1 năm chưa giải quyết xong vụ tàu cá nằm bờ 2 năm: Ngư dân thiệt
Vụ kiện tụng giữa ngư dân Quảng Nam với hai đơn vị là Công ty CP đóng tàu Bảo Duy (Đà Nẵng) và Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Liên Á (Hà Nội) sau hơn 1 năm với nhiều lần hòa giải vẫn chưa đi đến thống nhất trách nhiệm, việc khắc phục. Hai doanh nghiệp đều cho rằng mình đúng, rốt cuộc chỉ ngư dân khổ.
Liên Á và Bảo Duy: Không ai sai?
Sau khi Báo NTNN đăng bài phản ánh việc con tàu vỏ sắt đang nằm bờ 2 năm của ông Trần Văn Liên (xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) cùng lùm xùm giữa Công ty Bảo Duy, ngư dân và Công ty Liên Á, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của các đơn vị xung quanh vấn đề này. Điều đáng nói, không ai thừa nhận sai hay nhận trách nhiệm của mình.
Ông Trần Văn Liên và giấy tờ liên quan đến máy móc con tàu. Ảnh: N.C
Cũng theo ngư dân Trần Văn Liên, việc tàu nằm bờ 2 năm qua, không hoạt động được đã gây thiệt hại hàng tỷ đồng, trong đó có tiền trả tiền công vay cho lao động đi tàu, tiền vay ngân hàng, tiền lãi suất… Việc tàu nằm bờ khiến cuộc sống gia đình ông vào đường cùng, phải đi làm thuê cho người khác để kiếm sống.
Ông Nguyễn Quang Kỳ – Tổng Giám đốc Công ty CP Đóng tàu Bảo Duy khẳng định: “Chúng tôi chỉ hợp đồng đóng thân vỏ tàu cho ông Liên, riêng phần máy ông Liên tự mua thông qua hợp đồng với Công ty Liên Á nên ông Liên không thể đổ lỗi cho Bảo Duy chịu trách nhiệm về việc hư hỏng”.
Theo ông Kỳ, trong các giấy tờ, văn bản trình tòa án, có thể thấy sự việc đêm chạy thử 29.3.3016 xảy ra sự cố cũng có mặt ông Liên trên tàu, nên ông Liên không thể đổ lỗi cho Bảo Duy tự ý chạy tàu.
“Theo thông tin Bảo Duy được biết, việc chạy thử đêm 29.3 không có đại diện Liên Á là do Liên Á yêu cầu ông Liên phải trả tiền ăn ở cho kỹ thuật Tô Ngọc Tiếp nhưng ông Liên không đồng ý. Vì theo hợp đồng giữa Liên Á và ông Liên, tiền ăn ở này Liên Á phải chịu. Do không thống nhất được, ông Tiếp đã bỏ về, việc vắng mặt ông Tiếp và để xảy ra sự cố là quan hệ giữa ông Liên và Liên Á, ông Liên không thể đổ trách nhiệm cho Bảo Duy vì ông Liên có mặt trên tàu và quyết định chạy tàu khi không có Liên Á” – ông Kỳ nói.
Cũng theo vị lãnh đạo Công ty Bảo Duy, biên bản họp ngày 26.5.2016, Liên Á đánh giá máy hỏng 4 bộ phận trục cơ, tay biên máy 1, xylanh máy 1 và bầu lọc dầu bôi trơn, nhưng không phát hiện vỏ máy bị nứt. Liên Á đề xuất mua phụ tùng thay thế, Bảo Duy đã thể hiện thành ý đóng góp 600 triệu đồng, Ban thực hiện Nghị định 67 tỉnh Quảng Nam kêu gọi thêm 100 triệu đồng giúp ông Liên mua phụ tùng. Tuy nhiên, phụ tùng thay xong máy vẫn hỏng do Liên Á không phát hiện máy nứt như đã nêu.
Video đang HOT
Sau đó, các bên thông nhất mời Công ty CP Giám định Thái Dương vào cuộc, và đơn vị này đã kết luận máy hỏng do lỗi chế tạo và lỗi của nhà sản xuất. Kết quả đã rõ nhưng từ đó đến nay Liên Á vẫn bất hợp tác.
