1 năm du lịch 33 quốc gia, cặp vợ chồng người Mỹ hưởng tuần trăng mật không giống ai
Việc hai người yêu nhau kết hôn và đi du lịch trăng mật sau đó là điều rất bình thường. Nhưng đối với một cặp đôi mới cưới dành 1 năm để hưởng trăng mật tại 33 quốc gia thì đó là điều phi thường.
Họ tắm biển ở Ấn Độ Dương tại Seychelles (cũng là điểm đến cuối cùng, điểm thứ 33 trong chuyến đi), cặp đôi ở lại Maldives nhiều ngày, khám phá các con đường của Thổ Nhĩ Kỳ, tạo dáng trước Taj Mahal ở Ấn Độ, đi trực thăng tới đỉnh núi Everest, dã ngoại tại công viên Trung tâm ở New York và lang thang ở Nhật Bản trong nhiều ngày…Gặp Nick và Zoe Aust, thế giới gọi họ là “cặp đôi điên rồ”, họ đã chuẩn bị hai năm trước khi kết hôn, bỏ công việc sau khi kết hôn và đi hưởng tuần trăng mật kéo dài gần một năm. Sau khi kết hôn vào ngày 31 tháng 12 năm 2017 tại New Jersey, cặp đôi đã xách vali lên đường.
Tuần trăng mật của họ kết thúc vào tháng 10 năm 2018.
Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc
Barcelona, Tây Ban Nha
Video đang HOT
Sri Lanka
Yến Phạm
Theo dulich.petrotimes.vn
Lạc bước tới xứ sở thần tiên
New Zealand là xứ sở của hồ, đầm, vịnh, biển, núi, những cánh đồng bát ngát và rừng cây rợp bóng ở bất cứ nơi đâu.
Một chàng phượt thủ lừng danh thế giới sau nhiều năm lang thang qua gần hết các quốc gia, lãnh thổ đã nhận xét rằng Nepal và New Zealand là hai nơi đẹp nhất thế giới.
Đã nhiều lần lặn lội qua những vùng đất hiểm trở, hẻo lánh kỳ bí ở Nepal, tôi không lạ khi những ai yêu thích sự hoang sơ, hùng vĩ và lãng mạn đều phải lòng với nơi này. Nhưng điểm gì tương đồng giữa Nepal và New Zealand khi Nepal là một trong những nước nghèo nhất thế giới, còn New Zealand luôn nằm trong top những quốc gia thịnh vượng, hạnh phúc và đáng sống nhất?
Tôi quyết định đến New Zealand tìm câu trả lời.
Con nhà nghèo đi bụi ở xứ giàu
Khác hẳn với hành trình Nepal phải tự mò mẫm thông tin, tour New Zealand được nhiều công ty lữ hành tại Việt Nam cung cấp. Tuy nhiên, điểm đến này không quá thịnh hành như Mỹ, châu Âu hay Canada, Úc. Có lẽ một phần lý do là tour New Zealand có giá cao hơn hẳn trong khi quốc gia nhỏ bé chẳng quá nhiều tiếng tăm. Tôi hẳn nhiên sẽ đi bụi, mà đâu phải dăm bảy ngày. Để tạm gọi là hiểu một chút về một đất nước mới mẻ, bạn phải ăn dầm nằm dề vài tháng là ít nhất. Làm sao để đi được nhiều nhất mà chi phí thấp nhất ở một xứ sở có mức sống cao như New Zealand, câu hỏi cứ quẩn quanh.
Tôi chọn cách đem theo ít đồ ăn chay đóng gói, một cái bếp du lịch nhỏ kèm cái nồi nhỏ có thể kiêm làm chảo để nấu dọc đường. Mang theo thức ăn là điều chưa bao giờ tôi nghĩ đến trong những chuyến đi cũng hàng tháng trời tại các nước nghèo như Nepal, Ấn Độ, Pakistan, Philippines... Nhưng quả thật, đó là giải pháp hiệu quả để tiết kiệm rất nhiều chi phí ăn uống cho những tháng tôi đi bụi ở New Zealand. Chưa kể, với thực phẩm mang theo, tôi còn được dịp trình diễn ẩm thực nước nhà khiến không ít dân bản xứ lẫn những người bạn nước ngoài tôi gặp gỡ "điêu đứng".
Vấn đề ăn uống đã tạm ổn nhưng vẫn còn hai loại chi phí rất khó tiết kiệm là chỗ ở và đi lại. Không như Ấn Độ xe công cộng đủ loại hình, luồn lách khắp hang cùng ngõ hẻm và rất rẻ (ngẫm lại mới thấy Ấn Độ đúng là thiên đường cho du lịch bụi), việc di chuyển ở New Zealand rất tốn kém. Trong khi tôi thuộc thể loại thích lang thang nên mua xe riêng là giải pháp tốt nhất.
