1 đồng vốn ngân sách, huy động được 21 đồng xã hội
Ông Thái Quốc Dân – Phó Chánh văn phòng Điều phối NTM TP.HCM cho biết, TP.HCM nhiều năm qua luôn có chính sách hỗ trợ vay vốn theo cơ chế đặc thù cho nông dân, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển nông thôn mới (NTM).
Hỗ trợ vay nông nghiệp công nghệ cao lên đến 100%
Cụ thể, ngoài các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Trung ương, thành phố đã có các quyết định 36, 13, 04… đang còn hiệu lực thi hành liên quan đến chính sách hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động.
Nhiều nông dân đã thoát nghèo, đi lên làm giàu từ những đồng vốn vay theo chính sách hỗ trợ của TP.HCM. Ảnh: S.A
Hay mới đây nhất, ngày 12/2/2018, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 655/QĐ-UBND quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017 – 2020.
Theo đó, thành phố sẽ hỗ trợ từ 60 – 100% lãi suất cho vay sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với hạn mức hơn 10 tỷ đồng, thời gian phê duyệt không quá 26 ngày làm việc. UBND quận – huyện quyết định hỗ trợ lãi vay đối với phương án vay vốn dưới 10 tỷ đồng, phê duyệt không quá 11 ngày; riêng huyện Cần Giờ, Củ Chi không quá 13 ngày.
Nông dân Nguyễn Thanh Hà – chủ cơ sở vườn kiểng Hà Ba Trận ở TP.HCM, cho biết: “Tôi vay được 5 tỷ đồng từ Agribank với chương trình hỗ trợ lãi suất theo QĐ 655 lên tới 80%. Nhờ đó gia đình hoàn toàn yên tâm để phát triển vườn mai với diện tích hơn 5.000m2, doanh thu hàng năm khoảng 4 – 5 tỷ đồng. Và quan trọng là tôi vẫn giữ được nghề truyền thống của gia đình từ hàng chục năm nay”.
Hay như trường hợp bà Nguyễn Thị Bé – chủ vườn lan Mokara Minh Dũng ở Củ Chi. Đầu 2016 bà mở rộng diện tích vườn lan lên 10.000m2 với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ đồng, trong đó vay ưu đãi vốn ưu đãi hết 600 triệu đồng. Sau 2 năm bà đã trả xong nợ ngân hàng. Hiện với diện tích 10.000m2, bà đang trồng 30.000 gốc lan Mokara, mỗi tuần cung cấp từ 4.000 – 6.000 cành lan cho thị trường. Mỗi năm, vườn của bà còn xuất bán khoảng 10.000 cây giống cho nông hộ trong vùng và các tỉnh lân cận, thu bình quân 800 triệu đồng/năm.
Video đang HOT
1 đồng vốn ngân sách, huy động được 21 đồng xã hội
Theo Văn phòng Điều phối NTM TP.HCM, từ năm 2010 đến nay, 5 huyện xây dựng NTM của thành phố đã phê duyệt cho 25.739 hộ được hỗ trợ lãi vay với tổng vốn đầu tư 12.548 tỷ đồng, tổng vốn vay 7.759 tỷ đồng. Bình quân vốn đầu tư đạt 0,487 tỷ đồng/hộ/phương án, bình quân vốn vay đạt 0,3 tỷ đồng/hộ/phương án. Tổng kinh phí giải ngân hỗ trợ lãi vay từ ngân sách đối với các phương án được duyệt tại 5 huyện là hơn 604 tỷ đồng.
Từ đó cho thấy với 1 đồng vốn ngân sách hỗ trợ lãi vay, sẽ huy động được 20,8 đồng vốn xã hội, trong đó huy động từ tổ chức tín dụng là 12,8 đồng, huy động trong dân là 8 đồng.
Ông Dân cho biết, không chỉ hỗ trợ nông dân, QĐ 655 còn hỗ trợ cho các HTX, doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng từ 60% đến 100% lãi vay, với hạn mức hơn 10 tỷ đồng.
Chính sách này dành cho các doanh nghiệp, HTX đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc thiết bị sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp; ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ và có phương án đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao…
Văn phòng Điều phối NTM cho biết, chương trình ưu đãi vay vốn đã tạo nên nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp hiệu quả tại các huyện NTM, như: Dự án xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm từ sữa bò tươi của HTX Bò sữa Tân Thông Hội đầu tư 37 tỷ, vay 25 tỷ đồng; Dự án xây dựng trại chăn nuôi bò thịt kết hợp vườn, ao, chuồng tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi rộng 18.560m2/100 con bò giống Droughtmaster với vốn đầu tư 11.242 tỷ, vay hỗ trợ thêm 7 tỷ đồng…
“Thông qua các phương án sản xuất được hỗ trợ lãi vay giai đoạn 2010-2019 đã giải quyết việc làm cho hơn 60.431 lao động, trong đó có khoảng 6.309 lao động là đối tượng hộ nghèo”- ông Dân cho biết.
