1 chiếc vỏ cam và 10 công dụng tuyệt vời với sức khỏe ai cũng nên biết
Trong Đông y, vỏ cam được ví như vị thuốc tốt cho dạ dày, tiêu đờm, chữa ho, nôn mửa và giảm tức ngực hiệu quả. Hãy cùng điểm lại những tác dụng tuyệt vời của vỏ cam đối với sức khỏe nhé!
Do tinh dầu trong các loại vỏ cam, quýt có công dụng kháng khuẩn nên bạn có thể cắt nhỏ và phơi sấy khô để tẩy trùng phòng ốc trong nhà và xua muỗi. Vỏ quýt rửa sạch, để khô giúp khử mùi hôi ở tủ lạnh. Nếu bạn cho vào bếp than vài miếng vỏ quýt khô thì mùi than cũng được khử bớt.
Trị lạnh bụng, buồn nôn
Cho hỗn hợp vỏ quýt và gừng tươi vào nước rồi đun sôi, uống khi hỗn hợp này còn nóng có công dụng trị chứng lạnh bụng và buồn nôn.
Trị cảm, phong hàn
Cho vỏ quýt tươi, gừng tươi, đường đỏ nấu sôi nhuyễn thành canh, dùng liên tục cho đến khi khỏi bệnh cảm cúm, phong hàn, ho có đờm, nôn mửa.
Trị đau đầu
Xông mặt bằng hỗn hợp tinh dầu vỏ cam, quýt với nước có tác dụng giảm thiểu những cơn đau đầu khó chịu. Ngoài ra, những món ăn có chế biến thêm vỏ quýt để đề phòng bệnh viêm gan, do thành phần tinh dầu có trong vỏ quýt loại trừ hàm lượng: cholesterol LDL gây hại cho cơ thể.
Hướng dẫn cách xông hơi
Nhỏ vài giọt tinh dầu có trong vỏ quý, cam vào 1 chậu nước sạch rồi ghé sát mặt vào chậu, có thể dùng thêm khăn mặt để trùm kín lên đầu. Tinh dầu sẽ theo hơi nước phả vào mặt một cách trực tiếp, từ đó góp phần nhanh chóng đẩy các độc tố qua lỗ chân lông, làm da săn chắc lại. Khi nước đã nguội, bạn có thể tận dụng chậu nước này để rửa mặt.
Trị viêm tuyến sữa
Video đang HOT
Viêm tuyến sữa thường xuất hiện ở các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú. Để điều trị chứng bệnh này hiệu quả, nên dùng cách sau: Dùng 30g vỏ quýt tươi, 6g cam thảm trộn đều cho nước vào đun sôi, sử dụng hàng ngày( có thể dùng thay cho nước lọc).
Trị chứng hôi miệng
Ngậm 1 lát vỏ quýt tươi nhỏ trong miệng thường xuyên, từ 5 – 10 phút/ lần. Hoặc có thể nhai trực tiếp vỏ quýt tươi sẽ rất hữu hiệu trong trị chứng hôi miệng.
Nâng cao tinh thần, kích thích ngon miệng
Vỏ quýt thái lát mỏng, rửa sạch, phơi khô trộn thêm lá trà xanh( hoặc lá trà đã phơi khô) nấu thành hỗn hợp nước trà thơm ngon, có tác dụng làm cho tinh thần thoải mái và kích thích ngon miệng.
Hương vị tươi mới tỏa ra từ vỏ quýt cộng thêm lá trà xanh nhiều công dụng sẽ giúp tinh thần sảng khoái, không cảm thấy mệt mỏi, hay buồn ngủ.
Giúp ngủ ngon
Dùng nước hãm từ vỏ quýt hoặc vỏ cam còn tươi với nước nấu sôi trong một giờ, đậy nắp kín, sau đó lược sạch và vắt nước phần vỏ để pha vào bồn tắm. Đồng thời vắt thêm tinh dầu từ vỏ còn tươi trộn chung với muối tán mịn cho vào nước tắm. Trước khi đi ngủ khoảng một giờ, hãy ngâm mình trong hỗn hợp trên 15 phút và thực hiện cách ngày một lần.
Trị viêm phế quản mãn tính
Lấy vỏ quýt tươi từ 5 – 15 g, bỏ vào nước lọc rồi đun sôi, gạn lấy nước uống hàng ngày.