Ở xứ sở Kiwi (biệt danh của New Zealand, không phải vì trái Kiwi mà vì loài chim Kiwi), chỉ với 1.000 New ZealandD (NZD - New Zealand dollar), tức chưa tới 16 triệu VNĐ là có chiếc xe tàng tàng rồi. Tuy nhiên, do hành trình sẽ phải đi xuyên từ đầu đến cuối New Zealand và quay trở lại nên tôi đành bấm bụng bỏ ra 4.000 NZD mua một chiếc Honda Fit đời 2004 còn khá mới. Thủ tục sang tên xe đơn giản, gọn nhẹ trong vòng một nốt nhạc. Ôi trời, chỉ hơn 60 triệu, chưa bằng một chiếc xe tay ga xịn ở Việt Nam mà tôi đã hiên ngang có một chiếc xe hơi ngon lành. Chiếc xe này sau khi kết thúc hành trình tôi rao bán lại được hơn một nửa giá ban đầu mua vào. Tính ra chi phí đi lại trong ba tháng cũng rất nhẹ nhàng nhưng tôi đã được đến tất cả những nơi mình muốn.
Cả đất nước New Zealand là một xứ sở thần tiên với bốn mùa tươi đẹp.
Cỏ cây, hoa trái và muông thú ở New Zealand.
Cắm trại ngủ lều giữa tuyết trắng
Xong khoản đi lại, tôi lại phải lo tiếp chuyện chỗ ở. Nếu thuê phòng ở thì số tiền tôi phải trả sau vài tháng sẽ rất bộn. Nhẩm đi tính lại, tôi quyết định mang theo chiếc lều, định bụng tìm chỗ cắm trại "qua ngày đoạn tháng".
Cắm trại không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn mang lại cho người ta cảm giác hòa hợp với thiên nhiên sâu sắc. Khu cắm trại ở New Zealand chia thành nhiều loại hình khác nhau. Cao cấp nhất có phòng, máy sưởi, nước nóng, khu bếp với đầy đủ nồi niêu chén dĩa, giặt ủi... do tư nhân đầu tư, một đêm ở đây ít nhất vài chục NZD. Thấp hơn thì khu cắm trại chỉ có nhà bếp trống, toilet và nước, vé tầm 5-10 NZD/người/ngày. Thứ ba là những khu cắm trại do cơ quan bảo tồn quản lý, chỉ cung cấp toilet và nước (có nơi còn không có nước), thông thường miễn phí hoặc chỉ thu một ít tượng trưng.
Việc phân biệt các loại hình ở như trên căn cứ vào dịch vụ cung cấp, còn về vị trí hay cảnh quan thì bất phân thắng bại, rất sạch sẽ và an toàn dù chẳng ai quản lý hay canh gác, bảo vệ. Các khu cắm trại quy định rất cụ thể nơi nào, loại xe nào được cắm trại. Chẳng hạn một số nơi chỉ cho phép xe camper van (xe cắm trại chuyên nghiệp có chỗ ngủ, tự mang theo nước và nhà vệ sinh...) do khu vực đó không trang bị những tiện ích này.
Cách trung tâm thành phố Dunedine chừng vài chục km, nằm cạnh bờ biển dài phẳng lặng và khu rừng bao quanh hết sức thơ mộng, Warrington Domain là một khu cắm trại miễn phí dành cho mọi đối tượng, từ chủ nhân những chiếc camper van đến dân ngủ lều. Khi cắm trại ở đây, du khách được nhắc nhở phải luôn cảnh giác với... bọn sư tử biển bởi buổi tối chúng hay bò lên bờ. Sư tử biển thì tôi chưa nhìn thấy, nhưng bọn chim chóc, thú hoang dạn dĩ đi tìm thức ăn rất nhiều. Nửa đêm đang ngủ, nghe ngoài lều có tiếng loạt xoạt, tôi thò đầu ra nhìn. Một em nhím đang lục lọi túi đồ ăn thừa, ngóc đầu nhìn tôi rồi xục xạo tiếp.
Chỉ cần dựng lều lên là tôi đã có chỗ ở nhỏ xinh rồi. Ăn uống thì tôi có chiếc bàn xếp nhỏ làm bếp và tự nấu nướng. Chỉ mới chớm đông mà New Zealand đã lạnh thấu xương, chỉ có thể dùng nước nóng tắm nhưng khu cắm trại miễn phí chỉ có nước lạnh. Hai cô gái người Đức chia sẻ kinh nghiệm cho tôi bằng trang web cung cấp những nơi có dịch vụ tắm nước nóng với vé chừng 2-5 NZD.