Phủ nhận những cáo buộc của Công ty Bảo Duy, ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Kỹ thuật Liên Á cho rằng, mặc dù là đơn vị cung cấp máy, nhưng Liên Á hoàn toàn không có lỗi trong sự cố hỏng máy của tàu sắt. “Trước sự cố đêm 29.3.2016, chúng tôi đã 2 lần cử kỹ thuật vào kiểm tra việc hoàn tất lắp máy, có chạy thử và đã được ông Liên cũng như Bảo Duy chấp nhận. Sự cố đêm 29.3 máy bị hỏng lại không có nhân viên kỹ thuật của chúng tôi, vậy không thể nói rằng máy hỏng là do Liên Á”.
Theo ông Hùng, ông Liên và Công ty Bảo Duy tự ý vận hành hệ thống máy đẩy thủy đồng bộ để xảy ra sự cố đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho uy tín, kinh tế của Liên Á. “Mọi việc bây giờ để tòa án giải quyết” – ông Hùng khẳng định.
Ngư dân thiệt!
Tàu của ông Liên nằm bờ 2 năm, khiến gia đình thiệt hại lớn về kinh tế. Ảnh: N.C
Trao đổi với phóng viên, ngư dân Trần Văn Liên – chủ tàu sắt QNa-94679TS trị giá 16 tỷ đồng đã gần 2 năm nay nằm tại bờ biển Thọ Quang (TP.Đà Nẵng) vẫn khẳng định Doanh nghiệp Bảo Duy tự ý thuê tài công cho tàu chạy thử chứ không được sự đồng ý của ông Liên và kỹ thuật máy.
Vì sao 2 lần thử máy vào ngày 26 và 28.3.2016 đều có mặt kỹ sư của Liên Á và lúc này máy vẫn chạy bình thường? Ngư dân Liên nói: Thật sự lúc đó là máy chạy bình thường nhưng là chạy đường ngắn nằm trong khu vực cảng. Đến tối 29.3.2016, khi Công ty Bảo Duy đưa tàu ra biển để chuẩn bị thử đường dài thì lúc tàu bị hỏng máy. Thừa nhận tối 29.3.2016, khi chạy thử tàu trên biển, không có nhân viên kỹ thuật bên Liên Á, nhưng ông Liên cho rằng phía Bảo Duy tự ý thuê tài công cho chạy thử tàu, khi tàu rời khỏi cầu cảng Thọ Quang khoảng 30m thì bị sự cố hỏng máy.
“Tôi khẳng định, bên Công ty Bảo Duy nôn nóng sớm cho xong tàu để bàn giao còn đóng chiếc khác, nên mới xảy ra sự cố trên. Còn nguyên tắc, nếu xong tàu anh phải bàn giao chìa khóa cho tôi thì lúc đó mới nói đến chuyện bàn giao được, còn đằng này chìa khóa họ giữ, họ tự cho tàu chạy thử chứ tôi có chạy thử đâu. Tôi đã nói thẳng trước tòa là bên Bảo Duy tự ý phá máy, tôi sẽ theo đến cùng ra tòa với hai doanh nghiệp để đòi cho được quyền lợi…” – ngư dân Liên bức xúc.
Theo Danviet
Vụ tàu 67: Giám đốc Công ty Đại Nguyên Dương nổi nóng với ngư dân
Trong khi ngư dân đang lo "sốt vó", nằm bờ chờ sửa chữa để sớm trở lại ngư trường thì công ty TNHH Đại Nguyên Dương (Nam Định) vẫn chưa chịu gửi phương án khắc phục đến cơ quan chức năng tỉnh Bình Định. Mặt khác, trao đổi với ngư dân, vị giám đốc công ty này còn nổi nóng và nói rất nhiều câu khó nghe...
Gia hạn, chờ "phản hồi" từ Đại Nguyên Dương
Tại cuộc họp giao ban báo chí quý II/2017 do Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin - Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh Bình Định cùng phối hợp tổ chức mới nhất đã được "hâm nóng" bởi câu chuyện tàu 67 hư hỏng tại địa phương này trong thời gian qua. Theo lãnh đạo Ban Tuyên giáo (Tỉnh ủy Bình Định) đã có hơn 200 tin, bài liên quan đến tàu vỏ thép 67 đăng tải trên các báo suốt mấy tháng qua.
Tại cuộc họp, ông Phan Trọng Hổ- Giám đốc Sở NNPTNT Bình Định cho biết: "Sau cuộc gặp giữa doanh nghiệp đóng tàu và 18 chủ tàu (ngày 30.6), Sở mới chỉ nhận được phương án sửa chữa chi tiết từ Công ty TNHH MTV Nam Triệu, còn Công ty TNHH Đại Nguyên Dương vẫn chưa có. Lẽ ra, quy định ngày 4.7 đã là thời hạn cuối, nhưng do chậm nên chúng tôi quyết định gia hạn đến 8.7, hiện tại vẫn chờ phương án từ công ty TNHH Đại Nguyên Dương".
