1 CSGT tử nạn trên ô tô biến dạng ở Lâm Đồng
Xe ô tô 4 chỗ biến dạng sau khi va chạm với xe khách Thành Bưởi khiến 2 người tử vong, trong đó có 1 CSGT.
Thông tin ban đầu, khoảng 23 giờ 45 phút đêm qua 9/5, tại Km 176 880, QL20, đoạn qua xã Tam Bố, huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe khách và xe con, khiến 2 người trên xe con tử vong tại chỗ.
Vào thời điểm trên, xe khách Thành Bưởi BKS 51B-197.67 do tài xế Nguyễn Đình Duy (33 tuổi, trú huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) điều khiển, hướng TP Đà Lạt đi TP.HCM thì tông vào xe con BKS 51C-568.49 do tài xế Nguyễn Trần Quốc Tuấn (51 tuổi, trú huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) lái, chở theo ông Nguyễn Quốc Trưởng (32 tuổi, cán bộ Phòng CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng) đi hướng ngược lại.
Ô tô con biến dạng sau vụ tai nạn
Video đang HOT
Cú tông trực diện khiến phần đầu ô tô con bị biến dạng hoàn toàn, ông Tuấn và ông Trưởng tử vong tại chỗ.
Nguyên nhân tai nạn đang được cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng điều tra, làm rõ.
Theo Vietnamnet
Lâm Đồng: Tiết kiệm 50% nước tưới cà phê bằng công nghệ thông minh
Tiết kiệm 50% lượng nước, kiểm soát được phân bón, giảm chi phí mà vẫn tăng năng suất cà phê là hiệu quả từ mô hình tưới nước bằng cảm biến và công nghệ thông minh đang được triển khai tại Lâm Đồng.
Tỉnh Lâm Đồng có trên 170.000ha cà phê với sản lượng trên 450.000 tấn/năm, nhưng một phần diện tích này luôn trong tình trạng thiếu nước, đặc biệt là tại các huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm. Vì vậy, Ngân hàng Thế giới (WB) đã tài trợ cho dự án VnSAT với các mô hình thí điểm tưới tiết kiệm nước cho cây cà phê bằng cảm biến và công nghệ tưới thông minh.
Đại diện VnSAT giới thiệu dự án tại huyện Di Linh. Ảnh: P.V
Dự án đã hỗ trợ cho các nông hộ 50% chi phí để lắp đặt hệ thống tưới cho cà phê. Hiện đã có 17 hộ dân áp dụng thí điểm, được lắp ráp các thiết bị tưới thông minh như đồng hồ bấm giờ, đồng hồ đo lưu lượng nước tưới, trạm đo khí hậu...
Ông Nguyễn Viết Hợi (ngụ thôn Tầm Xá, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà) cho biết, tưới tiết kiệm giống như "mưa dầm thấm lâu", lượng nước tưới không ồ ạt mà được thấm dần vào đất, tập trung tại gốc cà phê, cung cấp nước và dinh dưỡng vừa đủ một cách thường xuyên theo nhu cầu sinh trưởng của cây. Việc bón phân hòa tan trong nước tưới cũng sẽ hạn chế thất thoát, giảm công sức lao động.
Cũng là người tiên phong lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, bà Lại Thị Hiền (xã Tân Lâm, huyện Di Linh) cho biết, gia đình bà đã xây bể chứa nước khoảng 10m3 nước cùng hệ thống máy bơm, đồng hồ đo nước và các van chia ra nhiều hướng khác nhau. Một hệ thống ống nước nhỏ được lắp đặt dưới mặt đất khoảng 2 - 5cm thuận lợi cho việc tưới nhỏ giọt.
Bà Hiền phấn khởi nói: "Với mô hình này, lượng nước luôn được kiểm soát, không thừa mà cũng không thiếu, đồng thời giúp nông dân kiểm soát được phân bón, tiết kiệm chi phí và tăng năng suất cây trồng".
Ông Trần Nhật Thi - Phó Chủ tịch UBND huyện Di Linh cho biết, những mô hình tưới tiết kiệm, vừa đủ lượng nước cho từng loại cây trồng rất được khuyến khích tại địa phương. Tuy nhiên, người dân cũng cần thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, sử dụng tiết kiệm nước tại những vùng thiếu nước, áp dụng các biện pháp tưới nhỏ giọt, phun mưa tự động.
Đại diện VnSAT tại Lâm Đồng cho hay, dự án được khởi động từ giữa năm 2015 với tổng nguồn vốn thực hiện khoảng 197 tỷ đồng, triển khai trên 8 huyện, thành phố trọng điểm trồng cà phê của Lâm Đồng. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ 14.700 hộ nông dân áp dụng công nghệ tiên tiến để canh tác bền vững trên diện tích tối thiểu 16.000ha cà phê, đồng thời khuyến khích áp dụng rộng rãi.
Theo Danviet
"Bắt tay" doanh nghiệp làm rau bài bản, bán được giá mơ ước Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân tại Lâm Đồng đã "bắt tay" liên kết sản xuất rau sạch với doanh nghiệp... Nhờ chăm sóc đúng quy trình, rau của bà con đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và được doanh nghiệp thu mua ổn định. Trồng theo tiêu chuẩn, bán giá cao Có mặt tại vườn su...