Nghe thì dễ dàng và thơ mộng nhưng ngủ lều vào mùa đông ở New Zealand là một thử thách lớn, kể cả với dân bản xứ. Lều của tôi lại mỏng manh, không có cả nệm lót lưng. Những hôm cắm trại cạnh hồ Moke thuộc thành phố Queenstown, dù đã quấn chặt nhiều quần áo nhất có thể nhưng càng về đêm cái lạnh càng thấm. Nằm co người đủ kiểu, cố gắng đủ cách để giữ ấm nhưng cơ thể tôi mỗi lúc mỗi lạnh hơn. Không thể nào dỗ mình quên đi cảm giác rét buốt để chợp mắt, tôi đành nằm chờ mặt trời lên. Sáng chui ra khỏi lều, khắp nơi phủ băng giá trắng xóa. Tối hôm qua nhiệt độ đã xuống -3 độ C. Đừng đùa với cái lạnh ở New Zealand!
Những ngày cắm trại trong mùa đông rét buốt.
Quanh năm chỉ có mùa xuân
Nghe "than khổ" nhiều như thế, vậy New Zealand có gì hay đâu chứ? Thực tế New Zealand triệu triệu lần hay, tỷ tỷ lần xinh đẹp. New Zealand là xứ sở của hồ, đầm, vịnh, biển, núi, những cánh đồng bát ngát và rừng cây rợp bóng ở bất cứ nơi đâu. Chỉ riêng Queenstown đã có không biết bao nhiêu là hồ, chạy một chốc là lại thấp thoáng bóng dáng những chiếc hồ nước trong vắt. Nước ở hồ Wanaka còn được các nhà khoa học đánh giá sạch hơn cả nước uống đóng chai.
New Zealand không có những công trình nhân tạo vĩ đại như Vạn Lý Trường Thành, Angkor Wat hay Cầu Vàng, tháp Eiffel...nhưng hớp hồn du khách bằng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Nếu như ở những đất nước khác, thắng cảnh chỉ nằm ở một số vùng nào đó thì tạo hóa quá ưu ái với New Zealand bởi cả đất nước này mùa nào cũng đẹp. New Zealand dĩ nhiên có mùa đông, chẳng những vậy mùa đông còn lạnh lẽo kinh người bởi quốc gia này ở gần Nam Cực nhất. Nhưng mùa đông ở New Zealand không tiêu điều mà vẫn hoa thơm cỏ lạ, chim chóc muông thú rộn ràng. Một ngày mùa đông mặt trời mọc dăm ba tiếng nhưng nắng vàng rót mật trên mặt hồ xanh trong. Những cây táo ven đường trái chín đỏ cành. Trong rừng mâm xôi dại ngọt lịm đang chờ người hái. Thiên nga trắng rồi thiên nga đen nhởn nhơ bơi lội, chả hề biết sợ con người. Lũ ngỗng trời đậu đen đặc những ngọn đồi. Đường sá vắng hoe và vật cản nhiều nhất là lũ possum (một loài chuột túi) ngông nghênh băng qua đường.
Người ta thường nói dù đẹp đến nhường nào nhưng ngắm mãi thì cũng trở nên bình thường. Điều đó lại không hề đúng với New Zealand. Mà có lẽ sự nên thơ và trong lành của thiên nhiên không bao giờ khiến người ta nhàm chán hay mệt mỏi. Thị trấn ven biển Kawia vốn chưa bao giờ vinh hạnh có tên trong danh sách những nơi cần phải đến ở New Zealand vậy mà đã làm tôi ngất ngây lắm rồi. Bãi cỏ nơi tôi cắm trại trước mặt là ngọn đồi xanh rì. Bên cạnh là khu rừng đủ các loại cây, chim chóc, ngỗng trời riu ríu suốt cả ngày bên dòng suối óng ánh. Tôi ở Kawia khá lâu, vậy mà cảm giác rung động bởi vẻ đẹp của nơi này vẫn không mảy may suy giảm.
Những tháng ngày ở New Zealand và Nepal giúp tôi nhận ra điểm tương đồng giữa hai đất nước cách xa nhau hàng vạn dặm này. Bất chấp sự khác biệt về văn hóa và chênh lệch về đời sống kinh tế, hai nơi này sở hữu cảnh quan tự nhiên hoang sơ đẹp vượt trội hơn nhiều nơi khác. Thiên nhiên ở đây được con người vô vàn trân trọng, nâng niu giữ gìn. Sự hiếu khách và lòng tốt bụng đặc biệt của con người ở những xứ sở này khiến lữ khách phương xa luôn thấy thân thương như thể mình trở về nhà chứ không phải đang lang thang xứ lạ quê người.
Bao nhiêu đó đã quá đủ để New Zealand và Nepal xứng đáng là hai nơi đẹp nhất thế giới.
CẨM TÚ
Theo plo.vn
Bí mật kinh hoàng hai địa điểm rùng rợn nhất Trung Quốc Trung Quốc có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới như Tử Cấm Thành thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Thế nhưng, câu chuyện bí hiểm phía sau những địa điểm rùng rợn này khiến nhiều người tò mò cũng như sởn gai ốc. Tử Cấm Thành là địa điểm du lịch nổi tiếng nằm ở Bắc Kinh, Trung...