Tàu vỏ thép của ngư dân Mai Văn Chương được đóng tại công ty TNHH Đại Nguyên Dương bị rỉ sét tràn lan. Ảnh: D.T
Theo ông Hổ, Sở NNPTNT đã có báo cáo Bộ NNPTNT và quyết định thành lập Tổ giám sát quá trình khắc phục hậu quả tàu 67 hư hỏng của doanh nghiệp đóng tàu. Thành viên giám sát gồm: đại diện công an, tư pháp, chính quyền địa phương... Bộ phận này làm việc bên cạnh chứ không thay thế hoặc "giẫm đạp" lên chức năng của Trung tâm đăng kiểm tàu cá (Tổng cục thủy sản). Đặc biệt, Thủ tướng Chính Phủ đã giao cho Bộ công an vào cuộc điều tra để tìm kết luận đúng, sai và có hình thức xử lý trách nhiệm.
"Hiện nay, tại Tam Quan (huyện Hoài Nhơn) có 5 tàu của công ty TNHH MTV Nam Triệu đã lên đà chờ sửa chữa. Tuy nhiên, chúng tôi chưa công nhận bước đi này vì chưa đúng quy định được đưa ra. Việc sửa chữa phải theo đúng hợp đồng và đăng kiểm viên sẽ chịu trách nhiệm về tình trạng an toàn trước khi tàu trở về với hoạt động sản xuất"- ông Hổ khẳng định.
Ngư dân âu lo trên đống nợ
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Dân Việt rất nhiều ngư dân đóng tàu tại công ty TNHH Đại Nguyên Dương đang nóng ruột, chờ sửa chữa để vươn khơi trả nợ.
"Hiện tại, ngư dân chúng tôi nợ ngân hàng hàng chục tỷ đồng nên ai cũng lo lắng cả. Doanh nghiệp làm sai phải chịu trách nhiệm và nhanh chóng khắc phục để ngư dân vươn khơi"- ngư dân Võ Tuân- Chủ tàu BĐ 99018 TS (tàu đóng tại công ty TNHH Đại Nguyên Dương) yêu cầu.
Rất đông phóng viên quan tâm đến vụ việc tàu 67 hư hỏng tại Bình Định. Ảnh: D.T
Sau nhiều lần vắng mặt, tại cuộc họp với ngư dân vào ngày 30.6 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Nguyên- Giám đốc Công ty TNHH Đại Nguyên Dương bất ngờ lộ diện và giải thích lý do "mất hút" bởi phải điều trị bệnh hơn 1 tháng, hiện vẫn tiếp tục điều trị.
Trong quá trình trao đổi với ngư dân về phương án sửa chữa, ông Nguyên phản ứng: "Cái gì cũng phải có tình có lý, các ông đừng đòi hỏi quá. Cùng lắm, tôi căn cứ vào hợp đồng vào pháp luật tôi làm. Các ông làm vậy, tôi có bán cả nhà, có phá xí nghiệp của tôi... ".
Tàu 67 nằm bờ vì hư hỏng. Ảnh: D.T
Khi phóng viên gặp trực tiếp, đặt câu hỏi phỏng vấn thì ông Nguyên từ chối với lý do: "Thông tin trực tiếp trong cuộc họp, tôi không nói gì thêm nữa. Cả tháng nay đăng tải về chúng tôi rất nhiều, tôi đang rất cảm xúc".
Hiện nay, công ty TNHH Đại Nguyên Dương và ngư dân đã thống nhất việc sửa chữa, khắc phục tàu hư hỏng. Ông Nguyên hứa sẽ sửa chữa trong thời gian sớm nhất để ngư dân vươn khơi. Tuy nhiên, đến sáng ngày 5.7 công ty này vẫn chưa gởi phương án sửa chữa cho Sở NNPTNT Bình Định.
Theo Danviet
Bộ Công an điều tra vụ tàu 67: Ngư dân đủ bằng chứng tố DN sai phạm Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an vào cuộc điều tra, làm rõ việc đóng tàu 67 kém chất lượng, nhiều ngư dân tại Bình Định đã thu thập hàng loạt bằng chứng để tố cáo sai phạm của doanh nghiệp. Tố cáo sai phạm, yêu cầu bồi thường Tiếp nhận thông tin Bộ Công an sẽ vào cuộc...