1 đơn vị được cấp phép mua bán vàng miếng
Ngày 28.12, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã cấp phép cho 17 tổ chức tín dụng (TCTD) và 14 doanh nghiệp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng với mạng lưới 2.456 điểm giao dịch mua, bán vàng miếng ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trước đó, NHNN cũng có quy định kể từ ngày 10.1.2013, các doanh nghiệp, TCTD không có giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng do NHNN cấp sẽ không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng.
Rút tiền nội mạng cũng phải đóng phí – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Video đang HOT
NHNN cũng ban hành Thông tư 38 quy định, TCTD không được giữ trạng thái vàng cuối ngày vượt quá 2% so với vốn tự có và không được duy trì trạng thái vàng âm. Các TCTD đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh mua bán vàng miếng tuân thủ trạng thái vàng nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá vàng, cũng như đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với TCTD.
Cùng ngày, NHNN ban hành Thông tư 35 quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa. Theo đó, mức phí chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng gồm phí phát hành thẻ từ 0 – 100.000 đồng/thẻ phí thường niên từ 0 – 60.000 đồng/thẻ/năm in sao kê tài khoản hoặc in chứng từ vấn tin tài khoản nội mạng từ 100 – 500 đồng/giao dịch, ngoại mạng từ 300 – 500 đồng/giao dịch nhằm mục đích hạn chế việc in sao kê tràn lan không cần thiết, lãng phí.
Riêng đối với phí rút tiền nội mạng có lộ trình như sau từ ngày 1.3.2013 – 31.12.2013 từ 0 – 1.000 đồng/giao dịch từ 1.1.2014 – 31.12.2014 từ 0 – 2.000 đồng/giao dịch từ 1.1.2015 trở đi từ 0 – 3.000 đồng/giao dịch. Rút tiền ngoại mạng có phí từ 0 – 3.000 đồng/giao dịch. Phí chuyển khoản từ 0 – 15.000 đồng/giao dịch.
Ngoài ra, thông tư này còn quy định tổ chức phát hành thẻ cần có biện pháp phân loại khách hàng để có hình thức hỗ trợ phù hợp đối với sinh viên nghèo, người lao động có thu nhập thấp. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1.3.2013.
Theo TNO
Biên độ mua bán vàng miếng đang dần co hẹp
Biên độ mua bán vàng miếng của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC từ mức 800.000 đồng của ngày 27/12, co lại 700.000 đồng vào hôm qua, đến sáng nay thì còn khoảng 600.000 đồng mỗi lượng.
Mở cửa ngày cuối tuần, Công ty SJC công bố vàng miếng 45,72-46,32 triệu đồng một lượng, chênh lệch mua bán hiện còn khoảng 600.000 đồng, giảm 200.000 đồng so với hai ngày trước.
Trên thế giới, giá vàng biến động trong biên độ 12 USD. Có lúc giá rơi xuống sát vùng 1.654 USD khi vào giữa phiên Mỹ do lực bán chốt lời xuất hiện. Sau đó, giá phục hồi và chốt tuần tại 1.656,30 USD mỗi ounce, giảm 6,7 USD so với phiên liền trước. Tương tự, hợp đồng vàng giao tương lai cũng đóng cửa tại mốc 1.655,90 USD mỗi ounce. Với mức giá này, kim loại quý khép lại một tuần giao dịch không có nhiều đột biến khi để sụt giảm 4,2 USD trong tuần.
Nếu quy đổi với tỷ giá 20.870 đồng, mỗi lượng vàng quốc tế hiện tương đương với 42,9 triệu đồng.
Chính quyền Obama và các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng hòa trong Quốc hội hiện nay vẫn chưa thể đưa ra một thỏa thuận nào để tránh việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu có hiệu lực vào tháng Giêng tới. Nhiều nhà phân tích cho rằng, nếu Mỹ không tránh được "vách đá tài chính" có thể dẫn nước này tới suy thoái. Do đó, đây vẫn là chủ đề được quan tâm nhất đối với thị trường thời gian tới.
Dự đoán về giá vàng tuần tới, theo khảo sát của Kitco.com, trong số 19 người tham gia trả lời phỏng vấn, gồm các chuyên gia, nhà đầu tư... có đến 12 ý kiến cho rằng giá tăng, trong khi chỉ 4 người nhìn nhận giá giảm và 3 giữ quan điểm trung lập.
Theo VNE
Hàng nghìn tiệm vàng sắp bị xóa sổ Trong số hơn 8.000 cửa hàng đang kinh doanh vàng miếng hiện nay, chỉ khoảng 2.400 điểm được cấp phép mới để tiếp tục hoạt động. Trong thông cáo phát đi cuối ngày 28/12, Ngân hàng Nhà nước khẳng định từ ngày 10/1/2013, sẽ chỉ những địa điểm được cấp phép mới có quyền kinh doanh vàng miếng. Hiện 14 doanh nghiệp và...