lui nhưng tiểu cầu bắt đầu giảm một cách âm thầm, khiến người bệnh hoặc người nhà người bệnh tưởng rằng đã khỏi bệnh, dẫn đến chủ quan. Vì thế, không ít người vẫn hoang mang tự hỏi sốt xuất huyết vì sao khỏe rồi lại trở nặng, thậm chí t.ử von.g.
Thực ra, hiện tượng sốt xuất huyết vì sao khỏe rồi lại có thể trở nặng là do sự giảm sút nhiều của tiểu cầu cũng như sự thoát nhiều huyết tương làm cho bệnh nặng thêm và có thể t.ử von.g nếu không phát hiện kịp thời và chữa trị tích cực. Ở giai đoạn này, tiểu cầu của bệnh nhân bắt đầu giảm dần một cách âm thầm nhưng không biểu hiện ra ngoài nên người bệnh và người nhà người bệnh không thể phát hiện được mà phải xét nghiệm má.u mới có thể biết được.
Vì vậy để phòng sốc sốt xuất huyết Dengue thì sau khi hết sốt, cần theo dõi chặt chẽ thêm khoảng 1 tuần và lưu ý tới tất cả các dấu hiệu không bình thường khác có thể diễn ra với cơ thể như: hiện tượng xuất huyết dưới da, chả.y má.u chân răng, chả.y má.u cam vẫn còn hay đã hết, với những phụ nữ đến tháng, có thể gặp tình trạng rong kinh, rong huyết, băng kinh,.... thậm chí ra má.u kinh khi chưa đến kỳ.... Chú ý xem có đau bụng hoặc đi ngoài phân vàng hay có màu đen...
Hãy chú ý xem người bệnh có hiện tượng li bì hoặc có khó thở hoặc mất ý thức hay có hiện tượng co giật hay không? Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường nào cần đưa bệnh nhân đến viện ngay để được chữa trị kịp thời.
Top 8 cây quen thuộc chữa cảm sốt theo gợi ý của Bộ Y tế Từ lâu, người dân Việt Nam đã sử dụng một số loại cây quanh nhà để chữa cảm sốt như húng chanh, kinh giới, rau má... Theo tài liệu hướng dẫn nhận biết 70 cây thuố.c của Bộ Y tế có một số loại chữa cảm sốt. Người dân có thể dễ dàng tìm thấy các dược liệu này ở vườn nhà hoặc...