Theo Danviet
Quảng Nam: Kỳ vọng thu hút DN đầu tư nông nghiệp, nông thôn
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có khoảng 400 nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn và địa phương này đang kỳ vọng thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao trong những năm tới.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức hội nghị hỗ trợ và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Quảng Nam. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh chủ trì hội nghị và đại diện hàng trăm lãnh đạo các sở, ngành, địa phương và các doanh nghiệp (DN) đầu tư tại Quảng Nam.
Quan cảnh hội nghị hỗ trợ và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Quảng Nam mới được tổ chức. Ảnh: Thúy Hằng.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh cho biết: Những năm qua, nhiều DN đã triển khai đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp (NN) trên địa bàn tỉnh, nhưng thực tế cho thấy việc thu hút dự án vào lĩnh vực này vẫn còn gặp nhiều khó khăn; thu hút doanh nghiệp đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế bởi nhiều bất cập; trong đó hiệu quả từ sản xuất NN chưa cao, thị trường thiếu ổn định, chính sách về đất đai vẫn chưa thông thoáng, khó tiếp cận nguồn vốn vay...
Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam có 6 dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực sản xuất - chế biến các sản phẩm nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao và kỳ vọng sẽ tiếp tục thu hút DN đầu tư trong thời gian tới. Ảnh: Đại Nghĩa.
Theo báo cáo tại hội nghị, thống kê mới nhất cho thấy, đến nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có khoảng 400 DN đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn. Trong đó, có 45 dự án đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp và dược liệu; 11 dự án đầu tư vào lĩnh vực thủy sản. Về lĩnh vực chăn nuôi, xây dựng cơ sở giết mổ gia súc và gia cầm tập trung, có 37 dự án đăng ký đầu tư.
Đối với lĩnh vực trồng trọt, chế biến sản phẩm NN và một số lĩnh vực khác, có 20 dự án đăng ký đầu tư. Ngoài ra, thời gian qua có 6 dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực sản xuất - chế biến các sản phẩm nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao...
Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đã thu hút 11 dự án đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản. Ảnh: Đại Nghĩa.
Theo đánh giá của các đại biểu, trong thời gian qua, các nhà đầu tư có quy mô lớn đang dần chuyển hướng đầu tư vào lĩnh vực NN. Các DN, HTX đã bước đầu tổ chức liên kết với người dân trong việc tích tụ đất đai, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Qua đó đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp nông thôn giúp ngành nông nghiệp phát triển ổn định và đạt được những kết quả to lớn, tạo bước chuyển mạnh mẽ và tích cực.
Tuy nhiên, việc thu hút các DN, HTX đầu tư vao lĩnh vực NN, nông thôn còn gặp nhiều tồn tại, khó khăn; chưa tương xứng với tiềm năng về NN của địa phương. Các nhà đầu tư vào lĩnh vực NN đa số là những lĩnh vực NN nhỏ, ít am hiểu về thủ tục pháp lý của Nhà nước. Trong khi đó, các thủ tục về vốn, thuê đất, thuế, cấp phép xây dựng...vẫn còn nhiều bất cập, kéo dài; hạ tầng vùng nông thôn còn khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư...
Tại hội nghị, các đại biểu, nhà đầu tư đã được UBND tỉnh Quảng Nam phổ biến những nội dung cơ bản của Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm NN và dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về quy định chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Quảng Nam giai đoạn 2020 - 2025...
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có khoảng 400 DN đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn. Ảnh: Đại Nghĩa.
Bên cạnh đó, Sở TN&MT phổ biến những thủ tục liên quan đến đất đai, môi trường phải thực hiện khi đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn tỉnh. Sở KH&ĐT giới thiệu danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh; thủ tục, điều kiện để tiếp cận nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; trình tự, thủ tục thực hiện dự án đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn. Ngoài ra, các đơn vị liên quan sẽ phổ biến những điều kiện, thủ tục để được tiếp cận nguồn vốn tín dụng...
"Mong muốn qua hội nghị lần này, các đại biểu chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng cũng như cùng chính quyền địa phương, ngành chức năng tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn mà các DN, HTX gặp phải khi đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn tỉnh trong những năm tới..." - Ông Lê Trí Thanh chia sẻ mong muốn.
Theo Danviet
Hai Bộ trưởng chủ trì hội nghị phổ biến Hiệp định EVFTA Lần đầu tiên, Việt Nam ký kết một Hiệp định thương mại tự do có những cam kết sâu rộng với 28 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EVFTA) với nhiều nội dung mới lạ và nhiều vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến ngành nông nghiệp. Sáng nay (21/8) Bộ Công thương phối hợp với Bộ NNPTNT đã...