Thành phần chất đặc biệt trong vỏ quýt có tác dụng làm dịu mát phế quản, thông khí, có thể làm giảm đáng kể tình trạng viêm loét phế quản, nhanh lành vết viêm nhiễm.
Trị ho
Dùng 5g vỏ quýt đã phơi khô, cho thêm 2 cốc nước rồi đun sôi. Khi hỗn hợp này sôi, cho thêm lượng nhỏ gừng tươi và đường đỏ, uống khi còn nóng.
Cũng có thể dùng vỏ quýt tươi, thái nhỏ, có thể dùng đường trắng thay thế bỏ vào đun sôi cũng có tác dụng tiêu đờm và trị ho hiệu quả.
Theo www.phunutoday.vn
Ăn mướp kiểu này còn tốt hơn uống nghìn viên thuốc bổ
Mướp là một loại quả rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh.
Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can tức phong, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch.
Mướp già đốt tồn tính, dùng làm thuốc có thể khử phong, hóa đờm, lương huyết, giải độc, sát khuẩn, thông kinh lạc, thông sữa. Theo Lục xuyên bản thảo mướp sinh cân chỉ khát, giải nhiệt trừ phiền, làm nhuận da, trị chứng khát bệnh nhiệt, trị thân nhiệt phiền táo.
Quả mướp không những có khả năng chống viêm, chống các nếp nhăn và làm đẹp dung nhan, mà còn có tác dụng hỗ trợ trong điều trị các chứng đau họng, ho, hen xuyễn, viêm tuyến má, ho bách nhật, đau răng, đau lưng, đậu không bay, tắc sữa, đau bụng kinh, kinh nguyệt quá nhiều, viêm bàng quang.
Phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều nên ăn mướp xào với tôm (cả vỏ). Món ăn này vừa trị bệnh, vừa khoẻ người, làm đẹp da.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Thông sữa, lợi sữa
Dùng 1 quả mướp tươi, 10g muối ăn, nấu sôi với 1 lít nước, cho sản phụ uống đến khi sữa ra nhiều. Có thể nấu mướp với chân giò lợn để ăn với cơm hàng ngày. Ăn liền 5 ngày.
Chữa ho, hen kéo dài
Lá mướp hương 15 g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml.
Chữa sốt cao, đau đầu
Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 - 10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2 - 3 lần trong ngày.
Một số món ngon, đơn giản, tốt cho sức khỏe từ mướp:
Công thức 1: Canh mướp nấu lạc
Nguyên liệu:
2 quả mướp to vừa1 lạng lạcNước mắm, gia vị.Cách làm:
Cho lạc vào nồi, đổ nước ngập, đun sôi. Khi nước vừa sôi, đổ lạc ra ngay, bỏ vỏ đỏ, cho lạc vào cối giã.Gọt vỏ và cắt mướp, thái vát.Đổ lạc đã giã vào nồi, cho thêm 1 lít nước, cùng nước mắm và gia vị, đun sôi khoảng 5 phút, đổ mướp vào đun cho tới khi mướp chín.Công thức 2: Mướp xào nấm giòn ngọt
Nguyên liệu:
1 quả mướp hương hay mướp khía200g nấm, có thể dùng nấm rơm hay nấm thủy tiêMuối, hành lá, rau mùi, nước mắm, hạt nêm.Cách làm:
Nấm rửa sạch, cắt bỏ bớt chân, ngâm nấm vào âu nước muối pha loãng khoảng 10 phút, sau đó vớt ra rửa lại cho thật sạch.Dùng dao thái nấm thành từng lát mỏng vừa ăn.Mướp gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái lát vừa ăn.Đun nóng một ít dầu ăn ở nồi, phi hành khô thơm, cho nấm vào xào chín, nêm vào nấm một ít muối, xào khoảng 7-10 phút.Cho mướp vào xào cùng, nêm gia vị vừa ăn, xào đến khi mướp chín.Tắt bếp, thêm hành lá, rau mùi thái nhỏ vào, múc ra đĩa dùng làm món xào ăn với cơm.Theo phunugiadinh
Sữa đậu nành dù bổ, nhưng 9 đối tượng này không nên uống vì không tốt cho sức khỏe Đậu nành là một loại thực phẩm thiên nhiên, có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên, không phải ai cũng nên sử dụng thường xuyên loại đồ uống này. Đậu nành là một loại thực phẩm thiên nhiên, có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon, dễ uống, dễ hấp thu. Ngoài tác dụng thanh phế, tiêu đờm nó còn...